Chủ tịch KADIN: ASEAN tăng kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

10:00 15/03/2023

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch ASEAN-BAC 2023, trao đổi với phóng viên TTXVN về những ưu tiên chính sách trong năm Indonesia làm Chủ tịch ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại trong khu vực.

Ápphích cổ động Năm Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023. (Nguồn: TTXVN)

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN 2023 (ASEAN-BAC 2023) vừa có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trong hai ngày 13 và 14/3.

Bên lề chuyến thăm và làm việc, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Arsjad về những ưu tiên chính sách trong năm Indonesia làm Chủ tịch ASEAN nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tăng cường cơ hội thúc đẩy giao thương, thu hút đầu tư giữa Việt Nam và Indonesia.

Kết nối là chìa khóa

Trước khi đến Việt Nam, ông Arsjad đã đến Singapore, Philippines và Malaysia với cùng một mục đích: lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của doanh nghiệp các nước, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) về ASEAN.

Từ đó, ông sẽ cùng ASEAN-BAC và các cơ quan phụ trách hoạt động thương mại, đầu tư ở các quốc gia Đông Nam Á xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thịnh vượng cho người dân trên toàn khu vực.

Theo ông Arsjad, ASEAN đang là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế thế giới với mức tăng trung bình là 5,5%. Ngoài ra, các nước ASEAN cũng kiểm soát tốt lạm phát, nhanh chóng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và đảm bảo tính ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế.

Ông nhấn mạnh với quy mô nền kinh tế 5.000 tỷ USD và dân số hơn 700 triệu người, đóng góp của ASEAN đối với kinh tế toàn cầu còn lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU) hay Mỹ… Nhưng để thật sự tận dụng được những điều này, các nước cần tăng cường đầu tư, giao thương và gia tăng kết nối để giúp ASEAN trở thành tâm điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hiện hoạt động giao thương, đầu tư giữa các nước vẫn chủ yếu trong các lĩnh vực và loại hàng hóa truyền thống như than đá, dầu cọ, ô tô, bất động sản… Song ông Arsjad cho rằng đã đến lúc doanh nghiệp các nước phải thúc đẩy kết nối và đưa các hoạt động giao thương lên tầm cao hơn nữa, sang các lĩnh vực mới và chất lượng cao hơn.

Chủ tịch KADIN cũng nhấn mạnh doanh nghiệp và chính phủ các quốc gia ASEAN cần tăng cường hợp tác công-tư để giải quyết các vấn đề lớn hiện thời, bao gồm tình trạng thiếu hụt nguồn cung đẩy giá lương thực lên cao, lạm phát phi mã và giá năng lượng tăng vọt.

Ngoài ra, các bên cũng cần kết nối để tìm cách đối phó với những bất ổn bên ngoài do cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng những tác động từ xung đột Nga-Ukraine.

Đảm bảo tăng trưởng mang tính bao trùm

Chủ tịch KADIN cho biết chuyến đi lần này của ông tới Việt Nam là nhằm thúc đẩy bảy chương trình đột phá kế thừa với năm vấn đề ưu tiên gồm chuyển đổi số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, tăng cường khả năng y tế và tạo thuận lợi thương mại.

Về chuyển đổi số, Indonesia đề xuất ba chương trình số hóa tập trung vào công nghệ tài chính và thương mại điện tử gồm: Mã QR ASEAN, Nền tảng cho vay ASEAN P2P và Khởi nghiệp WIKI.

Những chương trình này sẽ tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận nguồn tài chính cần thiết, thúc đẩy giao dịch, giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới cho hoạt động thanh toán trong khu vực, tăng cường kết nối và giao lưu giữa doanh nghiệp các nước.

Đối với tăng cường tính bền vững cho ngành y tế, ông Arsjad giới thiệu chiến dịch “ASEAN One Shot” ưu tiên phát triển một chương trình tiêm chủng khu vực trong dài hạn, tăng cường năng lực nghiên cứu và sản xuất thuốc để ASEAN có thể đối phó tốt hơn với các đại dịch tương lai cũng như những loại bệnh phổ biến như lao hay sốt rét.

Về ưu tiên phát triển bền vững, KADIN đề xuất thành lập Trung tâm trung hòa carbon ASEAN (ASEAN Net Zero Hub) và Trung tâm ưu việt về Carbon (Carbon Center of Excellence).

Ông Arsjad cho hay Indonesia muốn ASEAN là một phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhưng mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế và công nghiệp đều gặp những trở ngại riêng trên con đường đạt mục tiêu này. Do đó, các đề xuất trên nhằm hỗ trợ các nước tìm kiếm, xây dựng giải pháp và chia sẻ các bài học rút ra cho khu vực liên quan đến chống biến đổi khí hậu.

Trên đây là ba vấn đề được Indonesia rút ra từ chương trình nghị sự của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và chia sẻ với ASEAN, vì Indonesia là quốc gia Đông Nam Á duy nhất nằm trong nhóm này.

Ngoài ra, KADIN còn đưa ra thêm hai vấn đề nổi cộm khác là an ninh lương thực và tạo thuận lợi cho thương mại-đầu tư.

Đối với an ninh lương thực, ASEAN-BAC sẽ chủ trì các chương trình đảm bảo an ninh lương thực và hỗ trợ nông dân, ngư dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Arsjad cho hay Indonesia cũng mong muốn mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản với các nước ASEAN, đặc biệt với Việt Nam sau khi hai nước đã hoàn tất đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn.

Về tạo điều kiện phát triển thương mại và đầu tư, Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp với các nước trong ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đồng thời tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ tham gia sâu hơn vào các hoạt động kinh doanh, giao thương tại khu vực.

Tăng cường hợp tác Việt Nam-Indonesia

Đề cập đến quan hệ Indonesia-Việt Nam, ông Arsjad cho hay hai nước có mối quan hệ vô cùng khăng khít bắt nguồn từ thời cố Tổng thống Sukarno và Chủ tịch Hồ Chí Minh và kéo dài cho tới ngày nay.

Chủ tịch KADIN cho hay ngày càng nhiều doanh nghiệp Indonesia muốn tăng cường đầu tư sang Việt Nam và ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn mở rộng hiện diện ở Indonesia.

Phía Indonesia đã có những doanh nghiệp lớn như Ciputra (bất động sản) và Japfa (chăn nuôi) đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam. Song ông Arsjad nhấn mạnh phía Indonesia muốn những hoạt động này gia tăng hơn nữa, đặc biệt khi hai nước muốn đạt mục tiêu đưa thương mại song phương tăng từ khoảng 13 tỷ USD (tính đến năm 2022) lên 15 tỷ USD vào năm 2028.

Ông Arsjad chia sẻ rằng trước khi sang Việt Nam, ông đã sang Singapore và gặp gỡ nhiều nhà đầu tư tổ chức tại đây. Họ đều bày tỏ mong muốn tăng cường đầu tư vào khu vực ASEAN, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam.

Lý do là Indonesia và Việt Nam đều có tình hình chính trị ổn định, giúp duy trì được đà tăng trưởng kinh tế tốt và kiểm soát lạm phát thành công. Vì vậy, ông Arsjad cho rằng hai nước cần thúc đẩy hơn nữa động lực hợp tác thương mại-đầu tư trên nhiều lĩnh vực để tận dụng được nhu cầu này.

Chủ tịch KADIN bày tỏ tin tưởng rằng một khi hai nước mở rộng được hoạt động giao thương và đầu tư song phương, mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD không hề xa vời, thậm chí có thể tăng vượt con số đó trong giai đoạn 5 năm tới./.

Có thể bạn quan tâm
Cảnh sát Indonesia bắt giữ gần 650 nghi phạm bị buộc tội buôn người

Cảnh sát Indonesia bắt giữ gần 650 nghi phạm bị buộc tội buôn người

07:10 29/06/2023

Tính đến ngày 28/6, Lực lượng Đặc nhiệm phòng, chống Tội phạm Buôn người của Indonesia đã xử lý 553 vụ buôn người liên quan đến 642 nghi phạm, giải cứu thành công 1.826 nạn nhân.

Vợ trùm ma túy El Chapo chấp hành xong án, được thả tự do tại Mỹ

Vợ trùm ma túy El Chapo chấp hành xong án, được thả tự do tại Mỹ

11:30 13/09/2023

Emma Coronel, vợ của trùm ma túy El Chapo, sẽ được thả tự do sau khi chấp hành án tù 3 năm tại Mỹ vào ngày 13-9 theo giờ địa phương.

Sắp có vật liệu mới thay cát sông làm cao tốc

Sắp có vật liệu mới thay cát sông làm cao tốc

05:40 22/10/2023

Thiếu vật liệu làm cao tốc là vấn đề nhức nhối. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đang nghiên cứu các vật liệu mới thay cát sông...

Hy Lạp hồi sinh cung điện 2.300 tuổi nơi Alexander Đại đế đăng quang

Hy Lạp hồi sinh cung điện 2.300 tuổi nơi Alexander Đại đế đăng quang

07:40 07/01/2024

Cung điện cổ Aigai, nơi Alexander Đại đế lên ngôi vua Vương quốc cổ đại Macedonian (Hy Lạp), sẽ mở cửa cho công chúng tham quan từ ngày 7-1-2024.

Trung Quốc tập trận tên lửa ở Tân Cương, bộ trưởng quốc phòng sắp thăm Nga

Trung Quốc tập trận tên lửa ở Tân Cương, bộ trưởng quốc phòng sắp thăm Nga

16:30 14/04/2023

Theo Đài truyền hình CCTV ngày 14-4, Trung Quốc đã triển khai một cuộc tập trận tên lửa ở phía tây khu vực Tân Cương.

Đài Loan nói 10 chiến đấu Trung Quốc bay qua ranh giới ở eo biển

Đài Loan nói 10 chiến đấu Trung Quốc bay qua ranh giới ở eo biển

17:00 11/06/2023

Cơ quan phòng vệ Đài Loan tố 10 máy bay Trung Quốc đã bay qua đường phân cách không chính thức giữa vùng lãnh thổ này và đại lục ngày 11-6.

Đôn đốc chọn nhà thầu dự án Cảng hàng không Long Thành

Đôn đốc chọn nhà thầu dự án Cảng hàng không Long Thành

01:00 14/07/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, sớm lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10 thuộc dự án thành phần 3, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành...

Tổng thống Zelensky: Nga sẽ thua vì Ukraine có F-16

Tổng thống Zelensky: Nga sẽ thua vì Ukraine có F-16

06:00 22/08/2023

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra tự tin năng lực các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất mà nước này sắp nhận được từ Đan Mạch và Hà Lan.

Hé lộ nguyên nhân vụ ô tô bán tải ‘lùa’ hàng loạt xe máy khiến 5 người thương vong

Hé lộ nguyên nhân vụ ô tô bán tải ‘lùa’ hàng loạt xe máy khiến 5 người thương vong

08:00 18/03/2024

Sau khi gây tai nạn, tài xế được công an tiến hành xét nghiệm ma túy, đo nồng độ cồn và đều cho ra kết quả bình thường. Tài xế cho biết, chiếc xe bán tải mới mua vài tháng, do đạp nhầm chân ga dẫn tới tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Co loi xay ra
Co loi xay ra