Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm sắp có chuyến thăm chính thức Campuchia, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng đã chia sẻ với TG&VN về ý nghĩa cũng như nội dung trọng tâm của chuyến thăm.
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng |
Chủ tịch nước Tô Lâm. |
Xin Đại sứ cho biết mục đích và ý nghĩa chuyến thăm Campuchia sắp tới của Chủ tịch nước Tô Lâm đối với quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Việt Nam-Campuchia?
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia lần này của Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa kỷ niệm 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2024) với nhiều hoạt động ấm tình hữu nghị đặc biệt giữa hai quốc gia láng giềng.
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, luôn coi trọng và đề cao việc tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác truyền thống với các nước láng giềng, trong đó có Campuchia.
Trong thời gian qua, các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước diễn ra thường xuyên, qua đó đạt nhiều thỏa thuận chiến lược định hướng cho tổng thể quan hệ giữa hai nước.
Trên tinh thần đó, tôi cho rằng chuyến thăm cấp Nhà nước Campuchia của Chủ tịch nước Tô Lâm lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiếp tục vun đắp, mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Campuchia theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, bảo đảm giữ gìn tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam-Campuchia mãi mãi trường tồn.
Những hoạt động, nội dung điểm nhấn trong chuyến thăm này là gì? Đại sứ kỳ vọng thế nào về chuyến thăm?
Chuyến thăm cấp Nhà nước Campuchia lần này của Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra trong 2 ngày 12-13/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Chủ tịch nước sẽ có một số hoạt động quan trọng: Hội kiến với Quốc vương Norodom Sihamoni, Hội kiến với Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, Hội kiến song phương với Chủ tịch Thượng viện Samdech Techo Hun Sen, Hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Samdech Ratsaphiathica thipadey Khuon Su Dary, Hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Mohabovo Thipadey Hun Manet.
Thông qua những hoạt động đó, các nhà lãnh đạo của hai bên sẽ trao đổi sâu rộng về quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua, cũng như hiện nay. Đồng thời, bàn các biện pháp làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước sẽ tiếp Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, gặp gỡ Hội Cựu sinh viên Campuchia học tập tại Việt Nam, thăm và nói chuyện với sinh viên trường Đại học Hoàng gia Phnom Penh. Đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa, góp phần lan tỏa tình cảm của Lãnh đạo Việt Nam tới các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ Campuchia.
Theo Đại sứ, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường như hiện nay, hai nước cần phải có những ưu tiên quan trọng nào để thúc đẩy quan hệ cũng như nâng cao uy tín và vị thế của hai nước trên trường quốc tế?
Tôi cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường như hiện nay, đặc biệt sự cạnh tranh địa chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với mỗi nước và quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia đòi hỏi hai nước càng phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau hơn, vì điều kiện địa chính trị khách quan đã khiến an ninh, ổn định và phát triển của nước này cũng chính là an ninh, ổn định và phát triển của nước kia.
Để làm cho quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển cũng như nâng cao vai trò, vị thế của hai nước trong thời gian tới, tôi cho rằng hai bên cần tiếp tục triển khai một số lĩnh vực và biện pháp ưu tiên:
Một là, duy trì và phát huy thành quả tốt đẹp về quan hệ chính trị, làm nền tảng định hướng cho hợp tác toàn diện giữa hai nước; không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Việt Nam-Campuchia trong tình hình mới.
Hai là, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nhằm tạo sự chuyển biến tích cực hơn trên các lĩnh vực hợp tác, trong đó coi trọng việc nâng cao hiệu quả hợp tác hai nước trên lĩnh vực kinh tế, tạo động lực mới và nguồn lực bảo đảm cho quan hệ hai nước.
Ba là, tăng cường mạnh mẽ và đưa trụ cột quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng-an ninh và đối ngoại đi vào chiều sâu, bảo đảm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển của mỗi nước. Hai bên cần phối hợp chặt chẽ, tham vấn lẫn nhau trong các vấn đề chung tại các diễn đàn và khuôn khổ hợp tác ở khu vực và quốc tế.
Bốn là, phối hợp chặt chẽ, nâng cao chất lượng hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; phát huy quan hệ tốt đẹp giữa các bộ, ngành, nhất là các địa phương có chung đường biên giới; tăng cường các hoạt động hữu nghị, tương trợ lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân, tổ chức đoàn thể, thanh niên hai nước.
Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng |
Lễ kỷ niệm 47 năm hành trình lịch sử tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Samdech Techo Hun Sen được Campuchia long trọng tổ chức sáng 20/6. (Ảnh: QT) |
"Sông Cửu Long nghìn năm vẫn chảy. Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai", theo Đại sứ, tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia có ý nghĩa như thế nào trong mỗi giai đoạn phát triển của quan hệ hai nước?
Việt Nam-Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước uống chung nguồn nước sông Mekong, vì vậy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia mặc nhiên đã hình thành và không ngừng phát triển cùng với lịch sử của hai dân tộc.
Nhân dân hai nước đã luôn đồng cam, cộng khổ, chia ngọt, sẻ bùi trong mọi hoàn cảnh, cùng nhau đấu tranh chống kẻ thù chung, cùng nhau giành thắng lợi mang lại độc lập, tự do cho nhân dân mỗi nước và cùng nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tình hữu nghị ấy đã trở thành quy luật, nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi nước và trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc cần được nâng niu, trân trọng, gìn giữa và phát huy.
Trả lời Hãng thông tấn quốc gia AKP của Campuchia gần đây, Đại sứ có nhắc đến tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước trong các lĩnh vực mới, Đại sứ có thể chia sẻ cụ thể hơn?
Quan hệ Việt Nam-Campuchia trong những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu nổi bất trên nhiều lĩnh vực gắn với các sự kiện quan trọng của hai nước. Hợp tác kinh tế giữa hai nước trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực cả về đầu tư và thương mại.
Tôi cho rằng, bên cạnh những lĩnh vực hợp tác truyền thống, hai nước vẫn còn dư địa và nhiều cơ hội để tăng cường mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới đầy tiềm năng có thể bổ sung cho nhau như: hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ xanh, sạch, công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghệ cao, hợp tác về y tế. Hai nước cũng có thể tranh thủ các cơ chế đa phương mà hai bên cùng tham gia để gia tăng cơ hội và khả năng hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam với Campuchia và với nước thứ ba.
Bên cạnh đó, hai bên cần sớm xây dựng và định hình cơ chế hợp tác du lịch giữa hai nước cũng như giữa ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam theo phương châm “Một hành trình hai nước đến” hoặc “Một hành trình ba nước đến” như ý tưởng đề xuất của Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet.
Đồng thời, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh... cũng như đẩy mạnh kết nối vận tải đường bộ, đường hàng không, đường sắt giữa hai nước và giữa ba nước nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vào cả ba nước trong thời gian tới.
Trên tinh thần tích cực, chủ động, nhanh nhạy của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tôi tin rằng hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước sẽ ngày càng được rộng mở, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo mục tiêu mà hai nước đã đề ra, đưa hai nước trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045 (đối với Việt Nam) và năm 2050 (đối với Campuchia).
Trân trọng cảm ơn Đại sứ!
Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố ông 'sẽ luôn bảo vệ chủ quyền' của nước này khi được hỏi về vấn đề Biển Đông.
Cái chết của Tổng thống Iran Raisi có thể sẽ khiến tình hình Trung Đông thêm bất ổn, giữa lúc khu vực trải qua hàng loạt xung đột.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/5.
Quân đội Ukraine cho biết hơn 20 tàu hải quân Nga hoạt động trên Biển Đen, có thể chuẩn bị trục vớt UAV Mỹ hoặc tập kích tên lửa.
Đan Mạch sẽ tham gia liên minh của Mỹ và Anh để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen.
Đại sứ Palestine tại Nga Abdel Hafiz Nofal thông báo Tổng thống Mahmoud Abbas sẽ thăm Moscow từ 12-14/8 với hy vọng gặp nhà lãnh đạo nước chủ nhà Vladimir Putin vào ngày 13/8.
Việt Nam đã thông báo về vấn đề nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông và các nước liên quan đều bày tỏ tôn trọng, theo Bộ Ngoại giao.
Nhà thám hiểm người Mỹ bị mắc kẹt 9 ngày trong đường hầm hẹp của hang động sâu hơn 1.000 mét ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được giải cứu.
Tổng thống đắc cử Mỹ bình luận 'đúng' về nội dung trên mạng xã hội cho rằng ông sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về vấn đề biên giới, và dùng đến nguồn lực quân đội để trục xuất dân nhập cư bất hợp pháp.