Câu hỏi này nảy sinh từ thực tế hoạt động của các trường đại học sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (gọi tắt là Luật giáo dục đại học) có hiệu lực.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ về dự thảo những nội dung sửa đổi của nghị định 99/2019/NĐ-CP thực thi Luật giáo dục đại học. Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, tám nội dung được điều chỉnh đều liên quan tới vấn đề nhân sự trong thực thi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Viết Lộc, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), cho biết dự thảo sửa đổi nhằm đồng bộ với một số văn bản pháp luật hiện hành.
Dự thảo xác định rõ cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận đối với hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập là cơ quan quản lý trực tiếp. Trước đó, nghị định hướng dẫn chưa quy định rõ thẩm quyền này thuộc hội đồng trường hay cơ quan quản lý trực tiếp.
Cơ quan quản lý trực tiếp cũng quyết định việc giao quyền hiệu trưởng hoặc giao phụ trách trường trong trường hợp trường đại học mới được thành lập, trường khuyết hiệu trưởng quá sáu tháng mà chưa gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp. Việc này sẽ duy trì cho tới khi có quyết định công nhận hiệu trưởng chính thức theo đề xuất của hội đồng trường.
Dự thảo cũng quy định cụ thể thành phần tập thể lãnh đạo của một cơ sở đại học gồm ban thường vụ Đảng ủy hoặc cấp ủy (nơi không có ban thường vụ Đảng ủy), chủ tịch hội đồng trường hoặc quyền chủ tịch hội đồng trường, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có), hiệu trưởng hoặc quyền hiệu trưởng (nếu chưa có hiệu trưởng), các phó hiệu trưởng và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.
Tập thể lãnh đạo này làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trường hợp tập thể lãnh đạo là số chẵn, có kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu 50/50 thì quyết định theo ý kiến của bên có người chủ trì.
Theo quy định, chủ tịch hội đồng đại diện cho tổ chức thể hiện quyền lực tập thể, quyết định những vấn đề khung, chiến lược phát triển của cơ sở đại học. Trong khi đó hiệu trưởng là người thực thi.
Tuy vậy, lãnh đạo bộ cũng cho biết thực tế thời gian qua có những nơi hội đồng trường làm tốt vai trò của mình, có nơi còn chưa phát huy được.
Một số trường vai trò của hội đồng trường bị nhìn nhận là mờ nhạt, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ bất ổn trong nội bộ trường (thiếu hụt nhân sự, mâu thuẫn). Đây là giai đoạn quá độ, cần có rút kinh nghiệm, điều chỉnh để làm tốt và đúng yêu cầu hơn.
Bày tỏ quan điểm của mình, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng với vai trò khác nhau, hội đồng trường không nên "nổi bật" so với hiệu trưởng vì hội đồng trường làm việc trên nguyên tắc tập thể, quyết định những vấn đề lớn. Hội đồng trường sẽ không can thiệp sâu, cụ thể vào công việc điều hành của hiệu trưởng.
"Về nguyên tắc, hội đồng trường có quyền lực cao hơn nhưng đó là quyền lực tập thể. Không nên đặt ra sự so sánh về quyền lực của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng, vì vai trò khác nhau, có phân cấp rõ ràng để giám sát lẫn nhau, tránh lạm quyền" - ông Sơn nói.
Dự thảo cũng điều chỉnh một số quy định như giảm tỉ lệ phần trăm tổng số viên chức, người lao động của trường đại học tham dự hội nghị đại biểu bầu thành viên hội đồng trường từ trên 50% xuống tối thiểu 20%.
Dự thảo cũng điều chỉnh các quy định về bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường và thành viên hội đồng trường, bổ sung quy định về thủ tục thay thế thành viên hội đồng trường...
Trong dự thảo sửa đổi nghị định hướng dẫn, Bộ GD-ĐT cũng đưa vào quy định thành viên ngoài trường đại học chiếm tỉ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý trực tiếp.
Để bảo đảm phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, tiếp thu ý kiến đề xuất của các cơ sở giáo dục đại học, dự thảo nghị định quy định số lượng người đại diện cơ quan quản lý trực tiếp cử không quá 50% tổng số thành viên ngoài trường đại học.
Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an sẽ nâng cấp cổng thông tin cấp thị thực điện tử (e-visa) với giao diện 'hoàn toàn mới' và thêm một cổng từ 11/11 để tạo thuận lợi cho công dân.
Ngày 4.8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Quảng Ninh đã hoàn tất hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đề...
Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội) đã mời chủ phương tiện và người đàn ông được cho...
Hai người Thụy Sĩ treo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà Paris 1969 hôm nay đến thăm Làng Hòa bình TP.HCM.
Ngày 5/9, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, Công an huyện Sơn Động đã lập hồ sơ xử lý nhóm thiếu niên có hành vi bốc đầu xe máy khi tham gia giao thông, đăng tải clip trên mạng xã hội Facebook. Kiến ThứcHình ảnh bốc đầu xe máy.1 Trước đó, ngày 2/9, trang Fanpage Facebook “Hóng Biến Bắc Giang' có đăng tải bài viết “Chất vậy Duc Hoang ơi!!”, kèm theo video 2 nam thanh niên điều khiển xe bằng 1 bánh, không đội mũ bảo hiểm, xe không gắn biển kiểm...
Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng cho tỉnh Thái Bình, đặc biệt với sản xuất nông nghiệp. Nhiều cánh đồng lúa bị ảnh hưởng, nhiều héc ta chuối mất trắng.
Phát hiện một người dân vận chuyển đá ra khỏi khu vực cải tạo đất, Trình và Thọ đã giới thiệu bản thân là phóng viên và nói người này phải 'biết điều' nếu không sẽ đăng báo. Khi hai đối tượng đang nhận tiền của khổ chủ thì bị cảnh sát bắt quả tang.
Sáng 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc.
Tối 9/6, thông tin từ UBND xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, chính quyền địa phương vừa nhận được tin báo của người dân bản Pả Phang 1 về việc phát hiện 2 con hổ tại khu vực rừng thuộc bản Pú Phang1, bản Tát Ngoãng, Piêng… Để đảm bảo an toàn cho người dân và đàn vật nuôi, UBND xã Chiềng Hắc đã chỉ đạo Ban quản lý các bản Tát Ngoãng, bản Pả Phang 1, bản Piềng Lản và các bản lân cận khu vực có 2 con hổ trú ngụ tuyên truyền người...