Có một tiểu đoàn về tiếp quản thủ đô, ai cũng mang theo... chổi

17:00 04/10/2023

214 người trong Tiểu đoàn Bình Ca trở về tiếp quản Hà Nội từ tay quân đội Pháp ngày 8-10-1954 mỗi người đều mang theo một cái chổi, vì sao?

Các đội hành chính tiến vào Hà Nội để tiến hành kiểm kê vào đầu tháng 10-1954 - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Trong trưng bày Sông Hồng cuộn sóng tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc ngày 4-10, người xem có thể bắt gặp một thông tin thú vị: 214 người lính trong Tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô Hà Nội ngày 8-10-1954, mỗi người đều mang theo một chiếc…chổi .

Ông Dương Niết là một chiến sĩ trong tiểu đội ấy, nay đã 90 tuổi, cũng có mặt tại buổi khai mạc trưng bày Sông Hồng cuộn sóng kỷ niệm 69 năm ngày giải phóng thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2023).

Ông Dương Niết - nguyên phó giám đốc Học viện Phòng không không quân, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do tiểu đội của ông mỗi người đều được lệnh mang theo một cây chổi.

Ông Dương Niết chia sẻ với Tuổi Trẻ Online lý do tiểu đoàn Bình Ca về tiếp quản thủ đô ai cũng mang theo... chổi - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Dương Niết cho biết cũng chỉ có mình tiểu đoàn ông là được lệnh làm như vậy. Bởi lẽ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô là đơn vị về thủ đô sớm, tiếp quản các vị trí trọng yếu từ quân đội Pháp ngày 8-10, chuẩn bị có các đoàn quân cùng tiến về Hà Nội ngày 10-10.

TIN LIÊN QUAN
  • Người ghi ký ức ngày tiếp quản Thủ đô bằng ảnh

Tuy là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta, nhưng khi Tiểu đoàn Bình ca về tiếp quản thủ đô đã phải đóng giả là cảnh vệ thành vì quân Pháp yêu cầu lực lượng tiếp quản không phải là bộ đội chính quy, không được mang theo vũ khí, không đeo huy hiệu chiến sĩ Điện Biên.

214 người của Tiểu đoàn Bình Ca mang theo những vật dụng sinh hoạt thiết yếu như chăn màn, dây mắc màn, giấy vệ sinh và một chiếc chổi.

Lý do bởi thời điểm chuyển giao, cấp trên tính toán các công ty vệ sinh của chính quyền cũ không còn hoạt động, đường phố sẽ lộn xộn mất vệ sinh nên những người về tiếp quản phải mang theo chổi để quét dọn.

Ông Dương Niết (ngồi) cùng các đồng chí của mình tham gia tiếp quản thủ đô - Ảnh chụp lại trong trưng bày

Ông Niết cho biết các điểm quân Pháp đóng và đang rút đi để quân ta về tiếp quản rất bừa bộn, các ông phải quét dọn, nhưng đường phố lại sạch sẽ gọn gàng vì người dân đã dọn dẹp, trang hoàng chuẩn bị đón đoàn quân giải phóng.

16h ngày 9-10-1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên; quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Nhiều vị trí quan trọng được các chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca tiếp quản an toàn như: Dinh Quốc trưởng (nay là Phủ Chủ tịch), Tòa án Hà Nội (nay là Tòa án nhân dân tối cao), Nha Cảnh sát Bắc Việt (nay là trụ sở Công an TP Hà Nội), Nhà tù Hỏa Lò (nay là Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò)...

Lực lượng tiếp quản đã đảm bảo tính mạng, giữ vững cơ sở vật chất, phối hợp với các đoàn thể vận động nhân dân Hà thành chuẩn bị cho ngày giải phóng.

Tiểu đoàn Bình Ca trên cầu Đuống về tiếp quản 35 vị trí trọng yếu ở Hà Nội ngày 8-10-1954 - Ảnh chụp lại từ trưng bày

Các chị, các mẹ thức thâu đêm để cắt, may, khâu những lá cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu. Thanh niên nam, nữ hăng hái dựng cổng chào, giăng đèn kết hoa trên các đường phố. Tất cả đã sẵn sàng cho ngày về chiến thắng.

  • Sống lại thời khắc lịch sử ngày tiếp quản Thủ đô

  • Ngắm Hà Nội đẹp tươi ngày giải phóng thủ đô trong tranh của nhiều danh họa

Sáng 10-10-1954, lệnh giới nghiêm vừa kết thúc, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Hai mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức đón mừng đoàn quân thắng trận. Cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu giăng khắp đường phố. Cả Hà Nội hân hoan trong niềm vui giải phóng.

Câu chuyện về ngày trở về giải phóng thủ đô của bộ đội ta cũng được kể sinh động tại trưng bày Sông Hồng cuộn sóng, qua những hình ảnh, thông tin sự kiện lịch sử cũng như lời kể của các nhân chứng.

Ngoài ra trưng bày còn mang đến cho người xem những câu chuyện xúc động về 9 năm trường kỳ kháng chiến của nhân dân, học sinh Hà Nội, những cán bộ, chiến sĩ bị tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò…

Trưng bày kéo dài đến ngày 30-12.

Có thể bạn quan tâm
Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

Hầu đồng và chuyện cởi trói cho “trình diễn di sản”

08:30 21/08/2023

Ý kiến của Cục Di sản văn hóa về vụ việc tổ chức biểu diễn hầu đồng và trình diễn khăn áo giá đồng ở hội thảo khoa học do...

Vợ bạo lực gia đình chồng nơi công cộng, chồng nhẫn nhịn hứng chịu

Vợ bạo lực gia đình chồng nơi công cộng, chồng nhẫn nhịn hứng chịu

10:00 11/05/2023

Một đoạn video ghi lại cảnh xung đột của một cặp vợ chồng trên đường phố đã thu hút sự chú ý, bình luận sôi nổi của cộng đồng mạng Nhật Bản và Trung Quốc. Được biết, đoạn video được ghi lại vào tối 15/4 tại Shinjuku, một trong những quận đông đúc nhất của Tokyo (Nhật Bản), South China Morning Post đưa tin. Kiến ThứcVợ bạo lực gia đình chồng nơi công cộng, chồng nhẫn nhịn hứng chịu1 Vợ bạo hành chồng giữa đường phố Tokyo. Theo đó, một người phụ...

Cấm hát karaoke ở rừng dừa thuộc Hội An

Cấm hát karaoke ở rừng dừa thuộc Hội An

16:00 20/11/2023

Xã Cẩm Thanh, TP Hội An, cấm hát karaoke phục vụ du khách tham quan tại khu rừng dừa để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn.

Bé gái bị rối loạn nhân cách tự hủy hoại

Bé gái bị rối loạn nhân cách tự hủy hoại

20:30 18/03/2024

Bé gái 14 tuổi nhiều lần tự làm tổn thương bản thân bằng cách lấy dao rạch vào tay, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn nhân cách có hành vi tự hủy hoại.

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh

01:00 24/06/2024

Bà xã cầu thủ Đoàn Văn Hậu xác định những vết rạn khi mang bầu sẽ đi theo cơ thể suốt đời nên vui vẻ đón nhận.

Dân số Việt Nam 100,3 triệu người

Dân số Việt Nam 100,3 triệu người

08:40 30/12/2023

Đến hết năm 2023, Việt Nam đạt 100,3 triệu người, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh, tuổi thọ trung bình tăng.

An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

17:00 21/02/2023

An Giang - Công nhận thêm “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam', An Giang có 5 Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nỗi lòng của phụ huynh có con mang thai tuổi đi học

Nỗi lòng của phụ huynh có con mang thai tuổi đi học

07:30 03/05/2024

Khi con gái đang là sinh viên năm nhất một trường đại học có tiếng ở Hà Nội thông báo có thai, chị Minh Anh, 45 tuổi, khóc suốt, bỏ ăn ba ngày liền.

Phụ nữ trẻ Hàn Quốc không muốn có con cái

Phụ nữ trẻ Hàn Quốc không muốn có con cái

05:30 27/02/2023

Theo kết quả khảo sát mới của Hiệp hội nghiên cứu an sinh xã hội Hàn Quốc, chỉ có 4% phụ nữ độc thân ở độ tuổi 20 và đầu độ tuổi 30 tại Hàn Quốc cho rằng việc kết hôn và sinh con là cần thiết.

Co loi xay ra
Co loi xay ra