Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, một trong những nguyên nhân khiến các nhà mạng chưa ngăn chặn, hạn chế được các cuộc gọi lừa đảo là vì có nhiều thuê bao chính chủ không còn sử dụng nhưng chưa cập nhật.
Đại diện Cục Viễn thông cho rằng qua khảo sát, xác minh của các dịch vụ viễn thông đối với các phản ánh của các sở Thông tin và Truyền thông liên quan đến các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các SIM này đều có đầy đủ thông tin thuê bao và là các SIM đã tồn tại trong giai đoạn trước đây.
Các SIM này do một bộ phận người dân đã đăng ký SIM sau đó không dùng nữa, người sử dụng không còn là người đứng tên khi đăng ký nhưng không thực hiện cập nhật lại thông tin thuê bao.
"Để hạn chế tình trạng này, bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai hệ thống 1414 bảo đảm trả về danh sách toàn bộ số thuê bao mà cá nhân đã đăng ký" - Cục Viễn thông thông tin.
Theo đó, để kiểm tra thông tin thuê bao, khách hàng cần soạn tin nhắn: TTTB gửi 1414. Tin nhắn được miễn phí và áp dụng với các nhà mạng trong nước. Tin nhắn theo cú pháp TTTB số giấy tờ gửi 1414.
Trong đó, số giấy tờ là số căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân được dùng để đăng ký sim. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau.
Theo đại diện Cục Viễn thông, việc kiểm tra SIM chính chủ không chỉ giúp đảm bảo rằng người đăng ký thuê bao là người duy nhất có quyền kiểm soát và sử dụng số điện thoại mà còn hạn chế được việc sim bị sao chép hoặc sử dụng trái phép.
Hơn nữa, SIM chính chủ cũng giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện các thủ tục liên quan đến nhà mạng.
Việc kiểm tra SIM chính chủ và thông báo với nhà mạng những số di động mình đã không còn sử dụng rất quan trọng vì nếu SIM được đăng ký dưới tên bạn được sử dụng để thực hiện các hành vi phạm pháp, bạn có thể bị coi là người chịu trách nhiệm.
Thứ hai, việc kiểm tra SIM chính chủ cũng giúp chủ thuê bao bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Nếu SIM không được đăng ký dưới tên người dùng, người khác có thể sử dụng thông tin cá nhân mà không có sự cho phép của bạn.
Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng thông tin cá nhân và gây ra các vấn đề về bảo mật. Ngoài ra việc kiểm tra này còn giúp chủ thuê bao quản lý tài khoản của mình một cách hiệu quả hơn, ví dụ khi thực hiện các thao tác như nạp tiền, đổi gói cước hoặc yêu cầu hỗ trợ từ nhà mạng...
Kể từ năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai hệ thống trấn áp tội phạm mạng trên diện rộng, do Bộ Công an Trung Quốc đứng đầu, cùng sự tham gia của 25 cơ quan nhà nước từ các lĩnh vực khác nhau.
Cụ thể, các cơ quan phụ trách công nghệ thông tin và không gian mạng có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để công tác trấn áp tội phạm mạng diễn ra hiệu quả. Trong khi đó, lực lượng công an phụ trách tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống lừa đảo qua mạng đến đông đảo công chúng trên cả nước.
Theo thông tin từ Chính phủ Trung Quốc, đất nước tỉ dân có hơn 950 triệu người dùng điện thoại thông minh.
Tận dụng lợi thế này, các cơ quan chức năng đã mở gần 4.000 tài khoản mạng xã hội trên toàn quốc nhằm tuyên truyền phòng chống lừa đảo, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ trấn áp các hành vi lừa gạt qua mạng.
Đối với các băng nhóm lừa đảo qua mạng xuyên quốc gia, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một số cơ quan đặc biệt, cùng sự tham vấn của các chuyên gia an ninh mạng nhằm chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.
Trong khi đó, Nga cũng là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống lừa đảo qua mạng. Tháng 7-2017, Nga phê duyệt chương trình "Kinh tế số của Liên bang Nga" trong bối cảnh nước này đối mặt với vấn nạn tội phạm mạng hoành hành.
Mục tiêu của chương trình này là tăng cường bảo mật, phát triển các cơ chế phát hiện mối đe dọa từ sớm và cải thiện công tác phòng chống tội phạm.
Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã triển khai Nhóm ứng phó tình huống khẩn cấp FinCERT. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là phân tích dữ liệu từ các cuộc tấn công qua mạng, sau đó đưa các khuyến nghị về lệnh chuyển tiền, nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Ngày 18-1, các nguồn tin cho biết quân đội Pakistan đã thực hiện các cuộc tấn công trong đêm nhằm vào các nhóm chiến binh ở Iran.
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đang tiến hành xác minh và xử lý cuộc thi Miss International Queen Vietnam 2023 (tạm gọi Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam) vì chưa được cấp phép tổ chức.
Theo cảnh sát Mỹ, ba vụ nổ súng diễn ra ở thành phố Seattle, bang Washington khiến 3 người tử vong diễn ra chỉ trong vòng chưa đầy 12 giờ.
Giáo viên cho rằng, phương án thi tốt nghiệp THPT gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn là lựa chọn hay, phù hợp với tình hình thực...
Khi đi thể dục, đối tượng C thấy một chiếc ô tô chắn đường đi nên 'ngứa mắt', bèn đâm thủng lốp ô tô của người dân. Hôm sau, đối tượng tiếp tục đâm thủng lốp ô tô khác thì bị phát hiện, bắt quả tang.
Đối tượng Châu Hoàng Khang qua Campuchia làm việc cho một công ty chuyên lừa đảo. Đối tượng dùng tài khoản mạng xã hội vào vai 'phụ nữ đơn thân' để dụ dỗ đàn ông vào tâm sự yêu đương và lôi kéo những người này tham gia đầu tư kinh doanh rồi sau đó chiếm đoạt tài sản của họ.
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm với 5 bị can là cán bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương.
Một đối tượng nam giới đi cùng tài xế vi phạm nồng độ cồn vượt mức kịch khung đã có hành vi lăng mạ, cản trở và dùng điện thoại đập vào đầu một chiến sĩ tổ công tác 141.
Hải Phòng - Ngoài việc tự ý san lấp đất bãi bồi ven sông, ông Văn Trần Hoàn - Chủ tịch Câu lạc bộ (CLB) Bóng đá Hải Phòng -...