Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích

20:45 11/10/2024

Chiều 11/10 (giờ Hà Nội), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2024.

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024 là tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản. (Nguồn: Nobel Prize)

Theo thông cáo đăng tải trên trang web chính thức Nobel Priza, giải thưởng Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945, còn được gọi là Hibakusha.

Tin liên quan
Nobel Hòa bình 2022 gọi tên một cá nhân và hai tổ chức
Nobel Hòa bình 2022 gọi tên một cá nhân và hai tổ chức

Tiếng vọng từ quá khứ

Thông cáo nêu rõ, Nihon Hidankyo được trao giải thưởng vì những nỗ lực của họ nhằm đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân và thông qua lời kể của các nhân chứng sống của thảm họa để thể hiện rõ rằng, vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa.

Một phong trào toàn cầu đã nổi lên sau các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử năm 1945, trong đó, các thành viên đã làm việc không biết mệt mỏi để nâng cao nhận thức của thế giới về hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dần dần, quốc tế đã hình thành và phát triển một chuẩn mực mạnh mẽ, trong đó, coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chuẩn mực này được gọi là "điều cấm kỵ về hạt nhân".

Lời chứng của Hibakusha chính là lời của những người sống sót sau vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki, mang tính lịch sử nhất và chân thật nhất.

Những nhân chứng lịch sử này đã giúp tạo ra và củng cố sự phản đối rộng rãi đối với vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới bằng cách dựa trên những câu chuyện cá nhân, tạo ra các chiến dịch giáo dục dựa trên trải nghiệm của chính họ và đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về việc phổ biến cũng như sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hibakusha giúp thế giới mô tả những điều không thể diễn tả, suy nghĩ những điều không thể nghĩ tới và bằng cách nào đó nắm bắt được nỗi đau và sự đau khổ không thể hiểu nổi do vũ khí hạt nhân gây ra.

Thông cáo của Ủy ban Nobel Na Uy nhấn mạnh, với giải thưởng năm nay, ủy ban muốn nhấn mạnh một sự thật đáng khích lệ: Đã không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm.

Tổ chức Nihon Hidankyo, hay còn gọi là Hibakusha, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945.

Theo đó, chính những nỗ lực phi thường của tổ chức Nihon Hidankyo cùng những đại diện khác của Hibakusha đã đóng góp rất lớn vào việc thiết lập "điều cấm kỵ hạt nhân", và dó đó, thật đáng báo động khi ngày nay, "điều cấm kỵ" chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân này đang chịu áp lực.

Lời cảnh tỉnh cho thế giới hiện đại

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ, các quốc gia mới dường như đang chuẩn bị sở hữu vũ khí hạt nhân và những lời đe dọa đang được đưa ra để sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột.

Vào thời điểm hiện nay trong lịch sử loài người, chúng ta nên nhắc nhở bản thân về vũ khí hạt nhân: thứ vũ khí hủy diệt nhất mà thế giới từng chứng kiến!

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Năm 2025 đánh dấu 80 năm kể từ khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. (Nguồn: Kukufm)

Năm 2025 sẽ đánh dấu 80 năm kể từ khi hai quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. Một số lượng tương đương đã chết vì bỏng và thương tích do bức xạ trong những năm tháng sau đó.

Ngày nay, vũ khí hạt nhân thậm chí có sức hủy diệt lớn hơn nhiều. Chúng có thể giết chết hàng triệu người và sẽ tác động thảm khốc đến khí hậu. Một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt nền văn minh của nhân loại.

Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, những người sống sót sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki dường như đã bị lãng quên từ lâu và giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ vinh danh tất cả những người sống sót, những người, bất chấp nỗi đau về thể xác và ký ức đau thương, đã chọn sử dụng trải nghiệm đau thương của mình để vun đắp hy vọng và cuộc chiến vì hòa bình.

Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với các nạn nhân của các cuộc thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập Liên đoàn các tổ chức của những người chịu ảnh hưởng của bom A và bom H Nhật Bản và sau đó rút ngắn thành Nihon Hidankyo, tổ chức Hibakusha lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.

Nihon Hidankyo đã cung cấp hàng ngàn lời khai của nhân chứng, ban hành các nghị quyết và lời kêu gọi công khai, đồng thời cử các phái đoàn hàng năm tới Liên hợp quốc và nhiều hội nghị hòa bình để nhắc nhở thế giới về nhu cầu cấp thiết phải giải trừ vũ khí hạt nhân.

Một ngày nào đó, Hibakusha sẽ không còn ở giữa chúng ta như những nhân chứng của lịch sử nữa, nhưng tin rằng, Nhật Bản, với một truyền thống lưu giữ văn hóa mạnh mẽ và sự cam kết tiếp nối, những thế hệ mới sẽ tiếp tục hành trình mang theo kinh nghiệm và thông điệp của các nhân chứng để truyền cảm hứng tới mọi người trên khắp thế giới, giúp duy trì "điều cấm kỵ hạt nhân" - một điều kiện tiên quyết cho một tương lai hòa bình của nhân loại.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Tin thế giới 5/7: Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức, Nga cân nhắc triển khai tên lửa ở Cuba, Iran bầu cử Tổng thống vòng 2

Tin thế giới 5/7: Thủ tướng Anh tuyên bố từ chức, Nga cân nhắc triển khai tên lửa ở Cuba, Iran bầu cử Tổng thống vòng 2

21:50 05/07/2024

Trung Quốc từ chối bồi thường cho Philippines, Chủ tịch Trung Quốc thăm Tajikistan, Tổng thống Hàn Quốc tới Mỹ dự Thượng đỉnh NATO, Nga và Trung Quốc đề xuất hệ thống an ninh Á-Âu mới, Hezbollah và Hamas thảo luận về Gaza…là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Hứa rút hết quân trong năm 2024, AU khẳng định đảm bảo 'không có khoảng trống an ninh' ở Somalia

Hứa rút hết quân trong năm 2024, AU khẳng định đảm bảo 'không có khoảng trống an ninh' ở Somalia

07:50 03/02/2024

Ngày 2/2, phái đoàn Liên minh châu Phi (AU) đã kết thúc chuyến thăm làm việc 5 ngày tới Somalia, tái khẳng định cam kết trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi an ninh ở quốc gia Đông Phi vào cuối năm nay.

Israel có thể diệt tất cả thủ lĩnh Hamas?

Israel có thể diệt tất cả thủ lĩnh Hamas?

12:10 05/12/2023

Israel công khai chiến dịch ám sát toàn bộ thủ lĩnh Hamas, nhưng việc này tiềm ẩn nguy cơ kéo dài bất ổn ở Trung Đông.

Ông Kim Jong-un giám sát tập trận mô phỏng tấn công phủ đầu Hàn Quốc

Ông Kim Jong-un giám sát tập trận mô phỏng tấn công phủ đầu Hàn Quốc

09:00 31/05/2024

Ông Kim giám sát tập trận sử dụng bệ phóng rocket đa nòng siêu lớn, mô phỏng khả năng tấn công phủ đầu Hàn Quốc.

Các tay súng ly khai bắt cóc 30 phụ nữ tại Tây Bắc Cameroon

Các tay súng ly khai bắt cóc 30 phụ nữ tại Tây Bắc Cameroon

11:00 24/05/2023

Các quan chức địa phương xác nhận 'các phần tử khủng bố trang bị vũ khí đã tra tấn và bắt cóc hơn 30 phụ nữ' tại làng Kedjom Keku ở Tây Bắc Cameroon.

13 nước cảnh báo Houthi lĩnh hậu quả nếu tiếp tục tấn công tàu hàng

13 nước cảnh báo Houthi lĩnh hậu quả nếu tiếp tục tấn công tàu hàng

09:30 04/01/2024

Mỹ cùng 12 nước khác cảnh báo lực lượng Houthi sẽ lĩnh hậu quả nếu không lập tức dừng các đợt tập kích nhằm vào tàu hàng trong khu vực.

Philippines sắm tàu ngầm, chi hơn 35 tỷ USD cho giai đoạn 'tăng lực' quân sự ở Biển Đông

Philippines sắm tàu ngầm, chi hơn 35 tỷ USD cho giai đoạn 'tăng lực' quân sự ở Biển Đông

17:30 01/02/2024

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phê chuẩn giai đoạn ba của công cuộc hiện đại hóa quân đội, trong đó có việc mua tàu ngầm.

Tàu hàng bị bỏ lại trên Biển Đỏ do trúng đòn đánh của Houthi

Tàu hàng bị bỏ lại trên Biển Đỏ do trúng đòn đánh của Houthi

10:00 15/06/2024

Thủy thủ đoàn phải bỏ tàu hàng Tutor tại Biển Đỏ sau khi nó bị thủng lỗ và ngập nước nghiêm trọng do trúng đòn tập kích của Houthi.

Loạt quốc gia cảnh báo Israel về kế hoạch tấn công Rafah

Loạt quốc gia cảnh báo Israel về kế hoạch tấn công Rafah

08:20 09/04/2024

Mỹ, Pháp, Ai Cập và Jordan cảnh báo Israel về hậu quả thảm khốc cho dân thường nếu nước này tấn công thành phố Rafah, miền nam Gaza.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới