TPO - Dù chỉ còn một cánh tay nhưng suốt 27 năm qua, cô giáo Võ Thị Tuyết vẫn bế ẵm, thủ thỉ với trẻ tự kỷ bằng tất cả tình yêu nghề, yêu trò. Những cống hiến thầm lặng của nữ giáo viên đặc biệt này được ngành giáo dục TPHCM vinh danh trước thềm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Giúp trẻ thay đổi cuộc đời
“Tôi không hề cảm thấy thiệt thòi khi mình là người khuyết tật. Ngược lại, tôi tự hào về những việc mình đã làm, vì công việc này đã giúp trẻ kém may mắn thay đổi cuộc đời”, cô Võ Thị Tuyết, giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (quận 3, TPHCM) xúc động chia sẻ với hàng trăm giáo viên, đại biểu trong lễ trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2023 sáng 17/11.
Nữ giáo viên này là 1 trong 50 nhà giáo được nhận giải thưởng thường niên của ngành giáo dục TPHCM, nhằm tôn vinh những người làm trong ngành giáo dục có nhiều cống hiến. Mỗi cá nhân chỉ được trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản một lần trong quá trình công tác.
Cô Võ Thị Tuyết (ngồi giữa), giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (quận 3, TPHCM) chia sẻ tại buổi lễ |
Cô Võ Thị Tuyết (ngồi giữa), giáo viên Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật (quận 3, TPHCM) chia sẻ tại buổi lễ |
Cô Tuyết kể, cánh tay của mình bị mất trong một lần trúng bom khi nhỏ. Nhờ sự động viên của gia đình, cô cố gắng học tập, làm việc và sau này Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm TPHCM ngành Ngữ văn.
“Một lần, đọc bài báo về cuộc sống khó khăn của trẻ khuyết tật, thâm tâm tôi thôi thúc phải giúp đỡ các em. Năm 1997, tôi xin nghỉ làm và đến Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật quận 3 xin việc và gắn bó từ đó đến nay”, cô Tuyết bày tỏ.
Mỗi ngày cô giáo này đều dậy sớm, rời nhà từ 5h30 để bắt hai chuyến xe buýt từ huyện Hóc Môn đến nơi làm việc. Cô cho biết, bí quyết để thành công khi dạy trẻ đặc biệt là giáo viên không thể hấp tấp hay rập khuôn, yêu cầu trẻ tiến bộ ngay lập tức, mà cần đồng hành với trẻ, làm bạn cùng phụ huynh.
"Trẻ phải yêu cô mới chịu hợp tác với cô. Mục đích cuối cùng của giáo viên là giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cuộc sống bình thường", cô Tuyết bày tỏ.
Các giáo viên nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2023 |
Các giáo viên nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2023 |
Còn với cô giáo Tống Thị Hải Yến, giáo viên Trường Mầm non Hoàng Anh (huyện Bình Chánh), yêu cầu quan trọng đối với giáo viên mầm non là lòng yêu nghề, thương trẻ, chịu khó. Ngoài yêu cầu về đạo đức nhà giáo, cô giáo này khuyên mỗi giáo viên cần trang bị kiến thức, kỹ năng sư phạm để thực hiện tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
“Ở lớp mầm non 3-4 tuổi mà tôi đang phụ trách, số lượng học sinh trong lớp đông, nhưng các con thường làm theo sở thích riêng. Áp lực từ gia đình, nhà trường, xã hội đặt lên vai nhà giáo. Vì thế, cô giáo phải biết nhẫn nại, dùng tất cả tình yêu thương của mình để chăm sóc, giáo dục trẻ”, cô Hải Yến nói.
Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM nhận định thầy, cô giáo là những người trực tiếp cụ thể hóa các nhiệm vụ mà thành phố đặt ra đối với ngành giáo dục. Đó là đào tạo những công dân trẻ sống có ích, góp phần xây dựng, phát triển thành phố và đất nước.
Lãnh đạo thành phố mong muốn mỗi thầy, cô giáo tiếp tục nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", không ngừng trau dồi nhân cách, nêu gương tốt, tích cực học tập, tiên phong trong các chương trình, đề án đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện, nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực, hướng đến trình độ quốc tế.
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM phát biểu tại buổi lễ |
Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM phát biểu tại buổi lễ |
Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận, ngày 20/11 hàng năm, toàn xã hội tôn vinh những người đóng góp công sức, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”. Điều này đòi hỏi mỗi thầy cô không ngừng phấn đấu, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành nhiệm vụ.
Theo người đứng đầu ngành giáo dục TPHCM, dẫu đâu đó ngoài kia còn một vài câu chuyện, mẩu tin làm nhói lòng những nhà giáo chân chính, nhưng không làm nhòe đi giá trị đạo đức muôn đời của người thầy, bởi giá trị ấy đã được hình thành từ truyền thống cao đẹp của dân tộc.
Người dân TP Đà Lạt phát hiện một chân người nằm trên đường Hoa Hồng (Phường 4) khi di chuyển xuống Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm .
Người dân bức xúc vì chợ ô nhiễm Chợ Hòa Vinh hình thành từ năm 1998, do UBND phường quản lý. Đây là điểm giao thương buôn bán chủ yếu của người dân các phường lân cận. Hiện chợ đang xuống cấp trầm trọng, nạn ô nhiễm rác thải và ứ đọng nước ở các hố ga trong chợ là mối nguy hại cho người mua lẫn người bán. Hiện nay, toàn bộ hệ thống rãnh thoát nước ngoài đường và trong chợ Hòa Vinh đều bị tắc nên nước thải không có chỗ tiêu thoát. Nước thải chăn...
HUẾ - Lượng mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường ở TP Huế ngập sâu; giáo viên và học sinh đang học thì nước lũ tràn vào lớp học.
Người dân TP.HCM vừa thở phào với động thái chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở đối với hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai từ Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Giao thông Vận tải đang đưa ra lấy ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, trong đó có quy định về hoạt động vận tải đưa đón học...
Cả 5 huyện ngoại thành TP.HCM đều chọn phương án thành phố trực thuộc. Đây cũng là đề xuất của Tổ chuyên gia khi tư vấn cho UBND TP.HCM trong định hướng phát triển bền vững.
Lực lượng công an đã tìm thấy nữ sinh lớp 6 bị mất tích ở huyện Đức Hòa (Long An) tại nhà một người bạn sau 3 ngày tìm kiếm.
Ngày 9/3, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội bắt giữ Hà Văn Lai (SN 1986, trú tại Hồng Thành, Yên Thành, Nghệ An). Lai là kẻ gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản ở Hà Nội. Theo điều tra, năm 2020, Hà Văn Lai chấp hành xong án phạt tù, làm tự do ở Hà Nội. Để có tiền tiêu xài, Lai nảy sinh ý định đột nhập các vào các ủy ban nhân dân xã, phường để trộm cắp tài sản. Lai rủ Hùng (là...
Máy bay vận tải quân sự của Mỹ 23 tấn, sải cánh hơn 40 m được tháo rời, vận chuyển trên 5 xe đầu kéo, di chuyển 1.800 km từ TP HCM ra Bảo tàng Lịch sử Quân sự ở Hà Nội.