Có tâm lý sợ trách nhiệm khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

10:10 30/10/2023

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ trong khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.

Giải ngân chậm, là vấn đề rất đáng quan tâm

Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng 30.10, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia.

Theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (các chương trình mục tiêu), có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp.

Đoàn giám sát đã thành lập, phân công tổ giúp việc, các tổ, đoàn công tác, tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình.

Về chương trình nông thôn mới, được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28.7.2021, có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương phân bổ chậm, tỉ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo.

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến ngày 30.6.2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Việc huy động nguồn lực người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới hạn chế, chủ yếu là từ góp công lao động và hiến đất làm đường.

Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Về chương trình giảm nghèo được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỉ đồng. Có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Việc phân bổ ngân sách Trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc; không được bố trí nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ thực hiện giảm nghèo như chương trình dân tộc thiểu số và miền núi.

Giải ngân vốn ngân sách Trung ương năm 2022 (đến ngày 31.1.2023) đạt 35,63% kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch...

Toàn cảnh phiên họp sáng 30.10. Ảnh: Phạm Đông

Về chương trình dân tộc thiểu số được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19.6.2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỉ đồng. Chương trình gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Tuy nhiên, việc phân bổ vốn Trung ương chậm, dẫn đến đối tượng thực hiện của một số chính sách, ở một số địa phương có sự thay đổi, không còn phù hợp. Việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, cá nhân và đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn, đạt kết quả thấp so với các năm trước.

Nhiều tỉnh nghèo, ngân sách phụ thuộc vào Trung ương bố trí vốn đối ứng đạt thấp. Kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến tháng 6.2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn.

Giải ngân vốn sự nghiệp là vấn đề rất đáng quan tâm, năm 2022 giải ngân đạt 5,2%, năm 2023 (đến ngày 30.6) giải ngân được 3,9% kế hoạch năm. Do đó, chương trình khó có thể hoàn thành mục tiêu giải ngân đến hết năm 2025.

Năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế khi thực hiện

Theo đoàn giám sát, đây là lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều yêu cầu về đổi mới cơ chế quản lý, nội dung tiếp cận xây dựng chính sách nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Việc Trung ương chưa cụ thể hóa được cơ chế đặc thù, mất nhiều thời gian để ban hành văn bản hướng dẫn đã làm chậm tiến độ thực hiện các chương trình.

Bên cạnh đó, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đặc biệt, theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm
Hà Giang có tân Giám đốc Sở Công thương

Hà Giang có tân Giám đốc Sở Công thương

06:10 12/08/2023

Chiều 11/8, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức công bố quyết định về việc bổ nhiệm lãnh đạo Sở Công thương.

Nước lũ rút để lại cánh đồng hoa xơ xác, nhiều nông dân trắng tay

Nước lũ rút để lại cánh đồng hoa xơ xác, nhiều nông dân trắng tay

15:10 19/09/2024

Nước lũ rút đi để lại những cánh đồng bạc trắng vì bùn đất, hàng nghìn cây cảnh héo khô do bị ngâm nước nhiều ngày. Sau cơn bão số 3, nhiều hộ dân ở làng hoa cây cảnh Phụng Công (huyện Văn Giang, Hưng Yên) rơi vào cảnh trắng tay.

Đóng cao tốc bất ngờ tại nút An Phú, đội 6 Cục CSGT nói 'không có cách báo trước'

Đóng cao tốc bất ngờ tại nút An Phú, đội 6 Cục CSGT nói 'không có cách báo trước'

11:00 28/04/2024

Nhiều tài xế bức xúc vì khi chạy vào đường dẫn cao tốc mới biết đóng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây nên trở tay không kịp.

Làm dự án hầm qua sông Hàn cần lưu ý gì?

Làm dự án hầm qua sông Hàn cần lưu ý gì?

13:40 29/07/2024

Sở Giao thông vận tải đang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Khắc phục sụt lún Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ sau phản ánh của Lao Động

Khắc phục sụt lún Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ sau phản ánh của Lao Động

07:00 02/03/2023

Cần Thơ - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng một số hạng mục ở Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ xuống cấp, sụt lún,… Đến...

Thời điểm công khai thông tin của chính quyền địa phương cấp xã

Thời điểm công khai thông tin của chính quyền địa phương cấp xã

23:20 16/09/2023

Bạn đọc Thái Hòa (Nam Định) hỏi: Chính quyền địa phương cấp xã phải công khai thông tin theo quy định của pháp luật. Vậy thời điểm công khai thông tin của chính quyền địa phương cấp xã được quy định như thế nào?

Mang lựu đạn giả đi cướp ngân hàng để chơi game, trả nợ

Mang lựu đạn giả đi cướp ngân hàng để chơi game, trả nợ

18:20 29/06/2024

Sau khi dùng dao nhọn, lựu đạn giả vào cướp ngân hàng ở Nghệ An được 46 triệu đồng, nghi phạm dùng số tiền này để trả nợ, chơi game.

Xét xử lưu động 2 kẻ cướp ngân hàng ở Đà Nẵng với 3 tội danh

Xét xử lưu động 2 kẻ cướp ngân hàng ở Đà Nẵng với 3 tội danh

12:20 26/12/2023

Vụ án sẽ ược đưa ra xét xử tại Trung tâm văn hóa quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) vào ngày 28-12.

Vụ giả mạo văn bản của tỉnh Gia Lai, doanh nghiệp viết thư xin lỗi

Vụ giả mạo văn bản của tỉnh Gia Lai, doanh nghiệp viết thư xin lỗi

12:20 16/01/2024

UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, quyết định giao đất trồng rừng cho Công ty TNHH Nông nghiệp Thiên Phú Gia Lai, lan truyền trên mạng không do UBND tỉnh...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới