Sau nhiều năm trong tình trạng quan hệ ngoại giao lạnh giá, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm cấp Nhà nước kéo dài ba ngày, bắt đầu từ 28/10 tới Rabat theo lời mời của Quốc vương Morocco Mohammed VI.
Chuyến đi làm lành của Tổng thống Pháp |
Quốc vương Morocco Mohammed VI và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi lễ ký kết thỏa thuận tại Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Rabat ngày 28/10. (Nguồn: Reuters) |
Đây là chuyến công du đầu tiên của người đứng đầu Điện Elysee đến quốc gia châu Phi kể từ tháng 11/2018 và là lần hội ngộ đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Tổng thống Macron và Quốc vương Mohammed VI cùng cắt băng khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Tanger-Casablanca trị giá 2 tỷ USD trong chuyến thăm gần sáu năm trước.
Tháp tùng Tổng thống Macron lần này là một phái đoàn hùng hậu với chín bộ trưởng, trong đó có các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, nội vụ, giáo dục đại học và lãnh đạo 50 doanh nghiệp hàng đầu nước Pháp như TotalEnergies, Engie, Safran, Alstom...
Quốc vương Mohammed VI đích thân ra tận sân bay Rabat-Salé và thực hiện lễ đón vị khách đến từ nước Pháp với 21 phát đại bác rền vang. Sau đó, hai nguyên thủ hội đàm tại Hoàng cung, chứng kiến lễ ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá hơn 10 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh, kinh tế đến nông nghiệp, môi trường, giáo dục…
Theo trang North Africa Post, chuyến công du lần này của ông Macron mang tính lịch sử, phản ánh mối quan hệ sâu sắc giữa Morocco và Pháp, với “một tầm nhìn mới đầy tham vọng trên nhiều lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời giúp hàn gắn mối quan hệ sau nhiều năm căng thẳng".
Kể từ sau chuyến thăm năm 2018, mối quan hệ vốn có nhiều gắn kết trong lịch sử giữa Paris và Rabat dần lạnh nhạt bởi phát sinh một số khác biệt. Trước tiên là vào năm 2021, khi Pháp quyết định giảm một nửa số thị thực nhập cảnh cấp cho công dân Morocco, trả đũa việc Rabat từ chối tiếp nhận công dân di cư bất hợp pháp sang Pháp. Tiếp theo, do những chỉ trích của Nghị viện châu Âu về tự do ngôn luận ở Morocco, chính quyền Rabat đã để trống ghế đại sứ của nước này tại Paris từ tháng 1 đến tháng 10/2023.
Đặc biệt, mối quan hệ càng băng giá khi Paris thể hiện "lập trường mơ hồ" về vấn đề lãnh thổ Tây Sahara đang tranh chấp giữa Rabat và mặt trận Politsario thân Algeria bên cạnh những nỗ lực của người đứng đầu Điện Elysee nhằm xích lại gần hơn với Algiers.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bên bắt đầu hạ nhiệt sau khi Tổng thống Macron, vào đầu tháng Bảy, đã gửi một bức thư đến Quốc vương Mohammed VI. Trong thư, Tổng thống Pháp tuyên bố "hiện tại và tương lai của Tây Sahara nằm trong khuôn khổ chủ quyền của Morocco". Động thái này đã khiến Morocco hài lòng, coi đây là sự ủng hộ của Pháp đối với kế hoạch về tự trị cho vùng Tây Sahara của Rabat.
Trong bối cảnh Morocco có ảnh hưởng ngày càng tăng ở châu Phi và thế giới Arab, còn Pháp cần duy trì, bảo vệ và mở rộng ảnh hưởng và lợi ích vốn có ở lục địa này trước sự cạnh tranh chiến lược gay gắt tại khu vực, những kết quả đạt được từ chuyến đi "làm lành" này của Tổng thống Macron và sự đón tiếp nồng hậu của Quốc vương Morocco, hứa hẹn mở ra một trang mới, ổn định hơn cho mối quan hệ vốn nhiều gắn kết từ lịch sử nhưng cũng lắm thăng trầm giữa Pháp và Morocco.
Các công tố viên Ukraine ngày 6/11 tuyên bố đã chính thức thông báo cho hai quan chức quốc phòng cấp cao của nước này rằng họ là nghi phạm trong một vụ gian lận quy mô lớn liên quan đến việc mua quân phục từ một công ty Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh thời Covid-19, hàng loạt người Mỹ đổi sang sử dụng thiết bị xịt rửa, tạo ra xu hướng mua hàng mới.
Ít nhất 55 người chết sau hai vụ lở đất liên tiếp ở phía nam quốc gia châu Phi Ethiopia, thương vong được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chia sẻ với TG&VN, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nhớ lại những câu chuyện đi vào lòng người khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Indonesia năm 2018. Ông cho rằng, tầm nhìn và các giá trị nhân bản mà Tổng Bí thư để lại sẽ mãi là ngọn đuốc dẫn đường cho các thế hệ tương lai.
Giới chức Ấn Độ mở cuộc truy lùng nghi phạm quy mô lớn, sau khi một nữ du khách Tây Ban Nha trình báo bị 7 người cưỡng hiếp.
Giới chức Iran cho rằng các UAV tấn công ở Isfahan xuất phát trong lãnh thổ và nước này không có kế hoạch 'trả đũa Israel'.
Nga công bố video UAV tự sát Lancet tập kích radar phòng không ieMHR, khí tài hiếm có trong biên chế Ukraine, tại tỉnh Kharkov.
Chiều 19/9, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã nêu quan điểm của Việt Nam về loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon và cập nhật tình hình công dân tại khu vực Trung Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga chỉ trích việc Ba Lan sẵn sàng bố trí vũ khí hạt nhân NATO trên lãnh thổ, cảnh báo chúng sẽ trở thành mục tiêu quân sự.