Chuyến bay giải cứu: Doanh nhân nói mình là nạn nhân của 'văn hóa phong bì'?

15:50 20/07/2023

Nộp hồ sơ xin cấp phép chuyến bay giải cứu nhưng doanh nghiệp chưa “bôi trơn” thì không được hồi âm. Nhiều cựu giám đốc nói phải tìm đường đi “cửa sau”, có người còn phân trần mình “là nạn nhân của văn hóa phong bì”.

Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh tự bào chữa tại phiên tòa vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: NAM ANH

Trái với lời khai của các cựu quan chức khẳng định "không đòi hỏi", nhận tiền chỉ là "quà cảm ơn", tại phiên tranh tụng vụ chuyến bay giải cứu sáng nay (20-7), nhiều cựu giám đốc doanh nghiệp khẳng định nếu không chi tiền sẽ không được cấp phép.

Đưa tiền trong hoàn cảnh bất khả kháng?

Giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khai trong những ngày qua, trong phần tự bào chữa sáng nay, bà Nguyễn Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc) cho biết ở giai đoạn đầu tham gia tổ chức thực hiện chuyến bay giải cứu, công ty 4 lần nộp hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ nhưng đều không được phê duyệt.

Đến giai đoạn Chính phủ giao tổ công tác 5 bộ phê duyệt, bà Hồng thêm 3 lần gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cũng không được phê duyệt.

Không chỉ vậy, trong tất cả những lần này chưa bao giờ doanh nghiệp của bà được các cơ quan chức năng hồi âm vì sao hồ sơ không đạt, cần bổ sung tài liệu gì.

Tìm hiểu từ những công ty đã thực hiện chuyến bay giải cứu, bà Hồng mới hiểu ra muốn được cấp phép thì phải đi "cửa sau".

"Thời điểm đấy bị cáo đã đi làm các thủ tục giấy tờ theo quy trình. Bị cáo cũng đã xuống tiền đặt cọc vé máy bay của hãng hàng không, đặt cọc tiền thuê khách sạn cách ly xin cấp phép không có hồi âm nên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan", nữ giám đốc lý giải về bối cảnh phải chi tiền "bôi trơn" để được cấp phép chuyến bay giải cứu.

Cánh "cửa sau" đầu tiên mà Hồng tìm đến là Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Hồng sử dụng Công ty Minh Ngọc và mượn pháp nhân của Công ty Sora để nhờ Hoàng hỗ trợ xin cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu. Hai bên đã thỏa thuận, Hồng đưa cho Hoàng 3,3 tỉ để được giúp cấp phép thực hiện hai chuyến bay.

Thời gian sau, khi Hoàng không giúp đỡ tiếp, Hồng qua "cầu nối" là Trần Quốc Tuấn (giám đốc Công ty Vitrato) để liên hệ với những người thẩm quyền nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu.

Hồng đã chuyển cho Tuấn 7,4 tỉ đồng nhờ giúp đỡ. Tuấn đưa cho cựu cục trưởng Cục Lãnh sự 20.000 USD, đưa cục phó Đỗ Hoàng Tùng 25.000 USD, đưa Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) hơn 2,4 tỉ…

Bào chữa cho bà Hồng, luật sư cũng đưa ra quan điểm thời gian đầu thân chủ của mình xin cấp phép chuyến bay giải cứu không được chấp nhận cũng không biết khiếu nại ở đâu. Thời điểm dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch rơi vào cảnh khó khăn nên khi có chính sách tổ chức các chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu thì "như nắng hạn gặp mưa rào".

Tuy nhiên sau nhiều lần hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tìm cách đi "cửa sau" và phải chi tiền "trong hoàn cảnh bất khả kháng".

Giống như hoàn cảnh của Hồng, bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (người thành lập Công ty Lữ Hành Việt) cũng cho biết giai đoạn đầu gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ và công văn gửi các hãng hàng không xin tiếp tục tổ chức các chuyến bay nhưng không được chấp thuận.

Tự bào chữa trước tòa sáng nay, Mạnh phân trần trước tình hình dịch bệnh, hoàn cảnh nhiều người khó khăn, bị cáo có danh sách gần 1.000 công dân xin về nước, đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ từ chọn khách sạn, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn…

Thế nhưng hồ sơ vẫn không được duyệt, không có cơ quan nào hồi âm nên bị cáo "rất thất vọng".

'Vì thế, bị cáo quyết tâm cố gắng xin bằng được chuyến bay… Đến giờ phút này, bị cáo khẳng định chính hành vi mập mờ, chính tất cả hành vi mập mờ… đã thúc đẩy bị cáo và đồng nghiệp của bị cáo phải đưa hối lộ.

Suốt quá trình cấp phép chuyến bay, bị cáo chỉ mong muốn có được việc làm, có được chuyến bay để đưa công dân về nước", bào chữa đến đây Mạnh bật khóc.

Khoảng tháng 1-2021, Mạnh tìm đến Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do), bàn bạc nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu và chia lợi nhuận.

Mạnh cùng Vũ Thùy Dương đưa tiền cho Kiếm để tìm cách nhờ các cá nhân có thẩm quyền để thuận lợi được cấp phép chuyến bay giải cứu. Ở giai đoạn sau thấy Kiếm chi tiền quá lớn nên Mạnh cùng với Dương tự chủ động việc đưa tiền để xin cấp phép các chuyến bay.

Cáo trạng xác định bị cáo Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 7-8 năm tù, bị cáo Dương đưa hối lộ 24 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 2-3 năm tù.

Bị cáo Lê Hồng Sơn được dẫn giải đến phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: DANH TRỌNG

"Doanh nghiệp là nạn nhân của văn hóa phong bì" khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu

Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lê Hồng Sơn, tổng giám đốc Công ty Blue Sky, trình bày trước khi xảy ra dịch COVID-19 doanh nghiệp là đơn vị có tiếng trong ngành hàng không, doanh thu khoảng 1.000 tỉ/năm với hơn 100 nhân công.

Tuy nhiên dịch bùng phát, các doanh nghiệp hàng không gặp nhiều khó khăn, vỡ nợ và "doanh nghiệp của bị cáo không nằm ngoài vòng xoáy này".

Năm 2020, với uy tín của Công ty Blue Sky đã được Vietnam Airlines lựa chọn việc thực hiện 10 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước.

"Bị cáo đã được chứng kiến nhiều nụ cười và giọt nước mắt của hạnh phúc, đoàn tụ… Từ việc biết được nhiều người cách xa gia đình, vì chậm chuyến bay mà mẹ không gặp con, cháu không gặp bà, có người còn mất trên chuyến bay đã thôi thúc bị cáo thực hiện càng nhiều chuyến bay giải cứu càng tốt", ông Sơn nói và giãi bày "không phải tổ chức các chuyến bay chỉ vì quan tâm đến lợi nhuận".

Ông Sơn thừa nhận cùng với phó giám đốc của công ty thực hiện việc hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu. Nhưng khi nghe bản luận tội của viện kiểm sát ông cảm thấy rất sốc vì đối diện mức án 11-12 năm tù, đây gần như là mức kịch khung,

"Qua vụ án này bị cáo nghĩ rằng doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hóa phong bì, nạn nhân của văn hóa thiếu hiểu biết", ông Sơn phân trần.

Về giá vé để đưa công dân về nước, ông Sơn cho rằng ở Việt Nam nếu có từ 2-3 doanh nghiệp cùng thực hiện một việc thì khó có thể thỏa hiệp về giá nhưng thời điểm dịch có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến "loạn giá", không có mức giá chung.

Bào chữa cho ông Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh đưa ra phân tích rằng lời khai của nhiều cá nhân khác nhau tại nhiều doanh nghiệp khác nhau, tại tòa đã cho thấy một bức tranh chung toàn cảnh: "Đó là một số cán bộ nhà nước gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền thì mới tạo điều kiện cấp phép. Nếu doanh nghiệp không đưa tiền, chắc chắn họ sẽ bị thiệt hại rất lớn", luật sư lập luận và nói kết luận điều tra, cáo trạng cũng xác định bản chất của vụ án là như vậy.

Luật sư đưa ra ví dụ, tại tòa một chủ doanh nghiệp từng khai khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu, thời gian đầu không chịu "bôi trơn" nên đã rơi vào cảnh "khó khăn cùng cực".

"Vậy doanh nghiệp có sự lựa chọn nào khác không?", luật sư đặt vấn đề và khẳng định "chỉ có hoặc là đưa tiền, hoặc đừng tổ chức chuyến bay nữa".

Luật sư còn gọi việc đưa - nhận hối lộ trong vụ án này "là một thị trường mua bán, đổi chác" và đưa ra giả thiết nếu tất cả doanh nghiệp không đưa tiền, chưa chắc 93.000 người của các chuyến bay combo đã được về nước.

Luật sư Thanh nói hành vi đưa hối lộ của ông Sơn xuất phát từ những khó khăn mà không phải do doanh nghiệp tự gây ra. "Xét cho cùng, ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế xin - cho trong vụ án này", lời của luật sư.

Có thể bạn quan tâm
Người tố cáo con gái Chủ tịch Tân Hiệp Phát bị truy tố tội lừa đảo

Người tố cáo con gái Chủ tịch Tân Hiệp Phát bị truy tố tội lừa đảo

06:50 03/11/2023

TP - Viện KSND TPHCM vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Chung (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Đo đạc, tư vấn, thiết kế, xây dựng DCB - Công ty DCB) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việt Nam đã có nhiều biện pháp và qui định xử lý tin giả

Việt Nam đã có nhiều biện pháp và qui định xử lý tin giả

14:10 19/09/2023

Tin giả đang nổi lên thành vấn nạn tại từng quốc gia ASEAN, gây nên nhiều thiệt hại to lớn và nguy cơ kích động bạo lực, thù hận sắc tộc, tôn giáo.

Bắt người đàn ông Trung Quốc bị truy nã

Bắt người đàn ông Trung Quốc bị truy nã

11:10 30/06/2024

Công an Quảng Nam vừa phối hợp lực lượng của Bộ Công an bắt một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc bị Bộ Công an nước này truy nã.

Cán bộ nội vụ: Không có căn cứ kỷ luật người sinh con thứ 3

Cán bộ nội vụ: Không có căn cứ kỷ luật người sinh con thứ 3

17:20 24/07/2023

Một cán bộ ngành nội vụ tỉnh Nghệ An thừa nhận không có căn cứ xử lý kỷ luật đối với hành vi sinh con thứ 3 trở lên của...

Chuyển sang công chức cấp xã có phải trải qua sát hạch của huyện không?

Chuyển sang công chức cấp xã có phải trải qua sát hạch của huyện không?

06:40 26/09/2023

Bạn đọc Quỳnh Nga hỏi: Tôi từng là công chức cấp huyện, nay tôi muốn chuyển sang công chức cấp xã thì có phải trải qua sát hạch của huyện...

Cụ ông U70 tuổi tử vong khi cố chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Cụ ông U70 tuổi tử vong khi cố chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

19:10 08/10/2023

Yên Bái - Một người đàn ông quê Hải Phòng đã tử vong trong quá trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh núi cao thứ 4 tại Việt Nam.

Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

19:40 19/06/2023

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk-yeol và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ...

'Nhờ tiền ủng hộ của bạn đọc VTC News, em đã tự đứng trên đôi chân của mình'

'Nhờ tiền ủng hộ của bạn đọc VTC News, em đã tự đứng trên đôi chân của mình'

05:00 15/04/2024

Ngày 14/4, đại diện Báo điện tử VTC News trao số tiền gần 50 triệu đồng đến hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh. Trong đó, gia đình em Trần Hậu Mạnh trong bài viết 'https://vtcnews.vn/bo-can-rang-vay-nang-lai-de-chua-ung-thu-xuong-cho-con-ar857192.html' số tiền 41.489.500 đồng. Gia đình anh Nguyễn Đình Tám trong bài viết 'https://vtcnews.vn/can-tien-cuu-chua-con-ut-nguoi-cha-nghi-quan-muon-2-con-lon-nghi-hoc-ar858214.html' số tiền...

Tiền Giang: Nữ sinh lớp 8 lập Facebook ảo vu khống thầy giáo 'gạ tình'

Tiền Giang: Nữ sinh lớp 8 lập Facebook ảo vu khống thầy giáo 'gạ tình'

16:00 15/03/2023

Ngày 15/3, trao đổi với PV, ông Lê Văn Dũng, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, đã báo cáo UBND thành phố và Sở GD-ĐT vụ việc nữ sinh Trường THCS Xuân Diệu lập Facebook ảo vu khống thầy giáo. Cô Nguyễn Thị Mỹ Linh, Hiệu trưởng THCS Xuân Diệu, cho biết, chiều 14/3, Ban giám hiệu nhận được thông tin trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh chụp màn hình tin nhắn trao đổi giữa nữ sinh T.T.A. (học sinh lớp 8 của trường) với tài...

Co loi xay ra
Co loi xay ra