Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm tối đa những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; đồng thời phân cấp, ủy quyền tối đa, những gì địa phương có thể làm được, làm tốt thì để địa phương làm.
Sáng 31.12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024 của ngành Tài nguyên và Môi trường.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu mà ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung khá toàn diện của cả nước trong năm 2023.
Trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, khả thi để huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội.
Tiếp đó, phải bảo vệ môi trường sống, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp.
Trong đó, tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp gần nhất; tổ chức triển khai thi hành Luật ngay sau khi được thông qua, cùng với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Đồng thời, tổ chức xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản để trình Chính phủ xem xét, trình Quốc hội trong năm 2024; tiếp tục rà soát tháo gỡ các vướng mắc ở các văn bản dưới luật để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, cắt giảm tối đa những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; đồng thời phân cấp, ủy quyền tối đa, những gì địa phương có thể làm được, làm tốt thì để địa phương làm.
Tuy nhiên, phải bảo đảm phân cấp đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát việc thực thi, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thủ tướng lấy ví dụ, thủ tục phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng hiện nay còn rất rườm rà, 10 ha lúa, 20 ha rừng mà phải trình lên đến Thủ tướng Chính phủ. Qua quy trình nhiều bước, mất rất nhiều thời gian, làm lãng phí nguồn lực và cơ hội, cản trở sự phát triển. Thủ tướng cho rằng cần phân cấp cho địa phương quyết định vấn đề này.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để quản lý và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên của đất nước. Tiếp tục tổ chức hiệu quả việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
Đa dạng hóa, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng môi trường, xử lý, tái chế chất thải, nước thải với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Triển khai tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Nghiên cứu thí điểm mô hình tuần hoàn, ít phát thải để tiến tới nhân rộng cho cả nước.
Triển khai kế hoạch hành động thực hiện cam kết chính trị với các đối tác về hỗ trợ cho chuyển đổi năng lượng công bằng, phát triển các ngành kinh tế dựa vào hệ sinh thái và triển khai các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Trong đó cần có các dự án, chương trình cụ thể, các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ này.
Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục hiện đại hóa, tăng dày mạng lưới khí tượng thủy văn, trạm ra đa, mạng lưới quan trắc, nâng cao chất lượng dự báo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ, ngành tài nguyên và môi trường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, cầu thị lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau và ý kiến người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thông qua việc tiếp tục xây dựng thể chế, đào tạo nhân lực, huy động nguồn lực, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, môi trường, khoáng sản, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phát biểu ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh khẳng định, ngành sẽ tập trung chỉ đạo, đặc biệt là xây dựng thể chế, chính sách Luật Đất đai, Bộ trưởng hứa với Thủ tướng cố gắng hoàn chỉnh, phối hợp tốt nhất với các cơ quan, các ban, các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện.
"Trong thời gian tới ngành tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, xây dựng kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tối 10-9, Công an xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai) triệu tập 1 người dùng tài khoản facebook Đoàn Như Quỳnh đăng tải tin sai sự thật về việc đập thủy điện Cốc Ly bị vỡ, gây hoang mang cho người dân trong thời điểm mưa lũ.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/8.
Dù được đề nghị đo nồng độ cồn đến 15 lần, ông H., được cho là cán bộ tòa án huyện Châu Phú (tỉnh An Giang), vẫn không chấp hành.
Truyền thông Thái Lan đưa tin một nhóm du khách nghi là người Việt Nam bế theo trẻ em chèo kéo khách nước ngoài mua hoa tại thành phố du lịch Pattaya.
Sáng 27-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời sân bay Nội Bài lên đường thăm chính thức ba nước Trung Đông.
Trọng nghe người khác nói mình 'bám váy đàn bà', không làm ra tiền, bắt bà L. nuôi, Trọng bực tức đến gặp ông Phương nói chuyện và xảy ra án mạng.
Học bổng bao gồm chi phí học tập, sinh hoạt phí trao cho sinh viên Việt Nam trong thời gian học tập.
Dù giấy phép chỉ cho phép được xây 5 tầng, lửng và 1 tum, toà chung cư mini 'chống nạng' ở quận Thanh Xuân được 'hô biến' lên 8 tầng.
Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) CSGT Tân Lạc thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình đã phát hiện và bắt giữ được một đối tượng trộm cắp xe mô tô cùng tang vật.