Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những thành tựu và đóng góp của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà trong hành trình theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Tiếp tục các hoạt động tại thủ đô Vienna trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Áo, chiều 24/7, theo giờ địa phương, sau khi thăm Trụ sở cơ quan Liên hợp quốc và làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), dù rất bận rộn với lịch trình dày đặc trong chuyến thăm song Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vẫn dành thời gian tới thăm gia đình, nói chuyện với Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Duy Hà - nhà khoa học người Việt có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật lý lượng tử tại châu Âu và thế giới.
Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà sinh năm 1971, tốt nghiệp đại học Bách khoa Hà Nội ngành Điện hóa, chuyên gia vật lý lượng tử nhiệt độ thấp, hiện là Giáo sư tại Đại học Bách khoa Vienna, nhóm nghiên cứu số một của Áo và là một trong 7 nhóm nghiên cứu nhiệt độ thấp hàng đầu của châu Âu.
Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà từng có thời gian nghiên cứu, làm việc tại nhiều tổ chức, cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín ở trong và ngoài nước như Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, Nhật Bản; Viện Công nghệ, Bộ Công nghiệp Việt Nam; Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc; Đại học Tổng hợp Leiden, Hà lan...
Nhiều thành viên trong gia đình Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà cũng là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ trong các lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng chuyên sâu ở trong nước và các quốc gia có nền khoa học tiên tiến của thế giới.
Thăm hỏi gia đình và nghe báo cáo về các công trình, dự án nghiên cứu khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những thành tựu và đóng góp của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà trong hành trình theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn mong muốn người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, giới trí thức, khoa học công nghệ Việt Nam ở nước ngoài nói riêng ngày càng đạt được những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và trong cuộc sống.
Vui mừng được biết nhà khoa học Nguyễn Duy Hà cùng gia đình đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ trong thời gian qua, Chủ tịch nước tin tưởng những trí thức như gia đình Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà sẽ góp phần lan tỏa, làm cho thế giới biết đến nhiều hơn đội ngũ trí thức người Việt.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trí thức, nhà khoa học của Việt Nam thành danh ở nước ngoài, được thế giới biết đến và đánh giá cao như nhà vật lý, thiên văn Trịnh Xuân Thuận, Giáo sư Trần Thanh Vân… và nhà khoa học Nguyễn Duy Hà. Thành công của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà là niềm vui của gia đình, của cá nhân Tiến sỹ Hà; đồng thời cũng là niềm vui chung của người Việt Nam, của đất nước Việt Nam.
Chủ tịch nước cho rằng bên cạnh việc đóng góp cho trí tuệ chung khoa học công nghệ của nhân loại, của cơ sở nghiên cứu sở tại, những thành tựu khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà còn có ý nghĩa khích lệ, động viên đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ nước nhà.
Cùng với đó, còn góp phần gợi mở những vấn đề mới cho công tác quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, nhất là trong việc hoàn thiện chính sách khuyến khích, tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học người Việt ở trong nước và nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt là việc mạnh dạn nuôi dưỡng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho những ý tưởng mới, có tính đột phá để từ đó, tìm kiếm những phát minh khoa học quan trọng.
Chủ tịch nước mong muốn với kinh nghiệm quý báu của mình, Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà sẽ tăng cường kết nối với các nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong nước. Từ đó, vừa kết hợp nghiên cứu, vừa đề xuất hoàn thiện chính sách; đồng thời chia sẻ niềm đam mê để tìm kiếm kết quả vượt bậc trong khoa học, đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của đất nước./.
Trợ lý Tổng thư ký LHQ phụ trách Trung Đông-châu Á và Thái Bình Dương Khaled Khiari đánh giá vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa mới đây của Triều Tiên làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Ngày 30-5, Triều Tiên tổ chức cuộc tập trận nhằm phô diễn sức mạnh và khẳng định quyền tự vệ của nước này, dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
'Trung Quốc và Mỹ cần phải đối thoại. Chúng ta không chỉ nên nối lại đối thoại mà cuộc đối thoại còn phải sâu sắc và toàn diện', ông Vương Nghị nói.
Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc sắp được ký kết là cột mốc quan trọng trong việc xác lập những cam kết lâu dài của hai cơ quan.
Trần Phương Bình đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, không thẩm định hồ sơ vay và tài sản đảm bảo, lập tờ trình đề nghị phê duyệt cho 5 công ty của bị cáo Phùng Ngọc Khánh vay 1.680 tỷ đồng.
Dự báo từ đêm 14-6, miền Bắc xảy ra một đợt mưa rào và dông trên diện rộng, trong đó khu vực vùng núi và trung du cũng có mưa.
43 người châu Phi chen chúc trên một con thuyền nhỏ để tìm đường đến châu Âu. Hơn 4 tháng sau khi khởi hành, con thuyền này được tìm thấy ở Trung Mỹ, chở trên đó 14 thi thể.
Thiếu vật liệu làm cao tốc là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đang nghiên cứu các vật liệu mới thay cát sông...
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 177 thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Hội đồng). Theo đó, Thủ tướng là Chủ tịch Hội đồng; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch Hội đồng. Quyết định cũng nêu rõ các Ủy viên Hội đồng gồm: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Tài chính; 1 lãnh đạo Bộ Nội vụ; 1 lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;...