Chuyện heo nhập lậu: Khi con heo chui lọt lỗ kim

09:20 29/01/2024

"Đường lớn, xe lớn chở heo lậu rình rình như chiến dịch chứ phải cây kim đâu mà không thấy. Cái chính là các địa phương buông lỏng quản lý".

Heo nhập lậu từ Campuchia qua đường Tân Hồng (Đồng Tháp) từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Trong ảnh: heo nhập lậu vào tối 16-1-2024 - Ảnh: bạn đọc cung cấp

Bất chấp lời kêu cứu của các doanh nghiệp và hiệp hội chăn nuôi, nhiều địa phương có đường biên giới với Campuchia và Lào khẳng định không có chuyện heo lậu nhập về hàng chục ngàn con mỗi đêm, thậm chí chưa ghi nhận tình trạng heo nhập lậu.

Chỉ đến khi Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam vào chiều 26-1, trong đó nêu rõ hiện trạng xe heo lậu "chạy rình rình như chiến dịch" thì nhiều địa phương mới tăng cường tuần tra kiểm soát.

Không giống như các hàng hóa khác có thể giấu giếm, ngụy trang, heo buôn lậu chở bằng xe tải, mỗi chuyến hàng trăm con.

  • 7.000 con heo nhập lậu trong 2 tuần, người chăn nuôi cầu cứu Thủ tướng

  • Heo, bò, gà... nhập lậu ồ ạt, 'bóp nghẹt' chăn nuôi trong nước

  • Ngăn chặn heo nhập lậu để tránh nguy cơ lây bệnh

Chưa kể lúc cân và vận chuyển heo cần khu vực tập kết, heo phát ra tiếng kêu inh ỏi không dễ gì giấu.

Suốt thời gian dài nhiều công ty cho người đi ghi hình các điểm tập kết heo buôn lậu, cảnh hàng đoàn xe lậu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam nhưng các phản ánh hay kêu cứu cứ như rơi vào hư không.

Đến nỗi ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, than thở: "Đường lớn, xe lớn chở heo lậu rình rình như chiến dịch chứ phải cây kim đâu mà chúng ta không thấy. Cái chính là các địa phương đang buông lỏng quản lý".

Việc buông lỏng này gây ra những nguy cơ rất lớn cho ngành chăn nuôi của Việt Nam, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng khi dịch bệnh và chất lượng thịt heo không được kiểm soát.

Một khi dịch bệnh còn hoành hành, ngành chăn nuôi không thể phát triển quy mô lớn, giảm giá thành và vươn ra xuất khẩu như kỳ vọng được.

Và quả thực do kiểm soát dịch bệnh thiếu hiệu quả mà nhiều năm qua ngành xuất khẩu thịt của Việt Nam cứ loay hoay không tìm thấy lối ra. Một dự án làm gà xuất khẩu đi Nhật gần chục năm qua cũng chỉ loanh quanh xuất khẩu vài ngàn tấn mỗi năm vì rất khó mở rộng vùng nuôi không dịch bệnh.

Một dự án chăn nuôi, chế biến xuất khẩu quy mô lớn tại Bình Phước sau ba năm nhưng lượng xuất khẩu hầu như không có, sản phẩm làm ra lại phải quay về bán ở thị trường nội địa, không đúng với định hướng đầu tư và cấp phép ban đầu.

Hay như ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, nói thẳng các nước người ta rất gắt trong kiểm soát thịt nhập vào nhưng ngược lại Việt Nam đang buông lỏng.

Nhiều quốc gia đâu có cho nhập khẩu nội tạng động vật để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, còn Việt Nam thì cho nhập thoải mái. Nội tạng, thịt hết hạn giá rẻ tràn ngập thị trường, khai là nhập về làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón nhưng lại đưa ra cho người ăn.

Mỗi năm nhập hàng trăm ngàn tấn chứ không phải ít nhưng hầu như không có biện pháp kiểm soát, xử lý. Bữa ăn trở nên bất ổn với miếng thịt không được kiểm soát. Dịch bệnh từ đó mà ra, bệnh tật cũng từ đó mà ra.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay cũng là giai đoạn mà thịt nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều.

Dù rằng hội nhập là phải cạnh tranh, nhưng người nông dân và doanh nghiệp chăn nuôi cũng cần có một chính sách công bằng và rõ ràng từ các cơ quan chức năng, ngăn chặn những mối nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chất lượng hàng nhập khẩu để đảm bảo cạnh tranh sòng phẳng.

Và người tiêu dùng cũng có quyền đòi hỏi cơ quan chức năng kiểm soát các nguồn thực phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn cho bữa ăn hằng ngày và sức khỏe của họ.

Muốn như vậy, việc kiểm soát nhập lậu phải được siết chặt, trách nhiệm của các địa phương là điểm nóng trong buôn lậu heo phải được đưa ra. Không thể để chuyện con heo chui lọt qua lỗ kim mãi mà không biết.

Có thể bạn quan tâm
Tận dụng tài nguyên biển khơi để phát triển nghề chế biến thủy hải sản

Tận dụng tài nguyên biển khơi để phát triển nghề chế biến thủy hải sản

21:00 25/12/2023

Thái Bình - Thái Thụy là huyện ven biển Thái Bình có lợi thế về khai thác, đánh bắt thủy sản nên nhiều năm nay, người dân nơi đây tận...

Thủ tướng: Nhà nước có cơ chế, nguồn lực, nông dân vẫn phải tăng cường tự chủ

Thủ tướng: Nhà nước có cơ chế, nguồn lực, nông dân vẫn phải tăng cường tự chủ

09:50 31/12/2023

Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững. Phát biểu mở đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đánh giá tình hình, những việc đã làm một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, bao trùm; đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới để thực hiện mục tiêu...

Đưa vàng ra ánh sáng

Đưa vàng ra ánh sáng

18:30 14/04/2024

Tới đây các tiệm vàng sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khi mua bán vàng. Nếu không thực hiện nghiêm sẽ bị xử lý thu hồi giấy phép hoạt động.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn và những kỷ niệm vui buồn cùng với người bệnh

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn và những kỷ niệm vui buồn cùng với người bệnh

15:30 22/02/2023

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ và bác sĩ nội trú chuyên ngành ung thư của trường Đại học Y Hà Nội. Hiện tại, anh đang hợp tác chuyên môn tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, đồng thời là giảng viên trường Đại học Y dược (Đại học Quốc gia, Hà Nội). Bác sĩ Tuấn kể, bản thân quyết định trở thành bác sĩ vì gia đình vốn đã có truyền thống làm ngành y. Hiểu được ý nghĩa nhân văn của nghề nên càng lớn, anh càng yêu thích công việc...

Ngư dân trúng 'lộc biển' đầu năm

Ngư dân trúng 'lộc biển' đầu năm

07:10 16/02/2024

TP - Ngày đầu năm, nhiều tàu cá ngư dân Phú Yên và Khánh Hòa khai thác cá ngừ đại dương xuyên Tết Giáp Thìn đã về cảng với “cá nặng đầy khoang”. Chuyến biển năm mới thuận lợi đã giúp bà con có thêm động lực bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với đảm bảo tiêu chí nước sạch nông thôn

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với đảm bảo tiêu chí nước sạch nông thôn

09:30 22/11/2023

Nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Chính phủ hết sức quan tâm.

Hà Nam sắp đấu giá 193 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 229 tỉ đồng

Hà Nam sắp đấu giá 193 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 229 tỉ đồng

04:40 23/05/2024

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam ) sắp tổ chức đấu giá quyền sử dụng 193 lô đất tại phường Lê Hồng Phong, tổng...

Tiếp nối nguồn lực, kiến tạo tương lai, đưa Petro Vietnam tới đỉnh cao mới

Tiếp nối nguồn lực, kiến tạo tương lai, đưa Petro Vietnam tới đỉnh cao mới

18:20 20/03/2024

Ngày 20/3, Petro Vietnam đã tổ chức lễ công bố và trao các quyết định Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Tập đoàn cho đồng chí Lê Ngọc Sơn. Tại buổi lễ, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ Ủy ban Quản lý vốn, Ban Tổ chức Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Quản trị nguồn nhân lực Petro Vietnam đã công bố các quyết định: Bổ nhiệm Thành viên HĐTV, bổ nhiệm Tổng giám đốc và chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ chức Phó Bí thư...

Từ con nhà nông thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ

Từ con nhà nông thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Mỹ

03:50 02/06/2024

Lớn lên trong một trang trại ở Wisconsin (Mỹ), nhưng Diane Hendricks luôn nghĩ mình sẽ mặc vest, lái xe đẹp và làm việc ở thành phố.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới