Chuyển không đủ tiền ủng hộ bão lũ có thể bị xử lý hình sự

09:40 19/09/2024
Sau công bố sao kê tiền ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bão lũ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR" nhiều người nâng khống tiền ủng hộ. Ảnh: Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội BEAT HP ngày 13.9

Hành vi vi phạm trong việc quyên góp tiền ủng hộ bão lũ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bạn đọc Bùi Trung Hiếu gửi câu hỏi cho Bộ Công an có nội dung sau:

Bộ Công an cho tôi hỏi, trường hợp các tổ chức, cá nhân kêu gọi, tiếp nhận tiền ủng hộ của người khác để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và lũ lụt sau bão, nhưng không chuyển hoặc chuyển không đủ số tiền đó vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; không chứng minh được việc sử dụng đúng mục đích số tiền đã tiếp nhận thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Bộ Công an trả lời:

Việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam.

Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.

Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27.10.2021 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11.12.2021).

Nghị định này lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

Đối với câu hỏi của bạn đọc Bùi Trung Hiếu, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Về xử lý hình sự

Trường hợp thứ nhất: Nếu cá nhân, tổ chức ngay từ đầu đã dùng thủ đoạn gian dối, chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp thứ hai: Nếu ban đầu cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, ủng hộ, cứu trợ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng khi có được tiền từ việc quyên góp, ủng hộ thì dùng thủ đoạn gian dối (như làm giả sao kê, không chuyển đủ số tiền đã nhận được) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, cụ thể:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Về xử lý vi phạm hành chính:

Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ để chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức xử lý hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31.12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất nếu là người nước ngoài. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích số tiền ủng hộ đã tiếp nhận theo cam kết ban đầu, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30.12.2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;

c) Tráo đổi hàng cứu trợ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

Có thể bạn quan tâm
Đà Lạt đang bị bức tử bởi bêtông hóa, nhà kính

Đà Lạt đang bị bức tử bởi bêtông hóa, nhà kính

06:30 03/07/2023

Những năm trở lại đây, Đà Lạt liên tục đối diện với các kiểu thời tiết cực đoan như ngập lụt, sạt lở nhà cửa gây thiệt hại nghiêm trọng...

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm làm 4 học sinh tử vong

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm làm 4 học sinh tử vong

06:20 11/11/2023

Ngày 10/11, xảy ra 3 vụ đuối nước thương tâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Nghệ An làm 4 em học sinh tử vong, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các em chơi đùa bên bờ sông rồi bị trượt chân ngã.

Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi một số căn cứ ở Iraq

Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi một số căn cứ ở Iraq

20:50 28/09/2024

Mỹ vừa công bố việc đạt được thỏa thuận với Chính phủ Iraq để kết thúc nhiệm vụ quân sự của liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu ở Iraq. Theo đó, Mỹ sẽ rút quân khỏi một số căn cứ ở Iraq mà họ đã hiện diện suốt 2 thập kỷ qua.

Cầu Nam Lý gần 1.000 tỉ đồng đạt 75% tiến độ sau gần một năm tái thi công

Cầu Nam Lý gần 1.000 tỉ đồng đạt 75% tiến độ sau gần một năm tái thi công

04:30 11/03/2024

TPHCM – Dự án cầu Nam Lý (thay thế đập Rạch Chiếc tại TP Thủ Đức) đang được đẩy nhanh thi công để kịp tiến độ hoàn thành vào cuối...

Điểm chuẩn trường Đại học Luật TP.HCM 4 năm gần đây thay đổi ra sao?

Điểm chuẩn trường Đại học Luật TP.HCM 4 năm gần đây thay đổi ra sao?

08:20 11/07/2024

Dưới đây là điểm chuẩn trường Đại học Luật TP.HCM 4 năm gần nhất, quý phụ huynh, thí sinh có thể tham khảo: Năm nay, trường Đại học Luật TP.HCM tuyển 2.100 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Luật 1.430 chỉ tiêu, cao nhất trong 5 ngành tuyển sinh. Gồm 2 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường Đại học Luật TP.HCM tiếp tục tuyển sinh bằng 2 phương thức: Phương thức 1: Tuyển thẳng,...

Công an làm việc với quản trị viên nhóm facebook nổi tiếng đăng tin sai sự thật

Công an làm việc với quản trị viên nhóm facebook nổi tiếng đăng tin sai sự thật

16:00 28/09/2024

Công an tỉnh Gia Lai quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với Đ.Đ.T (SN 1991, trú phường Trà Bá, TP.Pleiku) - quản trị viên nhóm facebook (meta) vì đã đăng thông tin sai sự thật.

Khởi tố đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Tiền

Khởi tố đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Tiền

09:30 01/12/2023

Ngày 1.12, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và...

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Singapore lần thứ 14

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Singapore lần thứ 14

20:20 05/10/2023

Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng Singapore khẳng định hợp tác quốc phòng song phương góp phần quan trọng vào việc củng cố Quan hệ Đối tác Chiến lược Singapore-Việt Nam.

Nga tuyên bố bắn hạ 10 tên lửa Vampire trong đêm

Nga tuyên bố bắn hạ 10 tên lửa Vampire trong đêm

19:30 09/01/2024

Bộ Quốc phòng Nga cho biết hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ 10 tên lửa của hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM-70 Vampire (MLRS) ở khu vực Belgorod.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới