TPO - "Việc tái định cư phải được đảm bảo tốt nhất có thể, để người dân đến nơi ở mới sao cho thuận lợi, đừng để tình trạng dân ở dưới biển lại đưa lên rừng. Tinh thần là công tác tái định cư phải làm sao cho người dân có đời sống tốt hơn, chứ không dồn dân lại một nơi rồi khó khăn chồng chất" - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu.
Tiền Phong Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hoài Văn 1 |
Ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Hoài Văn |
Sáng 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo sở, ngành, địa phương về dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam.
Hơn 2.700 tỉ đồng tạo diện mạo mới cho Trường Giang
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (chủ dự án) cho biết, dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỉ đồng, trong đó từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (chiếm 67,53%), còn lại là vốn đối ứng.
Tiền Phong Sông Trường Giang, Quảng Nam. 1 |
Sông Trường Giang, Quảng Nam. |
Dự án bao gồm các hạng mục: Nạo vét sông Trường Giang; Tổ hợp công trình thoát lũ thành phố Tam Kỳ: Xây dựng 6 cầu bắc qua sông Trường Giang và 1 cầu dân sinh hoàn trả.
Kết quả kiểm đếm sơ bộ ban đầu, diện tích sử dụng đất của dự án là khoảng 483,16 ha, trong đó tổng diện tích thu hồi vĩnh viễn của các hộ là 99,87ha (gồm 4,84ha đất ở và 95,03ha đất nông nghiệp); còn lại là đất công do địa phương quản lý.
Dự án ảnh hưởng đến khoảng 1.068 hộ gia đình bị thu hồi đất, trong đó 272 hộ phải di dời. Ngoài ra, đánh giá có khoảng 7.122 hộ sinh kế dọc sông Trường Giang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị xây dựng Đề án chuyển đổi nghề nghiệp cư dân sinh sống dọc sông Trường Giang khi triển khai dự án, đồng thời với việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tiền Phong Tỉnh Quảng Nam họp với các sở, ngành, địa phương về dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam. 1 |
Tỉnh Quảng Nam họp với các sở, ngành, địa phương về dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam. |
“Làm sao lòng dân phải thuận”
Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến cho rằng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Dự án có quy mô trải dài trên nhiều địa bàn, sử dụng vốn vay ODA, vì vậy công tác bồi thường, GPMB là hết sức quan trọng.
Ông Phan Công Vỹ - Bí thư huyện ủy Thăng Bình, cho rằng, dự án triển khai đa mục tiêu vừa thoát lũ, môi trường và phát triển du lịch do đó địa phương rất ủng hộ. Tại địa bàn có 6 xã bị ảnh hưởng bởi dự án, những hộ bị ảnh hưởng chủ yếu làm nghề trên sông, do đó công tác tái định cư (TĐC) phải bố trí phù hợp. Ngoài ra, khó khăn chung là thiếu nguồn nguyên liệu san lấp khiến nhiều dự án triển khai trên địa bàn "đứng bánh".
Bí thư Thành ủy Tam Kỳ Nguyễn Thị Thu Lan cho rằng tỉnh sớm có quyết định bổ sung đền bù GPMB, bố trí nguồn lực tạm ứng cho các địa phương thực hiện.
Theo bà Lan, triển khai dự án không chỉ đơn thuần nạo vét khơi thông mà phải dự lường đến khả năng bồi lắng, các tác động đến môi trường, tính toán đến những giải pháp phục hồi hệ sinh thái sông.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng yêu cầu các ngành, địa phương xác định tinh thần đây là “dự án trọng điểm của trọng điểm, là nhiệm vụ rất quan trọng” đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải vào cuộc quyết liệt.
Vấn đề mấu chốt quyết định thành công của dự án này là công tác bồi thường GPMB, tái định cư, ổn định cuộc sống nhân dân. Ông Hưng đề nghị, UBND các huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ từng phần việc, đặc biệt, công tác tái định cư phải đi trước một bước. Bồi thường GPMB đó là hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ sinh kế cho dân.
“Tiền không thiếu, đừng lo tiền, lo làm đi. Quỹ phát tiển đất của tỉnh ưu tiên để thực hiện việc TĐC, quỹ hết sẽ cho ứng ngân sách. Phấn đấu đến 30/6/2025 phải xong công tác TĐC cho dân. Quan trọng nhất là lòng dân phải thuận, nếu không dự án cũng không thể thực hiện” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai các phần việc để đảm bảo đúng tiến độ.
Kết luận buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ban, ngành địa phương quyết tâm cao thực hiện dự án. Ông Dũng lưu ý đặc biệt về công tác đền bù GPMB quyết liệt nhưng phải thuận lòng dân.
“Tái định cư cho người dân phải hợp lý, thuận lợi, đừng để họ ở dưới biển lại đưa lên rừng, tái định cư tại chỗ được là tốt nhất. Tinh thần là làm sao người dân vùng dự án đến nơi ở mới có cuộc sống tốt hơn”, ông Dũng chỉ đạo.
Ngành chức năng phải quản lý tốt hiện trạng, không được cho tổ chức cá nhân cơi nới phát sinh thêm, nếu có thì phải xử nghiêm.
Giao trách nhiệm cho các địa phương kiểm đếm, để phê duyệt phương án đền bù; rà soát điều chỉnh quy hoạch phân khu, vùng; các đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát và bàn giao mốc kịp thời, đúng, đủ.
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam khẳng định, dự án có ý nghĩa lớn, đề nghị cả hệ thống chính trị, bí thư các huyện, các cấp ngành "xắn tay" vào việc, xem đây là dự án trọng điểm cần quan tâm.
“Triển khai dự án không chỉ làm cho có cầu, có đường mà phải bảo đảm được hệ sinh thái, định hướng phát triển đô thị trong tương lai”, ông Dũng lưu ý.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tại Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 29/3/2022. UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tại Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 14/3/2024. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án.
Đoàn công tác của Ngân hàng thế giới WB đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam để thống nhất các bước tiếp theo và mốc thời gian cụ thể để chuẩn bị đàm phán dự án và tăng hiệu quả dự án.
Đại tá Ngô Nam Cường - Phó Tư lệnh Quân khu 4, khẳng định, việc tổ chức lại các cơ quan, đơn vị có ý nghĩa quan trọng nhằm từng bước xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong thời bình và sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh xảy ra, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Lực lượng biên phòng, ban quản lý bãi tắm cùng người dân đã tổ chức ứng cứu 4 nạn nhân bị đuối nước ở bãi tắm Cửa Việt (huyện Gio...
Camera gắn thân giúp cả cảnh sát và người dân kiểm soát hành vi, tránh ngụy tạo bằng chứng để vu khống người thi hành công vụ và được coi như bằng chứng buộc tội độc lập.
Những ngày vừa qua, một đàn cò trắng có số lượng lên đến hàng nghìn con đã xuất hiện tại TP Điện Biên Phủ , tỉnh Điện Biên khiến người...
Xe hơi mang biển số Bà Rịa - Vũng Tàu tông vào đuôi xe chở rác cây xanh làm một nữ công nhân tử vong.
Bình Thuận - Camera ghi lại cảnh nam thanh niên chạy xe máy tông vào cột đèn ven Quốc lộ 1 khiến xe máy bể nát, người này tử vong...
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều tuyến phố ở Hà Nội được trang trí với cờ đỏ sao vàng, băng rôn, biểu ngữ, góp phần tô điểm thêm sắc màu cho Thủ đô.
Hưng Yên - Công an huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã xuyên đêm tìm kiếm hai chị em mất tích cùng bố hơn một tuần trước. Sáng nay, họ...
UBND xã Xuân Tô, nay là phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang bán vượt thẩm quyền 1,5 hecta đất công, nhưng 20 năm nay chưa giải quyết xong.