TP - Xin nói tiếp chuyện An Toàn Khu ở Yên Lộ - xóm An Chinh, xã Yên Lộ, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (cũ) - nay là Tổ dân phố số 12, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội những năm xa ấy.
Cơ quan Xứ uỷ Bắc Kỳ hồi ấy đóng tại An Toàn Khu Yên Lộ (xin xem thêm bài Đang mờ nhòe một địa chỉ đỏ, TPCN ngày 16/4/2023). Đây là nhà cụ Trịnh Bá Vỹ (cụ Vỹ thân sinh đồng chí Trịnh Bá Bổng là Bí thư chi bộ. Đồng chí Bổng là cha đẻ của cậu bé Trịnh Lê Doanh khi ấy trong tổ liên lạc bí mật của Xứ ủy “Cháu Trịnh Lê Doanh, lúc đó là Đội viên Đội nhi đồng, cũng đã tham gia vào một số việc như canh gác, chuyển giao tài liệu mật, theo dõi hoạt động của địch… Lời chứng của ông Trường Chinh). Cơ quan Xứ ủy đóng ở nhà cụ Vỹ có các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Trần Quốc Hoàn. Cũng cần nói thêm, cái tên An Toàn Khu xuất hiện đầu tiên để gọi căn cứ của Xứ ủy tại làng Yên Lộ, tác giả là đồng chí Trần Quốc Hoàn. Cái tên ấy sau này đã được dùng lại để chỉ chiến khu cách mạng ở Việt Bắc sau năm 1945.
Tiền Phong Chị Hoàng Ngân 1 |
Chị Hoàng Ngân |
Trong cơ quan xứ ủy ATK tại nhà cụ Vỹ thời gian này còn có một người nữ cán bộ trẻ, đẹp năng nổ xông xáo gan dạ tên là Bích Vân. Cô còn có tên nữa là Hoàng Ngân. Các thành viên trong gia đình cụ Vỹ và các đồng chí trong Xứ ủy đều biết người nữ cán bộ trẻ ấy có cảm tình với đồng chí Hoàng Văn Thụ. Nhưng chưa ai biết rằng hai người đã đính hôn từ trước.
Trong một chuyến công tác ra khỏi ATK, hai chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ và Bích Vân (Hoàng Ngân) không may sa vào tay giặc. Cả hai bị giam ở Hỏa Lò.
Trong cuốn hồi ký Hỏa Lò, trường học lớn của cách mạng đã có những dòng ít ỏi về Hoàng Văn Thụ - Hoàng Ngân.
Anh Hoàng Văn Thụ bị giam ở khu vực xà lim dành cho những tù chính trị phạm tội nghiêm trọng. Còn chị Ngân bị giam tại khu trại giam nữ.
Có nhiều người trong trại biết về mối tình của Hoàng Ngân và Hoàng Văn Thụ. Các chiến sỹ của ta thường nhờ những người đổ thùng nhà vệ sinh bí mật mang tin tức từ các trại sang cho nhau. Những tin tức giữa Hoàng Ngân và Hoàng Văn Thụ cũng được trao gửi theo cách ấy. Có lần, Hoàng Văn Thụ gửi "thư" cho người yêu bằng cách viết vào một chiếc quạt. Còn Hoàng Ngân từng đan tặng anh Thụ một chiếc áo len cao cổ và tranh thủ lúc đi cắt cỏ trong trại đã nhờ người gửi cho anh.
Tiền Phong Anh Hoàng Văn Thụ 1 |
Anh Hoàng Văn Thụ |
Tháng 5/1944, anh Thụ bị giặc Pháp dẫn ra pháp trường. Anh Thụ biết trước sẽ có ngày bị xử bắn, thế nên, lúc cận kề ra pháp trường, anh vẫn thường nhường cơm cho anh em tù. Anh Thụ bảo: "Các anh ăn còn có ích cho nước nhà, tôi ăn cũng chỉ để bón cây!"... Cái câu người thực việc thực của Tố Hữu Chết còn trút áo cho nhau/Miếng cơm dành để người sau ấm lòng là viết về người cộng sản Hoàng Văn Thụ.
Chính sử còn lưu cho hậu thế bài thơ “Nhắn bạn" đầy nghĩa khí của Hoàng Văn Thụ gửi cho Hoàng Ngân khi ở trong tù:
“Việc nước xưa nay có bại thành/ Miễn sao giữ trọn được thanh danh/Phục thù chí lớn không hề nản/Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành/Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm/Chí còn theo dõi buổi tung hoành/ Bạn hỡi gần xa hăng chiến đấu/ Trước sau xin giữ tấm lòng thành”.
Nhưng có một bài thơ khác của Hoàng Văn Thụ tặng Hoàng Ngân. Người đầu tiên được nghe từ Hoàng Ngân, nghe mãi thuộc lòng là bà Nguyễn Thị Tụy (sinh năm 1899) vợ đồng chí Trịnh Bá Bổng. Bà Tụy vì đã trực tiếp chứng kiến tình cảm ấy cũng như bao đêm lạnh cùng chị Bích Vân nằm ổ rơm. Hai người tỷ tê chuyện trò như hai mẹ con. Bà là thân mẫu cụ Doanh đã kể lại cho con cháu.
Bài thơ ấy như này.
Hai trái tim mình đã kết tinh/Chỉ vì nghĩa vụ phải làm thinh/Mối thù đế quốc to em nhỉ/Cướp cả giang san cả ái tình.
Đồng chí Trường Chinh có lời chứng:
“…Cả gia đình đồng chí Bổng, từ cha là đồng chí Trịnh Bá Vỹ, mẹ là Nguyễn Thị Là, vợ là Nguyễn Thị Tụy đến các con, cháu đều là Đoàn Thanh niên Cứu quốc, đã ủng hộ Cách mạng về vật chất, thường xuyên chăm lo cho chúng tôi về ăn ở; đưa đón cán bộ, canh gác các cuộc họp của chúng tôi được chu đáo; cất giấu và chuyển giao tài liệu bí mật được an toàn; theo dõi hoạt động của địch để báo cho chúng tôi… Tóm lại, cả gia đình đồng chí Bổng đều một lòng theo Đảng”.
Bà Nguyễn Thị Tụy cũng chính là người được Hoàng Văn Thụ trực tiếp kết nạp vào Đảng năm 1938.
Cái tin anh Hoàng Văn Thụ bị xử bắn tại trường bắn Tương Mai (Hà Nội) đã khiến chị Ngân ngất xỉu rồi rơi vào trạng thái suy kiệt. Chị bị thiên đầu thống, hai mắt dần mờ đi. Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, anh em bố trí cho chị Ngân vượt ngục. Chị được gia đình đưa về Nam Định chữa trị. Bệnh giảm chị lại được đón lên Hà Nội tiếp tục hoạt động.
Năm 1947, Hoàng Ngân được bầu làm Bí thư đảng đoàn và Bí thư Phụ nữ Cứu quốc Việt Nam. Năm 1948, chị sáng lập ra tờ báo Phụ nữ Việt Nam và kiêm nhiệm làm Tổng biên tập đầu tiên của báo. Sau đó, chị đi dự Hội nghị Phụ nữ tại Trung Quốc. Trên đường về chị bị địch bắn bị thương nặng. Chị Ngân mải mê công tác nên không có thời gian chữa trị dứt điểm. Vết thương tái phát, chị đã qua đời vào ngày 17/7/1949 tại Thái Nguyên.
Tiền Phong Tướng Tấn (thứ 2 trái sang) 1 |
Tướng Tấn (thứ 2 trái sang) |
Sau khi chị mất, Bác Hồ đã đồng ý đổi tên cho quả đồi Pù Ngạm Ngà - khu ATK Định Hoá là đồi Hoàng Ngân để tưởng nhớ tới chị.
Cái tên Hoàng Ngân cũng được đặt tên cho đội nữ du kích quả cảm gan dạ ở Đồng bằng sông Hồng.
***
Chuyến về làng Yên Lộ - Hà Đông năm xa ấy, tôi được cụ Doanh thân dẫn đến ngôi nhà cuối làng.
Đó là ngôi nhà lưu niệm tướng Lê Trọng Tấn.
Chả biết phong thuỷ lẫn thế đất làng Yên Lộ vượng lẫn đắc địa ra sao mà bà Chúa Dương Thị Ngọc Hoan vợ chúa Trịnh Sâm, quê mãi huyện Thạch Hà Hà Tĩnh đã lập hẳn cả một hành cung đồ sộ ở đây? Khi sống bà đã làm nhiều việc ân đức cho làng cho vùng nên khi mất làng lập đền thờ khói hương mãi đến giờ!
Một bất ngờ khi cụ Doanh ngỏ với khách thăm rằng Đại tướng Lê Trọng Tấn có viễn tổ là dòng chúa Trịnh Căn! Cụ Doanh còn trích hẳn một tư liệu trong cuốn Họ Trịnh và Thăng Long (NXB Văn hoá dân tộc, 2000). Cụ còn cho hay, ba anh em ruột của đại tướng Lê Trọng Tấn là Lê Mạnh Hồ (cả) Lê Trọng Tấn (tức Tố, thứ hai) và Trịnh Quý Đông (út). Cụ Đồ Lăng thân sinh còn cẩn trọng cho ba anh em mang tên lót là những từ chỉ thứ tự thời tiết của một mùa. Mạnh là đầu mùa, Trọng là giữa và Quý là cuối!
Lộ trình gian nan cảm hóa giác ngộ một sĩ quan của Quân đội Pháp trở thành một cán bộ Việt Minh, từ ông Đội Tố, Trịnh Trọng Tố tức Lê Trọng Tấn; trong đó đắc lực trực tiếp là người thân của cụ Doanh là cả một câu chuyện dài ly kỳ, hấp dẫn. (Xin khất bạn đọc vào một dịp thích hợp). Nắm chắc Đội Tố là con một nhà nho thanh bần của làng vì bị bắt ép vào lính nên tổ chức Đảng đặt ra nhiệm vụ giáo dục, cảm hoá Đội Tố... Thời gian ấy, đơn vị của đội Tố đang đồn trú ở sân bay Tông (Sơn Tây) cũng gần làng Yên Lộ. Chị Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ uỷ Bắc Kỳ và một số nhân mối khác được giao nhiệm vụ cảm hoá giáo dục Đội Tố... Chắc công việc ấy phải khá vất vả gian nan công phu lẫn khéo léo thì sau này chúng ta mới được đọc những dòng sau trong lý lịch trích ngang của đại tướng Lê Trọng Tấn:
...Đồng chí được giác ngộ cách mạng đầu năm 1944 và tham gia Việt Minh. Trong thời kỳ này đồng chí được cử về quê nhà Yên Nghĩa tham gia các hoạt động cách mạng ở địa phương. Đến tháng 8 năm 1945, đồng chí được cử làm Uỷ viên quân sự trong Uỷ ban khởi nghĩa Hà Đông. Cuối năm này đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương...
(Đây không phải trường hợp cá biệt. Chúng ta biết, Thượng tướng Hoàng Cầm cũng từng đi lính khố xanh và đến năm 1945 mới được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Trung tướng Nguyễn Bình vốn là người của Quốc dân đảng. Năm 1946 mới vào Đảng Cộng sản).
Lê Trọng Tấn - Đại đoàn trưởng một đại đoàn chủ lực lúc 34 tuổi. Năm 1954, chỉ huy đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm Him Lam. Năm 1964 với bí danh Ba Long, Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Giải phóng Miền nam VN. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh là Phó tư lệnh chiến dịch kiêm tư lệnh các cánh quân phía Đông. Năm 1980, thượng tướng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân VN. Hàm đại tướng năm 1984.
Có chuyện khá hy hữu và lạ lùng! Tại nhà lưu niệm ở làng Yên Lộ, tôi thấy một bức ảnh đen trắng cỡ 18x24cm có nhiều khoảng đã mờ và loang lổ... Rọi cả đèn ngó kỹ mới rõ hình đại tướng Lê Trọng Tấn. Ông mặc thường phục, quần xắn cao, đi dép râu. Rìa bức ảnh là một dòng ngay ngắn Ba Long. Phó R.
Và những dòng chữ vắn tắt Bức ảnh này Mỹ Nguỵ chụp để nhận dạng tướng Lê Trọng Tấn thời gian hoạt động ở chiến trường miền Nam...
... Khoảng đêm 26 rạng ngày 27/3/1975, đơn vị đặc công của Lê Văn Viêm, thuộc tiểu đoàn 403, sư 305 tập kích vào căn cứ sân bay và cảng Chu Lai. Trận đánh diễn ra mau chóng và thắng lợi. Đơn vị làm chủ chiến trường, trong lúc thu dọn chiến lợi phẩm ông Viêm tìm thấy trên bàn làm việc của viên chỉ huy căn cứ có một cuốn album khá dày. Tò mò giở coi. Trang đầu có dòng chữ viết khá đậm Những nhân vật cỡ bự của Cộng quân. Nhớcoi kỹ để nhận người...
Là người cùng làng với tướng Lê Trọng Tấn (nhà cách nhà tướng Lê Trọng Tấn khoảng gần 100 mét. Trước khi vào bộ đội năm 1971, hồi nhỏ có mấy lần ông Viêm gặp tướng Tấn về làng có bận rẽ qua nhà mình chơi) mà ông Viêm nhận ra ngay bức ảnh này. Ông Viêm lột tấm ảnh ra cất vào ba lô.
Năm 1978, một lần về quê, tướng Lê Trọng Tấn rẽ qua nhà ông Viêm chơi. Ông Viêm đưa tấm ảnh này ra...
***
Cụ Doanh dẫn chúng tôi rẽ vào một ngôi nhà ngói năm gian thâm thấp phía cuối làng. Đó là nhà cụ đồ Lăng, thân sinh đại tướng Lê Trọng Tấn ngày trước lợp rạ nay đã được lợp ngói. Nghe nói hồi một đơn vị cũ của đại tướng xin làm con đường vào làng nhưng đại tướng không đồng ý. Anh em đành tặng ngôi nhà đại tướng mái ngói này vậy!
Vâng, chú Tấn nhà tôi sinh ở ngôi nhà này đấy ạ... Chất giọng niềm nở của bà Căn, con gái của ông Lê Mạnh Hồ, người con trai cả cụ Đồ như làm ấm thêm căn nhà cổ. Ấm áp như hương khói bốn mùa không dứt trong ngôi nhà mà vị tướng tài của nước Nam ta đã cất tiếng khóc chào đời!
Bão số 6 và mưa lũ sau bão đã khiến 5 người thiệt mạng, hơn 33.000 ngôi nhà bị ngập lụt. Hiện vẫn còn hơn 1.100 hộ dân tỉnh Quảng Trị đang sơ tán, chưa thể về nhà do nước ngập, mưa lũ, trong khi người dân sơ tán tỉnh Quảng Bình đã trở về nhà dọn dẹp vệ sinh, ổn định cuộc sống.
Nghe lại bản Tuyên ngôn Độc lập Bác Hồ đọc vào ngày 2/9/1945. Đúng 15h ngày 2/9 cách đây 78 năm, một người đàn ông gầy gò nhưng ánh mắt kiên nghị trong bộ vest màu sáng và chiếc mũ cát vành rộng được giới thiệu là Hồ Chí Minh - Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam - bước đến micro trên lễ đài tại Vườn hoa Ba Đình, lúc đó còn gọi là Quảng trường Puginier, bắt đầu đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố ra đời Nhà nước Dân chủ Cộng hòa đầu tiên ở Việt...
Bạn đọc có emaill minhtan81xxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước...
Bạn đọc Quỳnh Hoa hỏi: Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm có thuộc thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã không?
Nhóm thanh niên đang vui chơi ở mỏm đá giữa sông Đồng Nai bất ngờ nước thủy điện xả cuồn cuộn đổ về khiến họ mắc kẹt, được cảnh sát giải cứu.
Theo đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã có công văn gửi đến Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) về kế hoạch thi đấu mùa giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2024/25. Dự kiến, mùa giải mới sẽ khởi tranh từ tháng 8/2024 đến tháng 6/2025. Mùa giải 2023/24 dự kiến kết thúc với trận chung kết Cúp Quốc gia vào đầu tháng 7/2024. Do vậy, công ty VPF và các CLB sẽ chỉ có chưa đầy hai tháng để chuẩn bị các công việc cho mùa giải tiếp...
Hiện nay, nhiều bãi rác thải ở huyện Đắk R'lấp đang bị quá tải, trong khi dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải mới lại đang gặp...
Sáng 26/9, Lễ báo công và trao huy hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động tại Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ 7 năm 2023 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội trong ba ngày từ 25-27/9. Tham dự Đại hội có 420 đại biểu được giới thiệu và xét chọn kỹ lưỡng qua nhiều bước, là những điển hình tiên tiến đạt danh hiệu...
Ngày cuối năm, dòng nước sạch đầu tiên đã chảy vào các hộ gia đình ở xã Minh Châu trên bãi giữa sông Hồng, nơi người dân phải di chuyển bằng phà.