Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, các tỉnh có điều kiện tương đồng nhau có thể nghiên cứu sáp nhập, hợp nhất cho phù hợp.
Tại Kết luận số 126-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thông tin về định hướng sắp xếp sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo tìm hiểu của PV Lao Động, hiện chưa có tiêu chí cụ thể để thực hiện sáp nhập các tỉnh thành, song theo Nghị quyết 1211/2016 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rõ tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.
Quy mô dân số của tỉnh miền núi, vùng cao từ 900.000 người trở lên; các tỉnh khác có quy mô dân số từ 1,4 triệu người trở lên. Về diện tích tự nhiên, tỉnh miền núi, vùng cao từ 8.000km2 trở lên, và các tỉnh thuộc vùng miền khác có diện tích phải từ 5.000km2 trở lên.
Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh, theo nghị quyết, phải từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất một thành phố hoặc một thị xã.
Năm 2021, Bộ Nội vụ được giao xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016, đã có 20 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất ở Việt Nam, không đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.
Thống kê mới nhất của Lao Động cho thấy nhiều tỉnh không đáp ứng tiêu chí của đơn vị hành chính cấp tỉnh theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi không đáp ứng về quy mô dân số và diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện; hoặc không đáp ứng ba tiêu chí trên.
Đối với các tỉnh thành miền núi, có 8 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số là: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Đắk Nông, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình.
Đối với các tỉnh thành khác, có 13 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số là: Quảng Trị, Hậu Giang, Hà Nam, Bạc Liêu, Ninh Bình, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hưng Yên, Bến Tre.
Ngoài ra, một số tỉnh không đáp ứng yêu cầu về số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là từ 9 đơn vị trở lên, như: Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Quảng Bình, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long...
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ - cho rằng, nếu nghiên cứu sáp nhập các tỉnh liền kề nhau sẽ phải xem xét các tiêu chí về dân số và diện tích theo quy định.
Sau đó, mới xem xét tới các yếu tố khác như truyền thống văn hóa, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán,… như đã từng làm khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập các huyện.
"Tỉnh khác với huyện, xã ở chỗ là tỉnh còn nằm trong các vùng kinh tế. Các tỉnh có điều kiện tương đồng nhau về điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai... có thể hỗ trợ phát huy thế mạnh của nhau thì nên nghiên cứu, tính toán để hợp nhất cho phù hợp" - ông Dĩnh nêu quan điểm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, việc nghiên cứu sáp nhập cấp tỉnh phải làm đồng bộ, tiến hành ngay, vì nếu tiến hành bỏ cấp huyện thì phải đồng thời làm luôn ở cấp tỉnh nếu không sẽ không tương ứng, không thống nhất, đồng bộ.
Tin 20h ngày 23.2: Các tỉnh miền núi phía Bắc có thể thuộc diện sáp nhập ; Không khí lạnh tiếp tục gây thời tiết xấu...
Ngày 23/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn có kết luận về kiểm tra hiện trường dự án đầu tư, xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ ở khu bay thuộc giai đoạn 1 dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Theo đó, qua khảo sát của ngành chức năng tỉnh Bình Định, dự án ảnh hưởng đến khoảng 422 hộ dân, 6 tổ chức với 87,5ha đất cần thu hồi; gần 1.000 ngôi mộ di dời. UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Bộ Quốc...
TP - Suốt gần 50 qua, 32 hộ dân ở xóm Gò Tây (thôn Xuân An, xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) phải đi “nhờ” vì không có đường đi. Mỗi khi có người đau ốm, người nhà phải khiêng võng đi ra đoạn đường hơn 500m để lên xe cấp cứu…
Nhiều người trong chúng ta không ít lần đọc, viết sai chính tả Tiếng Việt hoặc loay hoay không biết từ nào mới đúng chính tả. Rỉa dói - rỉa rói, là một trong số cụm từ như vậy. Từ này mang ý nghĩa chỉ trích, châm chọc, hoặc phê bình một cách khó chịu, thường là về những việc nhỏ nhặt, làm cho đối phương phải đau khổ, day dứt. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box bình luận bên dưới. Đáp án câu hỏi trước: 'Thúc dục' hay...
TP - Cuối tháng 2, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp và môn thi thứ 3 trong kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 - 2026. Năm đầu tiên học sinh tốt nghiệp THCS dự thi tuyển sinh lớp 10 theo chương trình mới nên học sinh, phụ huynh đều hoang mang.
Theo Quyết định 26-QĐ/ĐU ngày 19/2/2025 của Đảng ủy Chính phủ, đồng chí Nguyễn Hồng Diên được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025
Trong nhiệm kỳ này, Thành ủy TP HCM đã thay đổi ba phó bí thư và lãnh đạo các ban, trong khi khối chính quyền đã hai lần thay đổi Chủ tịch UBND thành phố, lập 7 sở mới.
Các quan chức Mỹ tiết lộ, lực lượng Houthi ở Yemen lần đầu tiên tấn công máy bay chiến đấu F-16 bằng tên lửa đất đối không.
Tuyến quốc lộ 15A đoạn qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2025 đến nay xảy ra 5 vụ tai nạn khiến 4 người tử vong.