Cô Nguyễn Thị Minh Hiển (27 tuổi, giáo viên Trường THPT Tây Trà, Quảng Ngãi) chuẩn bị lên đường du học thạc sĩ giáo dục, chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh, với học bổng toàn phần AAS của Chính phủ Úc.
Năm 2023, khi được phân công về giảng dạy tại Trường THPT Tây Trà - nơi có nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, cô Hiển kể cô thấm thía khoảng cách giáo dục giữa thành thị và vùng sâu vùng xa. Mong muốn thu hẹp khoảng cách ấy, cô Hiển quyết định tìm kiếm cơ hội du học.
Với quyết tâm đó, dù ở miền núi cô vẫn tích cực nghiên cứu khoa học và tham gia các hội thảo quốc tế. Từ kinh nghiệm của mình, cô Hiển viết về ứng dụng Internet trong học tiếng Anh ở Trường THPT Tây Trà (Students Perceptions of Using Internet Applications for English Learning at Tay Tra High School) đã được đăng trong kỷ yếu Hội thảo quốc tế VietTESOL 2022.
Mới đây, với chủ đề ứng dụng AI trong giảng dạy kỹ năng đọc, cô trở thành diễn giả trẻ tại Hội thảo TESOL Elevate 2024 do Đại sứ quán Mỹ tổ chức.
Chia sẻ về hành trình ứng tuyển học bổng, cô Hiển cho biết đây là một hành trình dài và gian nan, cô phải cân bằng giữa việc dạy và tham gia các hội thảo, các hoạt động nghiên cứu và xã hội liên quan đến chuyên môn...
Hai lần trượt học bổng Fulbright (Mỹ) và Chevening (Anh) khiến cô chìm vào thất vọng và tự trách bản thân liệu đã đi đúng hướng hay chưa. Tuy nhiên không bỏ cuộc, sau đó cô đã tự ứng tuyển học bổng Chính phủ Úc. Lần này, với kinh nghiệm đã có và sức khỏe đảm bảo, cô đã thể hiện tốt tại buổi phỏng vấn.
Theo cô Hiển, để có cơ hội cạnh tranh học bổng chính phủ toàn phần, bản thân cô đã duy trì điểm GPA cao ngay từ đại học, tham gia nghiên cứu khoa học, cuộc thi học thuật và hoạt động xã hội liên quan đến ngành học...
"Tôi hy vọng hành trình của mình có thể truyền động lực giúp các bạn trẻ còn đang loay hoay trên con đường tìm học bổng như mình trước đây có thêm niềm tin và cố gắng để vươn đến những mục tiêu của bản thân" - cô Hiển chia sẻ.
Ở trường cô Hiển dạy đa số là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếng Việt với học sinh là ngôn ngữ thứ hai và phải sử dụng tiếng Việt để dạy tiếng Anh - ngôn ngữ thứ ba - cho các bạn khiến cô gặp không ít khó khăn.
"Điều này đã đặt ra cho tôi nhiều thử thách để vượt qua. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi muốn áp dụng công nghệ trong giáo dục để hỗ trợ các em học sinh người đồng bào tại đây" - cô Hiển chia sẻ.
Năm 2022, với dự án Nhận thức của học sinh về việc sử dụng ứng dụng Internet trong học tiếng Anh tại Trường THPT Tây Trà, cô đã giúp cải thiện đáng kể kết quả học tập của học sinh.
Theo đó, tỉ lệ học sinh đạt loại khá trở lên tăng 17,51%, giảm tỉ lệ học sinh yếu, một em học sinh đạt loại giỏi. Đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên về sử dụng các ứng dụng Internet vào giảng dạy tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn tại Việt Nam.
Đồng thời, cô đã kết nối 12 bạn học sinh người đồng bào đậu đại học, cao đẳng với ông Robert Vos - Việt kiều Canada - để nhận hỗ trợ xin học bổng để khuyến khích các em tới trường. Bởi hoàn cảnh khó khăn, nhiều em không có khả năng đi học, cô tin rằng các em sẽ là nguồn nhân lực để phát triển huyện trong tương lai.
Hồ Su Ra - cựu học sinh trường, hiện đang là sinh viên năm 2 Trường đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) - chia sẻ cô Hiển rất gần gũi, luôn giúp đỡ các bạn học sinh, sinh viên trong mọi hoàn cảnh. Nhiều bạn học sinh rất thích cách cô giảng dễ hiểu và nhiệt tình với học sinh không chỉ trong giờ học mà ngoài giờ cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ.
Nhận xét về cô Minh Hiển, thầy Võ Hồng Trường - hiệu trưởng Trường THPT Tây Trà - cho biết dù mới công tác tại đơn vị được hai năm nhưng cô Hiển luôn nhiệt tình với bộ môn tiếng Anh. Đặc biệt cô luôn sáng tạo và đầu tư rất nhiều vào môn học, nhiều học sinh rất thích thú và có tiến bộ rõ rệt khi học với cô.
"Cô Hiển là một người năng động, nhiệt huyết với nghề, tôi đánh giá rất cao tinh thần của cô Hiển trong việc dạy học. Cô thường xuyên tham gia các hội thảo tiếng Anh cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ngoài ra cô cũng rất gần gũi với các em học sinh", thầy Trường chia sẻ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.