Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về việc chèn giờ dạy thêm, dạy liên kết vào tiết buổi chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các địa phương trên cả nước tiến hành rà soát, đánh giá lại việc dạy liên kết trong các nhà trường. Báo Lao Động giới thiệu bài viết của thầy Phạm Văn Công - Trường tiểu học & THCS Minh Khai, Hưng Hà, Thái Bình đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.
Thế nào gọi là dạy thêm?
Có thể hiểu dạy thêm là việc giáo viên dạy các nội dung không được quy định trong chương trình học cho học sinh và có thu tiền. Hình thức học thêm có thể diễn ra tại các nhà trường hoặc ngoài các trường, tại nhà giáo viên, tại các trung tâm...
Như vậy có thể thấy việc đưa các mô hình “liên kết” vào các trường công lập hiện nay chính là một hình thức dạy thêm. Các nhà trường được phép hợp đồng với các trung tâm để các giáo viên dạy thêm trong chính trường của mình vì các trung tâm đã được cấp phép. Nếu giáo viên được cấp phép thì vẫn có thể được dạy thêm như các trung tâm.
Những bất cập khi thực hiện dạy liên kết
Trước tiên phải nói về giá cả, đương nhiên khi thực hiện dạy liên kết thì giá các tiết dạy sẽ phải tăng lên gấp nhiều lần vì còn phải trả phí cho các trung tâm. Nhiều trường khi tổ chức thực hiện dạy các môn tự chọn như Tin học, Ngoại ngữ... với 2 tiết/tuần = 8 tiết/tháng thì chỉ thu của phụ huynh học sinh 20.000 đồng/tháng, tương đương 2.500 đồng/tiết. Còn nếu thực hiện liên kết thì trường thu ít nhất cũng 50.000 đồng/tháng, dạy 1 tiết/tuần = 4 tiết/tháng, tương đương 12.500 đồng/tiết (gấp 5 lần), hoặc dạy Tiếng Anh liên kết với người nước ngoài thì lên đến 130.000 đồng/tháng, dạy 1 tiết/tuần = 4 tiết/tháng, tương đương 32.500 đồng/tiết (gấp 13 lần).
Như vậy có thể thấy khi các trường dạy liên kết thì phụ huynh phải tốn một số tiền học phí tương đối lớn so với các hình thức các trường tự thực hiện.
Về thời khoá biểu, nếu xếp các tiết liên kết chèn vào các tiết dạy chính khoá là hoàn toàn sai quy định, vì chương trình giáo dục phổ thông hiện nay quy định rất rõ, học sinh được học 2 buổi/ngày, mỗi ngày 7 tiết. Không những thế, nếu xếp chèn các môn liên kết vào tiết chính khoá thì sẽ rất khó thực hiện vì những học sinh không đăng kí học lẽ ra phải được ngồi lại chính lớp học của mình, thì có thể phải ra ngoài.
Về việc các trung tâm sử dụng chính giáo viên trong trường tham gia giảng dạy các tiết liên kết, có thể thấy giáo viên đang mất dần uy tín trong chuyên môn. Tại sao giáo viên không thể tự thực hiện dạy mà phải thông qua trung tâm, phải dùng giáo án của trung tâm biên soạn?
Đã có trường nào dám thử khi cho phụ huynh đăng kí cho con tham gia các tiết liên kết bằng cách bỏ phiếu kín (không cho giáo viên và nhà trường biết con mình tham gia hay không) chưa? Chỉ có bằng cách này mới thấy được uy tín của mô hình liên kết trong các trường hiện nay.
Vậy có nên tồn tại các mô hình dạy “liên kết” trong các trường công lập hiện nay?
Với những gì phân tích trên, có thể chắc chắn rằng không nên tồn tại các mô hình dạy liên kết trong các trường công lập.
Vậy làm thế nào để các gia đình có điều kiện, các học sinh vẫn ham muốn học các tiết liên kết, đặc biệt là chương trình học Tiếng Anh với người nước ngoài hiện nay? Các nhà trường và các trung tâm có thể tham khảo hai hình thức dưới đây:
Hình thức thứ nhất: Vẫn để các trung tâm dạy tại trường và cho học sinh tự nguyện đăng kí bằng cách bỏ phiếu kín (để tránh gây áp lực theo kiểu tự nguyện bắt buộc). Căn cứ vào số lượng học sinh tham gia đăng kí, nhà trường sẽ phân lớp, không để học sinh không đăng kí học chung với học sinh đăng kí.
Với cách làm này, các trường nên chọn các hình thức tham gia môn tự chọn để học sinh không đăng kí học liên kết sẽ đăng kí học tại trường với giá 2.500 đồng/tiết. Vì hiện nay, nhiều trường cho học sinh chỉ học đến 15h30, nếu tan học lúc đó thì phụ huynh vẫn phải nộp thêm tiền đón chậm khi phải nhờ giáo viên trông thêm tiết 4 mỗi buổi chiều.
Thay vào đó, các trường nên cho học sinh đăng kí học các tiết kĩ năng sống theo sách của Bộ GDĐT ban hành giống như chương trình 2006 hay Sách giáo dục STEM của Bộ GDĐT hiện nay.
Hình thức thứ hai: Các trung tâm có thể dạy bên ngoài nhà trường (hoặc có thể trong trường, nếu có đủ cơ sở vật chất) và nhờ các nhà trường tuyên truyền học sinh tham gia đăng kí học. Với cách làm này, học sinh có thể lựa chọn các gói học mà không phân biệt trình độ.
Các trung tâm trên cơ sở đó phân lớp với gói giá dịch vụ khác nhau. Các phụ huynh nhà có điều kiện, các học sinh có khả năng học tập sẽ rất thích mô hình này. Quan trọng vẫn là chất lượng. Làm được điều đó sẽ giúp phụ huynh xua tan những mặc cảm về mô hình “liên kết” trong các trường hiện nay và uy tín của các trung tâm sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
Trường đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (mã trường: BVU) đạt chuẩn quốc tế 4 Sao QS Stars - Anh Quốc và đạt chuẩn kiểm định quốc gia, tọa lạc tại thành phố biển Vũng Tàu xinh đẹp, môi trường sống, học tập, trải nghiệm lý tưởng, an toàn.
Sáng 9.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Kon Tum cho biết, đang tiếp nhận, xác minh làm rõ vụ việc thi thể một nam...
TPHCM - Gần hết thời gian nhận hồ sơ tuyển bổ sung vào lớp 10 TPHCM nhưng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chưa nhận được hồ sơ đăng ký xét...
Bác sỹ tại Bệnh viện tỉnh Herat (Afghanistan) cho biết đã tiếp nhận 93 người bị thương, trong đó một người đã tử vong, sau trận động đất xảy ra ở miền Tây nước này sáng 15/10.
Hà Nội - Chỉ riêng tại quận Đống Đa đang thiếu tới 4 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết cứ mỗi 10 phút có 1 trẻ em bị giết chết ở Gaza, trong khi hệ thống y tế khu vực đã 'gục ngã'.
Năm 2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) dành phần lớn chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, tương tự các năm trước.
Theo nhận định của luật sư, việc cảnh sát giao thông chặn xe tại một thời điểm nhất định để phối hợp chuyên án là đúng theo quy định của Bộ Công an.
TP Hồ Chí Minh - Một nam sinh trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Quận 11) bị bạn đánh nhập viện , phải bỏ lỡ thi học kì.