Điểm chuẩn phù hợp, học phí thấp, trường ở trung tâm thành phố, chương trình đào tạo trong 3 năm, thực hành ngay từ năm nhất... đó là những ưu thế đào tạo cử nhân ngành Luật tại Trường Đại học Gia Định.
Xã hội càng phát triển, ngành Luật càng cần thiết
ThS Trần Thái Thông – Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Khoa học xã hội và Ngôn ngữ, Trường Đại học Gia Định (GDU) nhận định cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm nhiều hơn đến các ngành kỹ thuật, kinh tế, công nghệ thông tin. Do vậy, không ít người lo về cơ hội phát triển, nghề nghiệp của khối khoa học xã hội.
Theo ông Thông, mỗi ngành nghề phát triển trong xã hội sẽ có sự tương tác, đi cùng với ngành khác. Ông dẫn chứng, khi những ngành phát triển công ty, xí nghiệp nhiều thì ngành luật của khối khoa học xã hội cũng “hot” không kém.
“Hầu như mỗi công ty đều cần một luật sư riêng. Sau này, tôi nghĩ phát triển hơn nữa thì chúng ta có một luật sư của riêng mỗi người. Khi gặp vấn đề thì hãy nói chuyện với luật sư của tôi”, ông Thông cho hay.
Một dẫn chứng khác được ông Thông chỉ ra là ngành Đông phương học hay Ngôn ngữ Anh mang tính chất ngôn ngữ và sự phát triển của xã hội. Ta phát triển ngành nghề cũng phải phát triển về hội nhập quốc tế. Do đó, muốn làm việc, trao đổi với các nước muốn hội nhập cần thiết biết ngôn ngữ, văn hoá của họ.
Xét về khía cạnh đó, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Khoa học xã hội và Ngôn ngữ cho rằng khối ngành xã hội vẫn có những ưu thế riêng trong sự phát triển kinh tế chung. Đây sẽ là nhóm cầu nối cho sự phát triển khoa học khác.
Đồng quan điểm, ThS.LS Lưu Phương Nhật Thùy – Giám đốc chương trình ngành Luật trường Đại học Gia Định, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thùy và Cộng sự cho hay nhiều học sinh quan niệm rằng học Luật ra trường chỉ làm luật sư.
Thực tế không phải vậy, cử nhân Luật đảm nhiệm đa dạng vị trí. Các em có thể làm việc trong cơ quan, tổ chức nhà nước giữ các vai trò như thẩm phán, kiểm sát viên,... Ở khối doanh nghiệp trong và ngoài nước, cử nhân Luật có thể đảm nhiệm về pháp chế doanh nghiệp, chuyên viên hành chính, chuyên viên nhân sự.
Ngoài ra, các em có thể trở thành luật sư, công chứng viên, trợ lý luật sư, trợ lý công chứng viên làm việc trong văn phòng luật sư, làm việc trong công ty luật. Những em muốn học cao hơn có thể lên thạc sĩ, tiến sĩ...
Theo Luật sư Lưu Phương Nhật Thuỳ, đa phần những người chọn ngành Luật thường yêu thích sự đúng sai rõ ràng. Đào tạo về ngành Luật là đào tạo cho các em kiến thức chung tổng quát nhất về hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật và bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần tới pháp luật, từ kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, lịch sử hay về môi trường... Hiểu rõ pháp luật là phương tiện đầu tiên để bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình và những cá nhân, tổ chức khác.
Mời quý bạn đọc xem chi tiết Talkshow 360 độ nghề nghiệp: Ngành Luật và Ngôn ngữ có còn “hot” trong tương lai?
ThS LS Lưu Phương Nhật Thùy cho biết: "Tố chất cần có của một người học ngành Luật chính là sự trung thực, công bằng và khách quan. Cùng một vấn đề pháp lý, người làm ngành này phải có nhiều góc nhìn khác nhau mang tính khách quan. Cần nhiều tố chất khi làm nghề, nhưng phải chuẩn và chính xác. Chúng ta không thể nhìn nhận một vấn đề pháp lý với góc nhìn chủ quan".
Cô chia sẻ thêm, “cái đầu lạnh, trái tim nóng, bàn tay sạch” cũng là một câu nói về tố chất của người làm nghề. Cụ thể, cái đầu lạnh để đánh giá vụ việc một cách khách quan, trái tim nóng để đồng cảm với những mảnh đời trong sự việc đó, bàn tay sạch để không bắt tay với những cám dỗ khi làm nghề.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần có những tố chất như: Khả năng thuyết phục, năng lực đàm phán và lắng nghe tốt, sự ạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
"Bảo vệ công bằng xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân là ước mơ và lý tưởng của sinh viên ngành Luật. Trường Đại học Gia Định hy vọng những thông tin này sẽ là "kim chỉ nam" giúp các thí sinh thêm kiên định trong quá trình chọn ngành chọn nghề", bà Thuỳ chia sẻ.
Học cùng giảng viên là luật sư, doanh nhân
ThS Trần Thái Thông cho biết, Trường Đại học Gia Định có đội ngũ giảng viên ưu tú, là luật sư, các doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp. Sinh viên có cơ hội tiếp cận, học tập với công việc pháp lý ngay từ sớm.
Theo học ngành Luật, sinh viên được cung cấp kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực: luật hình sự, luật dân sự, luật thương mại, luật kinh doanh, luật sở hữu trí tuệ,…
Tại Đại học Gia Định, ngành Luật có 2 chuyên ngành: Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế.
Ngành Luật trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Ngành học này giúp sinh viên hiểu và vận dụng được những kiến thức pháp luật vào thực tiễn đời sống, bảo vệ, mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, doanh nghiệp.
Sinh viên ngành Luật của GDU được trang bị kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, kỹ năng xây dựng văn bản pháp luật, kỹ năng thuyết phục cùng với tư duy phản biện.
Đặc biệt, sinh viên GDU còn được tạo điều kiện thực hành, kiến tập, thực tập tại các văn phòng, các công ty luật, bộ phận tư vấn pháp lý tại các doanh nghiệp.
Song song đó, sinh viên còn thường xuyên được hướng dẫn, tổ chức các phiên tòa giả định, nơi các em được trực tiếp điều hành một phiên xét xử. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên được hiểu hơn về nghề và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế.
Học phí thấp, thời gian học 3 năm
Trường Đại học Gia Định (GDU) áp dụng mức học phí mỗi học kì từ 10 đến 12,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà và 25 triệu đồng cho chương trình tài năng.
Riêng các ngành Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Marketing, học phí mỗi kì là 14 triệu đồng.
Tổng thời gian đào tạo ba năm (tương đương 8 học kì) theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học phí toàn khóa đối với chương trình đại trà dao động 80-100 triệu đồng. Như vậy, học phí mỗi tháng chỉ từ 2,2 triệu đến 2,8 triệu đồng.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của học sinh Nam Định kéo dài từ ngày 6-14.2 (từ 27 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 5 tháng Giêng năm Giáp...
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, người từng làm cố vấn cho 3 tổng thống của chế độ Sài Gòn, đã cùng các cộng sự trong mạng lưới tình báo H10-A22 làm nên một huyền thoại trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ.
Chiều 5-2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới dâng hương, tưởng nhớ Bác Hồ tại Nhà 67, thuộc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Động thái hải quân Ấn Độ khánh thành căn cứ mới INS Jatayu trên đảo Minicoy vào đầu tháng 3 vừa qua chính là một bước đi nhỏ nhưng giữ vị trí quan trọng, khi giúp củng cố phòng tuyến chiến lược của người Ấn trong thế trận mới ứng phó với Trung Quốc.
Dự kiến ngày mai (12.5), Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh sẽ công bố thống kê về số liệu học sinh đăng kí nguyện vọng 1...
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo về việc sửa đổi Nghị định 81/2021 theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024.
Thanh Hóa - Theo kết quả thống kê tại kỳ thi THPT năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có gần 1.000 thí sinh đạt điểm 10.
Chị em sinh đôi Tạ Minh Anh và Tạ Chi Anh, 12 tuổi, cùng đạt chứng chỉ IELTS 8.0, nhờ được bố mẹ kèm cặp từ nhỏ.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội cho biết có 179 thí sinh được miễn tất cả các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023.