Nga đã thực hiện các cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa có công nghệ tiên tiến vào đầu tuần này, bao gồm tên lửa không đối đất Kinzhal có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Sáng 9-3, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraine tuyên bố không quân nước này đã bắn hạ 34 trong số 81 tên lửa Nga nhằm vào một số mục tiêu năng lượng và dân sự quan trọng trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, báo cáo từ mặt trận mang lại một tin tức quan trọng: Nga đã triển khai 6 tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal, loại tên lửa mà các quan chức Ukraine cho rằng có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không hiện có của Kiev.
"Đây là cuộc tấn công mà tôi chưa từng thấy trước đây", ông Yurii Ihnat, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine, nói trên truyền hình sáng 9-3. "Cho tới nay, chúng tôi không có khả năng chống lại những vũ khí này".
Trong khi đó, hệ thống phòng không của Ukraine đã được Bộ Quốc phòng Mỹ giúp nâng cấp đáng kể vào năm ngoái, bao gồm viện trợ các lô hàng tên lửa phòng không "Sea Sparrow" có khả năng bắn các mục tiêu di chuyển nhanh trên không, cùng với hệ thống phòng không mặt đất NASAMS dùng để bắn các phương tiện bay không người lái và trực thăng.
Ông Jeff Fischer, cựu Đại tá Không quân Mỹ, nói với tạp chí Newsweek rằng việc triển khai tên lửa Kinzhal có thể coi là một bước leo thang mới của Nga trong cuộc chiến.
"Việc sử dụng tên lửa siêu vượt âm rõ ràng là động thái leo thang của Nga", cựu Đại tá Không quân kiêm chuyên gia quốc phòng Jeff Fischer cho biết. "Kinzhal về cơ bản thay đổi cục điện cuộc chiến. Có thể Ukraine không có khả năng chống lại nó".
Cũng theo ông Fischer, tên lửa Kinzhal còn có khả năng trở thành một thách thức đối với Mỹ. Tháng 5-2022, Tổng thống Biden nói "gần như không thể ngăn chặn" tên lửa Kinzhal.
Việc Nga triển khai Kinzhal diễn ra cùng thời điểm Ukraine đang tìm kiếm viện trợ vũ khí từ các nước NATO.
Trong những tuần gần đây, các quan chức Ukraine đã bắt đầu gây áp lực buộc Mỹ cung cấp cho lực lượng không quân Kiev những máy bay tiên tiến hơn như F-16. Tổng thống Mỹ tới nay vẫn từ chối yêu cầu này.
Cuối tháng trước, trong một cuộc phỏng vấn với Đài CNN, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết chính quyền ông Biden "đang xem xét kỹ lưỡng những gì Ukraine cần cho giai đoạn trước mắt của của cuộc chiến" và xác định rằng F-16 không nằm trong diện cần thiết.
Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Defense News hồi đầu năm, Đại tá Không quân Mỹ Maximilian Bremer cho biết trong các cuộc chiến tranh trên không thời hiện đại, hệ thống phòng không mặt đất có ưu thế hơn những chiến đấu cơ đắt tiền.
"Bất kỳ nỗ lực nào của Ukraine nhằm giành ưu thế trên không sẽ là một sai lầm đắt giá", Đại tá Bremer viết.
Tuy nhiên, áp lực lên chính quyền ông Biden trong việc viện trợ máy bay cho Ukraine đang gia tăng. Trong những tuần gần đây, một số nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã công khai tán thành ý tưởng này.
"Những lời kêu gọi phương Tây đáp trả bằng động thái leo thang hơn nữa là điều dễ hiểu, nhưng điều quan trọng là phải giữ đầu óc tỉnh táo", cựu Đại tá Fischer nhận định.
"Việc gửi máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-16 đến Ukraine không nên được coi là để vô hiệu hóa khả năng của tên lửa Kinzhal. Thay vào đó, F-16 hoặc các máy bay chiến đấu khác sẽ giúp Ukraine tăng khả năng chiến đấu và đảm bảo ưu thế trên không trên vùng đất có chủ quyền của họ".
Xung đột Nga - Ukraine, ông Putin nói NATO từ chối Nga gia nhập, Dải Gaza bị tàn phá, Mỹ bình luận phản ứng của Israel, cháy rừng kinh hoàng ở Chile… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Nga rút khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, cáo buộc Mỹ đã làm xói mòn an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Hàn Quốc cho biết Triều Tiên tập trận bắn đạn thật ở phía bắc đảo tiền tiêu Yeonpyeong, khiến Seoul phải phát cảnh báo tới người dân trên đảo.
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi, Moscow đã lên tiếng về những lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, trong khi Mỹ nêu phản ứng đầu tiên.
Triều Tiên công bố hình ảnh lãnh đạo Kim Jong-un thị sát hai mẫu UAV có hình dáng tương đồng với dòng RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ.
Ủy ban An toàn và An ninh hạt nhân Hàn Quốc (NSSC) ngày 12/9 đã cấp giấy phép xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực bờ biển phía Đông của nước này.
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cực lực lên án việc Nga và Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), đồng thời kiên quyết ủng hộ Ukraine thực thi quyền tự vệ chính đáng theo Điều 51 của Hiến chương LHQ.
Dầu mỏ được cho là huyết mạch với nền kinh tế Nga và Ukraine đang nhắm tới các cơ sở lọc dầu trong nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của Moskva.
Video cho thấy lính Israel khoanh tay nhìn đám đông phá xe hàng viện trợ cho Dải Gaza, thậm chí bị nghi chỉ điểm cho nhóm người chặn đoàn cứu trợ.