Bộ Ngoại giao xác nhận một số trường hợp là công dân Việt Nam trong số hàng trăm người di cư đang 'mắc kẹt', đồng thời khuyến cáo công dân di cư an toàn.
Ngày 5-9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhận được câu hỏi về thông tin có người Việt trong số 666 người di cư đang "mắc kẹt" tại sân bay Guarulhos ở Sao Paulo (Brazil).
Trước đó, Tuổi Trẻ Online đã gửi câu hỏi, đề nghị Bộ Ngoại giao cung cấp thêm thông tin xác minh và các biện pháp bảo hộ công dân nếu có, cùng các khuyến cáo để công dân di cư quốc tế an toàn.
Phản hồi vấn đề này tại họp báo, bà Hằng cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil xác định có một số trường hợp là công dân Việt Nam.
Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại để theo sát tình hình, triển khai biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Nhân đây, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, phòng chống di cư trái phép, buôn bán người, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người di cư.
Để phòng ngừa di cư qua các kênh không chính thức, thiếu an toàn và tình trạng lợi dụng các tuyến đường di cư, thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã đẩy mạnh truyền thông về những kênh di cư hợp pháp, an toàn, khuyến cáo công dân về những rủi ro, nguy cơ của các kênh di cư không chính thức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, ban hành kèm theo quyết định ngày 20/3/2022 của Thủ tướng đồng thời hợp tác chặt chẽ với các nước liên quan, nhằm tạo lập và duy trì môi trường di cư an toàn, minh bạch, vì quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư.
"Công dân cần tìm hiểu kỹ về quy định, chính sách pháp luật của nước đến, nước quá cảnh, tuân thủ pháp luật của Việt Nam và của nước ngoài", bà Hằng nói thêm.
Ngày 23-8, Hãng tin Reuters đưa tin ít nhất 666 người di cư, trong đó có người Việt Nam, Ấn Độ và Nepal đã bị mắc kẹt tại sân bay ở Sao Paulo của Brazil suốt nhiều tuần liền.
Những người này không có visa vào Brazil và được cho là đến Brazil như một điểm trung gian để đến Bắc Mỹ.
Brazil vừa triển khai quy định mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26-8. Trong đó, ngoại trừ công dân các nước được miễn visa, công dân tất cả các nước còn lại phải xin visa để được vào Brazil, kể cả đi qua quốc gia này.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.
Quân đội Ukraine tuyên bố khai hỏa tên lửa nhằm vào khẩu đội Iskander tại tỉnh Bryansk của Nga, khẳng định đã phá hủy một bệ phóng.
Gian văn hóa Việt Nam không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam mà còn tăng cường giao lưu, hiểu biết giữa Việt Nam với người dân Mông Cổ và bạn bè quốc tế.
Ngày 13/6, ông Zandanshatar Gombojav được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Mông Cổ theo đề xuất của đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Theo kết quả chính thức gần hoàn chỉnh, đảng Liên minh Dân chủ (AD) theo đường lối trung hữu cầm quyền tại Bồ Đào Nha đã giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày 18/5.