Có 'khai tử' tuyến buýt BRT ở Hà Nội?

07:00 21/11/2023

TP - Để tập trung cho phát triển vận tải hành khách công cộng nhằm đạt được mục tiêu phục vụ 40 - 60% nhu cầu đi lại của người dân, cùng với 10 tuyến đã có quy hoạch và đang thực hiện, UBND thành phố Hà Nội có phương án làm thêm 6 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có một tuyến sẽ thay thế buýt nhanh BRT qua trục đường Lê Văn Lương (tuyến số 01 BRT Kim Mã - Hà Đông).

Tiền Phong Buýt BRT chạy một đường riêng tại tuyến Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã (Hà Nội). Ảnh: Như Ý 1
Buýt BRT chạy một đường riêng tại tuyến Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã (Hà Nội). Ảnh: Như Ý

Quy hoạch đường sắt đô thị thay BRT

Để hoàn thành dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sau 12 năm thực hiện, UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến 30 quận huyện, thị xã và đại diện 8 tỉnh, thành phố có địa giới giáp ranh với Hà Nội về các mục tiêu phát triển không gian đô thị và hạ tầng giao thông vận tải.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030- 2045, vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đạt được từ 40 đến 60% nhu cầu đi lại của người dân, thành phố Hà Nội đưa ra mục tiêu phát triển các loại hình VTHKCC, trong đó trọng tâm là đường sắt đô thị (đường sắt nội đô).

Đánh giá về khả năng phục vụ của VTHKCC và sau 12 năm thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, loại hình xe buýt vẫn đang đóng vai trò vận chuyển chủ đạo với hơn 120 tuyến buýt (trong đó bao gồm cả tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã - Hà Đông), năng lực đáp ứng được 19% nhu cầu của người dân (so với mục tiêu của quy hoạch là 30 đến 35% nhu cầu).

Với hệ thống đường sắt, theo quy hoạch có 10 tuyến với 413km, nhưng đến nay mới thực hiện 1 đoạn tuyến dài 14 km thuộc tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông (đạt 6,5% yêu cầu); Hệ thống đường sắt monorail (đường sắt đô thị 1 ray) quy hoạch 3 tuyến với chiều dài 44 km, hiện chưa thực hiện được tuyến nào.

Tiền Phong Xe buýt nhanh BRT hoạt động trên trục đường Lê Văn Lương, tuyến Kim Mã đi Hà Đông. Ảnh: Anh Trọng 1

Xe buýt nhanh BRT hoạt động trên trục đường Lê Văn Lương, tuyến Kim Mã đi Hà Đông. Ảnh: Anh Trọng

Từ thực tế trên, đại diện UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến các quận huyện, các tỉnh thành lân cận để dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội trình các cấp. Với mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án, ngoài 10 tuyến đã có quy hoạch, thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng thêm 6 tuyến mới.

Cụ thể, ưu tiên xem xét bổ sung 3 tuyến, gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai; tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm; tuyến chạy dọc theo trục phía Nam kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía Nam với sân bay thứ 2. Tiếp đó, nghiên cứu xem xét bổ sung thêm 3 tuyến mới, gồm tuyến chạy dọc theo Quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); tuyến dọc theo Vành đai 1; tuyến chạy dọc theo đường Vành đai 2.

Do mới dừng ở đề xuất xem xét nghiên cứu nên UBND thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị tư vấn chưa đưa ra quy mô, chi phí đầu tư và hình thức, lộ trình thực hiện.

“Quyết” tương lai cho BRT trong quý IV

Trước việc tuyến buýt BRT có nguy cơ bị “khai tử”, đại diện Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, theo quy hoạch hệ thống xe buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050 sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316 km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố đã thực hiện được 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông với 14 km, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.

Với định hướng phát triển buýt BRT, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, mạng lưới vận tải hành khách công cộng gồm đường sắt đô thị và xe buýt trong đó có buýt BRT vẫn được xác định là trụ cột của VTHKCC.

“Tuy nhiên, thời gian tới, mạng lưới xe buýt cần tiếp tục rà soát, hợp lý hóa mạng lưới tuyến để tăng cường hiệu quả hoạt động, đảm bảo kết nối giữa các loại hình giao thông trong đô thị”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội thông tin.

Riêng đối với sự phát triển của buýt BRT, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội (HPTC) chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng Cty vận tải tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh duy nhất số 01 sau gần 6 năm đi vào hoạt động.

Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm HPTC, tuyến buýt nhanh BRT là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả, trong các năm từ 2017 - 2022, đều đạt sản lượng, doanh thu cao nhất toàn mạng lưới buýt và cần thiết duy trì hoạt động của tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

“Hiện nay, dư luận xã hội vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả và sự phù hợp của loại hình này đối với Hà Nội. Về quan điểm của Sở GTVT Hà Nội, trước mắt cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó kết hợp các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia. Việc tiếp tục tục triển khai loại hình BRT trong thời gian tới sẽ được xem xét đánh giá kỹ lưỡng”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết.

Với tương lai của BRT, đại diện lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, Sở đang khẩn trương triển khai việc rà soát đánh giá tổng thể mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt trong đó có xem xét đánh giá đối với mạng lưới xe buýt nhanh BRT hiện nay. Dự kiến trong Quý IV/2023, Sở GTVT sẽ hoàn thành báo cáo nội dung này với UBND thành phố.

Tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Dự án xây dựng làn đường dành riêng rộng 2,5 mét ở bên trái sát dải phân cách giữa cho xe buýt hoạt động (buýt thường dừng đón, trả khách ở làn phải sát vỉa hè). Tuyến có chiều dài 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá 5,03 tỷ đồng/xe.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, theo đánh giá các chuyên gia, tuy được đầu tư với kinh phí đắt đỏ nhưng sau gần 6 năm vận hành, tuyến BRT chưa đáp ứng được kỳ vọng ở cả ba tiêu chí và đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi buýt chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường. Còn cơ quan chức năng thì cho rằng, buýt BRT hoạt động chưa đạt mục tiêu vì lưu lượng xe cá nhân lớn và cần thêm thời gian để chứng minh thêm năng lực.

Có thể bạn quan tâm
Nhà máy ở Hải Dương gây ô nhiễm, Viglacera Hà Nội bị phạt 335 triệu

Nhà máy ở Hải Dương gây ô nhiễm, Viglacera Hà Nội bị phạt 335 triệu

11:00 16/08/2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản vừa ký, ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội (địa chỉ tại Tầng 15 Toà nhà Viglacera, số 1 đại lộ Thăng Long, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) do ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Kiến ThứcTrụ sở Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội1 Quyết định 1685 ngày 14/8 nêu rõ, Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội đã có các hành vi vi phạm...

Tuyên án 8 người dùng hung khí ép nạn nhân ký giấy nợ rồi cướp tài sản

Tuyên án 8 người dùng hung khí ép nạn nhân ký giấy nợ rồi cướp tài sản

19:00 28/08/2023

Ngày 28.8, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử phúc thẩm nhóm người dùng hung khí (dao, gậy ba khúc và vỏ chai bia) nhiều...

Hà Nội: Trên 32.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Hà Nội: Trên 32.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

22:00 29/05/2023

Hiện nay, Hà Nội có hơn 1,9 triệu trẻ em. Trong đó, hơn 14.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và trên 32.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương, cần sự chăm lo của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Bangladesh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Bangladesh

09:20 23/09/2023

Chiều 22/9, tại thủ đô Dhaka, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn Doreen, Monem, Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm Bangladesh (BAPI) và lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Bangladesh (ATAB)...

11 máy bay không người lái ồ ạt nhắm vào lãnh thổ Nga

11 máy bay không người lái ồ ạt nhắm vào lãnh thổ Nga

15:30 29/09/2023

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này đã bắn hạ 11 máy bay không người lái của Ukraine ở các khu vực Kaluga và Kursk sáng 29/9.

Vụ thai phụ bị chồng bạo hành dã man: Hội LHPN Kiên Giang, Hải Dương vào cuộc

Vụ thai phụ bị chồng bạo hành dã man: Hội LHPN Kiên Giang, Hải Dương vào cuộc

20:30 18/05/2023

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kiên Giang có công văn gửi Hội LHPN tỉnh Hải Dương về việc hỗ trợ, bảo vệ thai phụ bị bạo hành trong thời gian giải quyết vụ việc ở Hải Dương.

Người thợ điện nỗ lực vượt khó, gặt hái nhiều thành công

Người thợ điện nỗ lực vượt khó, gặt hái nhiều thành công

12:30 27/02/2023

Mặc dù hoạt động tại địa bàn chủ yếu là rừng núi trải dài, đường xá đi lại khó khăn, nhưng trên cương vị Đội trưởng Đội Kinh doanh dịch...

Tin mới vụ định giá 'đất vàng' ở Buôn Ma Thuột làm thất thu hơn 2,5 tỷ đồng

Tin mới vụ định giá 'đất vàng' ở Buôn Ma Thuột làm thất thu hơn 2,5 tỷ đồng

06:20 11/07/2023

UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao các đơn vị liên quan truy thu hơn 2,5 tỷ đồng tiền chênh lệch khi giao “đất vàng” cho 6 hộ dân TP Buôn Ma Thuột.

Nhiều ca mắc COVID nặng, trưng dụng 1 bệnh viện

Nhiều ca mắc COVID nặng, trưng dụng 1 bệnh viện

07:00 05/05/2023

TP - Tại TPHCM hiện nay, các ca mắc COVID-19 trở nặng gia tăng, trong khi ở Bình Dương đã ghi nhận hai ca tử vong.

Co loi xay ra
Co loi xay ra