Chuyên gia: Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ “thẻ vàng” IUU

13:30 25/06/2024

Theo chuyên gia, về lâu dài, Việt Nam cần chú trọng chính sách nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; mở rộng các khu bảo tồn biển; nâng cao đời sống và cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi tuyên truyền vận động ngư dân cam kết tuân thủ các quy định về hoạt động khai thác thủy sản. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển bền vững ngành thủy sản của Australia nói riêng và thế giới nói chung, trong đó Việt Nam.

Đây là khẳng định của bà Nguyễn Hoàng Anh Thư, nghiên cứu viên của chương trình Blue Security (Blue Security Fellow) tại Đại học La Trobe (Australia) trong cuộc trả lời phỏng vấn mới đây của phóng viên TTXVN.

Bà Nguyễn Hoàng Anh Thư cũng đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam trong việc khắc phục “thẻ vàng” IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Bà Anh Thư cho biết khai thác IUU đã và đang gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên sinh vật và môi trường biển của Australia, tác động tiêu cực đến sinh kế của ngư dân, an ninh lương thực và lợi ích kinh tế quốc gia.

Australia đã thể hiện cam kết cao độ và có nhiều nỗ lực trong công cuộc phòng, chống khai thác IUU và xây dựng hướng đi bền vững cho ngành thủy sản.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp Australia đã 2 lần ban hành Kế hoạch hành động quốc gia để ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU vào năm 2005 và 2014.

Ngoài ra, đạo luật Quản lý nghề cá năm 1991 nghiêm cấm các tàu nước ngoài đánh bắt thủy sản trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc lãnh hải của Australia mà không có giấy phép hoạt động thủy sản.

Các trường hợp vi phạm sẽ bị bắt giữ, tịch thu ngư cụ và thủy sản khai thác được, phạt tiền và bị ghi tiền án tiền sự tại Australia vì vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Australia cũng tăng cường hợp tác và hỗ trợ các quốc gia trong khu vực để giảm thiểu hoạt động khai thác IUU.

Bà Anh Thư cho biết Việt Nam và Australia đã và đang hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và xuất nhập khẩu thủy sản. Đặc biệt, việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng Ba vừa qua được kỳ vọng có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới.

Hiện nay, Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 của Việt Nam, trong khi Việt Nam thuộc nhóm các nước cung cấp thủy sản lớn nhất của Australia.

Hai nước còn là thành viên chung của nhiều hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Chủ tàu cá NT 91334 TS giới thiệu thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Các hiệp định thương mại tự do nói trên đã mang lại nhiều lợi thế và thúc đẩy giao thương thủy sản giữa Việt Nam và Australia.

Australia cũng có nhiều đóng góp cho công tác ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp của Việt Nam. Năm 2017, Việt Nam và Australia đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu dài trong việc chống khai thác IUU.

Australia đã hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, khoá đào tạo và hội thảo chia sẻ thông tin cộng đồng cho ngư dân và cán bộ Việt Nam.

Đánh giá về nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU và sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EU, theo bà Anh Thư, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện tinh thần và quyết tâm cao với nhiều kết quả, chuyển biến tích cực đã được ghi nhận từ năm 2017 đến nay.

Tiếp thu những khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý bằng việc ban hành, sửa đổi và bổ sung Luật Thủy sản năm 2017 và nhiều nghị định, thông tư khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng chế tài và đẩy mạnh xử phạt các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác IUU. Tính đến ngày 21/5/2024, cả nước đã có 98,25% số lượng tàu cá từ 15m trở lên được trang bị hệ thống giám sát hành trình (VMS).

Trong những năm qua, Việt Nam chủ động hợp tác quốc tế và ký biên bản ghi nhớ (MOU) với nhiều quốc gia như Thái Lan, Australia, và Mỹ. Việt Nam cũng thành lập đường dây nóng và thường xuyên trao đổi thông tin với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ trì xây dựng sáng kiến “Xây dựng lộ trình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong ASEAN giai đoạn 2020-2025.”

Bà Anh Thư nhận định nhìn chung, công tác chống khai thác IUU của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn một số hạn chế cần được giải quyết để sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng.”

Thứ nhất, Việt Nam nên kiểm tra chặt chẽ và đảm bảo 100% tàu cá từ 15m trở lên được lắp đặt VMS khi tham gia khai thác trên biển.

Các lực lượng chức năng cần rà soát và xử lý triệt để các trường hợp tàu cá vi phạm quy định về VMS.

Thứ hai, tuy Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt, việc thực thi ở cấp độ địa phương còn chưa đồng đều. Do đó, lãnh đạo và ngư dân ở các địa phương cần tăng cường phối hợp và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo nhằm phòng, chống khai thác IUU.

Thứ ba, việc chống khai thác IUU cần sự chung tay và nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Việt Nam nên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quan và thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong việc chống khai thác IUU.

Về lâu dài, Việt Nam cần chú trọng chính sách nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; mở rộng các khu bảo tồn biển; nâng cao đời sống và cải thiện sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

Bà Anh Thư cũng đề cập tới trường hợp của Thái Lan là một ví dụ có thể tham khảo trong việc chống khai thác IUU và thành công gỡ “thẻ vàng” của EC.

Năm 2015, sau khi nhận “thẻ vàng,” Thái Lan đã tiến hành cải cách toàn diện ngành thủy sản, trong đó đáng chú ý nhất là việc sửa đổi và hoàn thiện khung pháp lý chống khai thác IUU theo chuẩn mực quốc tế.

Thái Lan đã thực thi pháp luật nghiêm túc và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Những biện pháp phòng, chống khai thác IUU hiệu quả đã giúp ngành thủy sản Thái Lan phát triển bền vững hơn và thành công gỡ “thẻ vàng” vào năm 2019./.

Có thể bạn quan tâm
Cần giữ nguyên tắc 'cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn' sau thu hồi đất

Cần giữ nguyên tắc 'cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn' sau thu hồi đất

12:40 21/06/2023

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu bỏ nội dung “người dân sau khi đền bù có điều kiện, cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước” trong dự thảo Luật Đất...

Cận cảnh hai tòa nhà 'chọc trời' tại quận Hà Đông sau nhiều năm đắp chiếu

Cận cảnh hai tòa nhà 'chọc trời' tại quận Hà Đông sau nhiều năm đắp chiếu

20:30 12/03/2023

Hà Nội - Tại quận Hà Đông, không khó để bắt gặp những dự án, tòa nhà chung cư đã xong phần thô nhưng bỏ hoang. Có dự án được...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi 'nạn nhà kính Đà Lạt' là khó nhưng không thay đổi sẽ ngày càng khó

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thay đổi 'nạn nhà kính Đà Lạt' là khó nhưng không thay đổi sẽ ngày càng khó

22:00 09/04/2023

ông Lê Minh Hoan, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), cho rằng đối với 'nạn' nhà kính thay đổi là khó khăn nhưng nếu không thay đổi thì sẽ ngày càng khó khăn.

Nông sản Việt nhận loạt tin vui từ Trung Quốc

Nông sản Việt nhận loạt tin vui từ Trung Quốc

10:20 07/06/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) thông báo loạt tin vui liên quan đến các nông sản Việt như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu, ớt, chanh leo… xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Tăng lương từ 1-7: Không để tăng giá bất hợp lý, mất đi ý nghĩa tăng lương

Tăng lương từ 1-7: Không để tăng giá bất hợp lý, mất đi ý nghĩa tăng lương

05:20 13/06/2024

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá. Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý.

Agribank tài trợ 500 triệu đồng khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Agribank tài trợ 500 triệu đồng khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

08:50 13/08/2023

Agribank tài trợ 500 triệu đồng trang bị lại bàn ghế, các thiết bị học tập... để trường Hồ Bốn kịp thời ổn định công tác giảng dạy và học tập cho gần 900 học sinh.

Hà Lan đóng cửa vĩnh viễn mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu

Hà Lan đóng cửa vĩnh viễn mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu

07:50 24/06/2023

Mỏ Groningen hoạt động từ năm 1965, nhưng việc khai thác mỏ này đã vấp phải sự phản đối của cư dân địa phương trong hơn 20 năm qua do hoạt động khoan thăm dò liên tục gây ra các hoạt động địa chấn.

Hà Tĩnh bác bỏ đề xuất tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê của TKV

Hà Tĩnh bác bỏ đề xuất tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê của TKV

23:00 03/07/2023

Đại diện TKV trình bày phương án trung gian khai ở độ sâu 145m so với mực nước biển, tuy nhiên nhiều chuyên gia không đồng tình và đề xuất dừng việc khai thác mỏ do nhiều hệ lụy.

Chung cư Hà Nội lập ngưỡng giá mới, phát hiện loạt dự án không nhà ở xã hội

Chung cư Hà Nội lập ngưỡng giá mới, phát hiện loạt dự án không nhà ở xã hội

18:00 17/02/2024

Giá nhà chung cư Hà Nội lại lập ngưỡng mới; Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt dự án tại Ninh Bình không bố trí nhà ở xã hội; Bộ Xây dựng thúc các địa phương duyệt kế hoạch phát triển nhà ở năm 2024; Đề xuất quy định về bồi thường đất không có giấy tờ theo Luật mới... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.

Co loi xay ra
Co loi xay ra