Chơi vơi mùa nước nổi - Kỳ 2: 'Thoi thóp' làng nghề theo mùa lũ

09:20 10/11/2023

TP - Hằng năm, từ khoảng tháng 6 Âm lịch, các làng nghề phục vụ mùa nước nổi ở vùng biên giới Tây Nam trở nên nhộn nhịp. Tuy nhiên, những năm gần đây, lũ thấp, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt khiến làng nghề trở nên thoi thóp, đìu hiu.

Đìu hiu làng nghề

Ở cồn Cốc xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) có làng nghề đan lọp cá linh (dụng cụ đan bằng tre, dùng để đặt xuống nước cho tôm, cá… chui vào rồi nhấc lên) vang danh khắp miền Tây. Hằng năm, đến tầm tháng 6 Âm lịch, người dân trong cồn bắt đầu vào vụ sản xuất, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Campuchia phục vụ người dân mùa nước nổi. Nhưng, nhiều năm nay, làng nghề rơi vào cảnh đìu hiu khi mùa nước nổi không còn “giàu có” như trước.

Tiền Phong Bà Lê Thị Bảy ở xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) đang làm lọp cá linh. 1

Bà Lê Thị Bảy ở xã Phước Hưng (An Phú, An Giang) đang làm lọp cá linh.

Tháng 10/2023, ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, từ cầu cồn Cốc chạy sâu vào trong ấp vài trăm mét, khung cảnh rất vắng lặng. Cũng thời điểm này khoảng 5 năm trước, khi phóng viên đến tác nghiệp, không khí trong ấp sôi nổi, cứ cách vài nhà lại có nhà đan lọp cá linh, lọp tôm, cua. Theo tìm hiểu, trong ấp, giờ chỉ còn 1 - 2 nhà giữ nghề này. Ông Út Tòng - nghệ nhân làm lọp nổi tiếng ở xứ cồn Cốc đã mất cách nay hơn 2 năm. Con gái ông nối nghiệp, nhưng hằng ngày đi làm thuê kiếm sống, chỉ đêm về mới có thời gian rảnh rỗi làm lọp để kiếm thêm thu nhập, nhưng số lượng rất ít.

Trò chuyện với phóng viên, ông Bảy Lăng (82 tuổi) - người cố cựu ở cồn Cốc - bảo, nếu mùa nước nổi cứ dần cạn kiệt như hiện nay, thế hệ con cháu sẽ không còn biết đến nghề làm lọp “vang danh” của xứ này. Gia đình ông Bảy Lăng làm lọp cá linh mấy chục năm, nhưng từ khoảng 5 năm trước, ông đã nghỉ làm, một phần do sức khoẻ yếu, nhưng quan trọng hơn là không còn hiệu quả, ít người mua.

Ông Bảy Lăng bảo, khoảng hơn chục năm trước, cồn nhộn nhịp cả ngày đêm, ghe xuồng tấp nập ghé về mua lọp để đánh bắt thuỷ sản mùa lũ. Các nhà trong cồn sáng đèn cả đêm, già trẻ lớn bé trong nhà đều cùng đan lọp. Nhiều khi 3 - 4 người trong gia đình phải thức trắng đêm đan lọp cho kịp giao hàng. Nhưng, càng về sau này, nước lũ về ít, người dân không mua lọp nữa, thương lái bên Campuchia cũng không sang như trước…

Làm xong hơn chục cái lọp cá linh, anh Bùi Phú Toàn mang ra cánh đồng nước trên địa bàn huyện An Phú để đặt. Anh cho biết, hôm trước đặt hơn 20 cái, dính được vài ký cá. “Đặt lọp một ngày kiếm được chừng 100.000 – 200.000 đồng là mừng. Có hôm không chạy (không dính con nào- PV), chỉ đủ ăn”, anh Toàn cho hay.

Theo lời giới thiệu của ông Bảy Lăng, chúng tôi tìm đến nhà bà Lê Thị Bảy (70 tuổi) - người vẫn giữ nghề đan lọp cá linh. Lúc phóng viên đến, trong ngôi nhà nhỏ, bà Bảy đang cùng con gái ngồi dưới nhà sàn đan lọp. Để làm được một chiếc lọp cũng cần nhiều công đoạn khá công phu. Theo bà Bảy, đầu tiên, thợ làm nghề phải chẻ tre rồi vót lấy phần lõi (gọi là nan tre). Tiếp đó, những nan tre này được đan thành thân lọp. Lọp cũng sẽ có phần hom, khiến cá chui vào mà không ra được. “Để hoàn thành một cái lọp cá linh hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian, đòi hỏi người thợ phải rất công phu và tỉ mỉ. Trung bình mỗi ngày thợ có nghề làm được khoảng 3 - 4 cái lọp cá linh”, bà Bảy nói.

Giữ nghề

Tiền Phong Anh Bùi Phú Toàn mang lọp đi đặt. 1

Anh Bùi Phú Toàn mang lọp đi đặt.

Theo lời bà Bảy, khoảng 10 năm về trước, vào những tháng cao điểm (tháng 5 - 8 Âm lịch) gần như cả xóm ở cồn Cốc đều làm lọp, trung bình mỗi nhà 3 - 4 người, có nhà cả chục, thậm chí trên chục người làm cả ngày đêm. Nhà nào làm nhiều lên đến 3.000 - 4.000 cái/mùa, nhà ít thì vài trăm cái. Giá thời điểm đó khoảng 30.000 - 40.000 đồng/cái, cho thu nhập khá. Vài năm trở lại đây, lũ thấp, cá ngày càng ít nên ít người mua lọp. Vì thế, làng nghề trở nên vắng vẻ, người dân chuyển sang nghề khác. Hiện, bà Bảy và con gái là một trong ít hộ còn giữ nghề, tuy nhiên, số lượng lọp làm ra rất ít, chỉ khoảng vài trăm cái mỗi mùa, phục vụ nhu cầu của gia đình.

Chị Nguyễn Thị Kiều (con gái bà Bảy) biết làm lọp từ năm 15 tuổi. Chị gắn bó với nghề đến nay đã 20 năm. Chị bảo, lúc nhỏ thấy người lớn làm lọp nên học theo, riết rồi thuần thục, càng làm càng chuyên nghiệp. Do ngày càng ít người mua lọp, không có thu nhập nên vợ chồng chị Kiều lên Bình Dương tìm việc làm thuê. Được một thời gian, do công việc thu nhập thấp, trừ chi phí nhà trọ, sinh hoạt hằng tháng quá cao, không có tích góp, nên vợ chồng chị lại quay về cồn Cốc tiếp tục gắn bó với nghề làm lọp. Năm nay chị bàn với anh em trong nhà mua tre về tự làm rồi đến mùa nước nổi đem ra đồng đặt chứ không bán. “Mấy chục năm sống với nghề, đi đâu, làm gì rồi cũng nghĩ đến cái nghề đã nuôi sống gia đình mình bao thế hệ. Vợ chồng tôi cố gắng làm để lo cho con ăn học. Hy vọng sau này con thành tài, có công việc ổn định chứ bấp bênh như hiện nay khổ lắm”, chị Kiều tâm sự.

Tiền Phong Ông Phan Văn Đỉnh ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang) làm lọp cua. 1

Ông Phan Văn Đỉnh ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang) làm lọp cua.

Không riêng gì làng nghề đan lọp cá linh, nhiều làng nghề khác dọc tuyến biên giới Tây Nam cũng chung số phận. Những xóm nghề đông vui, nhộn nhịp một thời nay trở nên vắng lặng hay đã bị xoá sổ, chỉ còn trong ký ức. Ở ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội (An Phú, An Giang) cũng từng có nhiều người đan lọp bắt cua mùa lũ, nhưng nay dần mai một. Lúc chúng tôi đến, ông Phan Văn Đỉnh ở ấp Bắc Đai cùng vợ đang ngồi làm lọp cua bán cho khách. Ông Đỉnh sống ở đầu nguồn lũ, nhà cách biên giới tầm vài cây số. Trước đây, ông kết nối được để sang bên cánh đồng Campuchia đặt lọp, những năm trúng thu được cả chục triệu đồng mỗi mùa. Tuy nhiên, vài năm gần đây, nước lũ về ít, tôm cua không còn nhiều, ông ở lại Việt Nam làm lọp để bán. “Nghề này gắn bó từ đời ông bà, đến mùa lũ mà không đặt lọp cũng buồn nên tôi ở nhà mua tre về làm lọp, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa giữ nghề”, ông Đỉnh nói. Tiếp lời chồng, bà Trình Thị Lũy bảo, gia đình không ruộng đất, vợ chồng người con trai đã lên Bình Dương làm thuê, để cháu nội ở nhà cho ông bà chăm. Ở quê không có việc làm nên khoảng 3 tháng nay vợ chồng bà làm thêm nghề đan lọp cua để bán. “Mùa này vợ chồng tôi làm được vài trăm cái, bán trên chục triệu, trừ chi phí còn lời hơn 5 triệu. Nếu tính ra mỗi người chỉ thu nhập chưa đầy 1 triệu đồng/tháng”, bà Lũy nói.

(Còn nữa)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Mong chờ dự án hồ chứa nước Ka Pét để có nước cho sản xuất nông nghiệp

Mong chờ dự án hồ chứa nước Ka Pét để có nước cho sản xuất nông nghiệp

10:30 18/03/2023

Hạn hán, thiếu nước sản xuất khiến diện tích lớn đất nông nghiệp ở các xã miền núi huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đang phải bỏ không. Đây chính...

Nghi sụp hố ga, hai người đi xe máy thương vong

Nghi sụp hố ga, hai người đi xe máy thương vong

14:30 04/04/2023

Nghe tiếng động mạnh, người dân chạy ra kiểm tra thì phát hiện hai người đàn ông thương vong nằm cách một xe máy bị hư hỏng khoảng 5m, mặt đường có nhiều vết cày nghi do bị sụp hố ga.

Tin tức 24h: Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa rất to

Tin tức 24h: Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt mưa rất to

21:00 08/09/2023

Tin tức 24h: Toà phúc thẩm bác kháng cáo, Trang Nemo lĩnh 9 tháng tù; Phải có giấy phép mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ livestream; Bắc...

Chiêm ngưỡng chuông cổ hơn 600 tuổi, ghi dấu biến cố cuối thời Trần

Chiêm ngưỡng chuông cổ hơn 600 tuổi, ghi dấu biến cố cuối thời Trần

15:30 31/12/2023

Chuông chùa Rối được một số người dân phát hiện năm 1989, trên khu đất trước đây là ngôi chùa Rối (hiện đã thành phế tích) tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2019, sau nhiều thập kỷ lưu lạc, chiếc chuông cổ này được bàn giao cho Bảo tàng Hà Tĩnh phục chế và trưng bày. Đến đầu năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận chuông chùa Rối của Hà Tĩnh là bảo vật quốc gia. Theo ông Trần Phi Công, Phó...

Vụ đầu độc hàng trăm cây thông: Lâm Đồng kiểm điểm tập thể, cá nhân

Vụ đầu độc hàng trăm cây thông: Lâm Đồng kiểm điểm tập thể, cá nhân

09:20 18/07/2023

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương tổ chức kiểm điểm các tập thể, cá nhân để xảy ra vụ đầu độc hàng trăm cây thông sau phản ánh của TTXVN.

Các trường học sôi nổi chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Các trường học sôi nổi chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

17:00 07/05/2024

Trong những ngày qua, các trường học ở nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bao giờ công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM

Bao giờ công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 ở TPHCM

16:00 08/06/2023

Dự kiến, ngày 12/6 Sở GD&ĐT TPHCM sẽ tiến hành công tác chấm thi và đến ngày 20/6 sẽ công bố điểm thi lớp 10.

Lời khai của nghi phạm sát hại cô gái 25 tuổi ở TPHCM ngày cận Tết

Lời khai của nghi phạm sát hại cô gái 25 tuổi ở TPHCM ngày cận Tết

13:10 14/02/2024

Thấy dãy phòng trọ còn mình với cô gái 25 tuổi, K. nảy sinh ý định quan hệ tình dục nên nhờ sang khiêng đồ phụ rồi thực hiện hành vi đồi bại. Bị cô gái chống cự, K. ra tay sát hại rồi phân xác nạn nhân mang đi tẩu tán.

Tin tức sáng 1-11: Việt Nam nằm trong nhóm nước bị thiếu i-ốt; Miền Tây lại đối mặt triều cường cao

Tin tức sáng 1-11: Việt Nam nằm trong nhóm nước bị thiếu i-ốt; Miền Tây lại đối mặt triều cường cao

06:45 01/11/2024

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Miền Tây lại đối mặt triều cường cao; Việt Nam nằm trong nhóm nước bị thiếu i-ốt...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới