Chờ quyết định của tỉnh về những nhà máy bỏ hoang, vẫn cấp nước ở Hưng Yên

11:30 25/04/2023

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên đã có phản hồi liên quan đến phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động của 16 nhà máy nước sạch trong chương trình NTP trên địa bàn tỉnh.

Trong bài viết trước, Báo Lao Động đã phản ánh việc hoạt động của 16 nhà máy nước sạch nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn (chương trình NTP) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, các nhà máy này có 60% vốn của Nhà nước nhưng từ lâu đã được giao cho các công ty tư nhân quản lý và không có đóng góp bất cứ nguồn thu nào về ngân sách.

Bên cạnh đó, một số nhà máy từ lâu đã bỏ hoang, không hoạt động, trở thành trung gian mua buôn nước sạch từ đơn vị khác cung cấp cho người dân.

Trước đó, khi thu tiền nước sạch của người dân, một số nhà máy nước chỉ thu theo sổ, không cấp hoá đơn theo quy định.

Theo phân tích của các chuyên gia, Luật sư vụ việc này có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư công, dấu hiệu của hành vi trốn thuế.

Chưa trích nộp về ngân sách nhà nước do có vướng mắc pháp lý?

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Kình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 42 nhà máy cấp nước sạch. Trong đó, có 16 nhà máy thuộc chương trình NTP, cấp nước cho địa bàn 28 xã.

Các nhà máy này được xây dựng theo nguồn vốn ngân sách trung ương là 60%, vốn đối ứng của địa phương là 30% và vốn nhân dân đóng góp là 10%.

Tuy vậy, thời điểm đó, khi đầu tư xong phần vốn Nhà nước, bàn giao cho xã thực hiện nốt phần đối ứng để quản lý, vận hành thì gặp khó khăn do các xã không kinh phí bỏ ra để thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên - trao đổi với Báo Lao Động. Ảnh: Trần Tuấn

Vì vậy, thời điểm đó, các xã đã tạm giao cho một số doanh nghiệp để đầu tư nốt 30% phần đối ứng, sau đó quản lý, khai thác.

Ông Kình xác nhận, đến thời điểm này, các doanh nghiệp vẫn tự thu chi, chưa trích nộp nguồn thu về ngân sách theo tỉ lệ Nhà nước đã góp vốn 60% ban đầu.

"Việc chưa trích nộp nguồn thu về ngân sách là do vướng mắc. Bởi thời điểm bàn giao các nhà máy này cho doanh nghiệp tư nhân quản lý lại chưa có hành lang pháp lý, quy định cho việc bàn giao này", Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên nói.

Chờ phê duyệt của UBND tỉnh để xã hội hoá các nhà máy nước

Ông Nguyễn Văn Kình cho biết thêm, tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương xã hội hoá, giao toàn bộ các nhà máy nằm trong chương trình NTP cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý, sử dụng, vận hành nhưng hiện vướng mắc về Luật quản lý tài sản công.

Địa phương này cũng đã có nhiều văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Tài chính về vấn đề này. Sau đó, đã nhận được văn bản trả lời là giữ nguyên hiện trạng để đảm bảo cấp nước cho người dân và chờ văn bản hướng dẫn mới.

"Tháng 6.2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43 về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch thì đã có hành lang pháp lý cho việc xã hội hoá này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tham mưu, báo cáo UBND tỉnh việc triển khai, thực hiện Nghị định 43. Hiện, đang chờ UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch này", ông Nguyễn Văn Kình nói thêm.

Nhà máy nước sạch thị trấn Lương Bằng (huyện Kim Động) đã được công ty TNHH nước sạch Ngọc Tuấn – Nagaoka mua lại trước khi Hưng Yên triển khai Nghị định 43. Ảnh: Trần Tuấn

Về vấn đề này, cùng trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho rằng, nếu các doanh nghiệp đã thu hồi lại phần vốn đã đóng góp, đầu tư thì chính quyền địa phương hoàn toàn có thể huỷ hợp đồng hợp tác với các đơn vị tư nhân đó.

Đồng thời thu hồi lại các tài sản đó để tự vận hành hoặc giao đấu thầu, xã hội hoá.

"Nếu đấu thầu thì phải có định giá tài sản, thanh lý các tài sản do các bên đóng góp. Lúc đó ai bỏ thầu cao thì được chứ không thể ưu tiên các doanh nghiệp đã được giao từ trước đó", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói thêm.

Giá nước qua trung gian không bị chênh?

Ông Nguyễn Văn Kình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên - cho biết thêm, người dân mua nước qua trung gian là 5 nhà máy nằm trong chương trình NTP không bị chênh giá.

"Ví dụ, nhà máy Phạm Ngũ Lão mua buôn nước từ Công ty TNHH nước sạch Ngọc Tuấn - Nagaoka thì giá bán ra vẫn như người dân mua trực tiếp từ công ty này. Do khung giá nước của từng đơn vị cung cấp đã được UBND tỉnh phê duyệt" - ông Nguyễn Văn Kình nói.

Tuy vậy, theo ghi nhận của phóng viên, cùng là nguồn nước từ Công ty TNHH nước sạch Ngọc Tuấn nhưng 2 địa phương giáp ranh nhau là thị trấn Lương Bằng và xã Phạm Ngũ Lão (huyện Kim Động) giá đã khác nhau. Trong khi giá nước tại xã Phạm Ngũ Lão là 8.300 đồng/m3 thì tại thị trấn Lương Bằng là 9.500 đồng/m3.

Có thể bạn quan tâm
Tiếng Việt là cầu nối đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới với Tổ quốc

Tiếng Việt là cầu nối đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới với Tổ quốc

09:00 02/09/2023

Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt cho thế hệ trẻ, đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp trên thế giới, như tại Hoa Kỳ có khoảng 200 trung tâm, cơ sở dạy tiếng Việt.

Biển người đội mưa xem 300 máy bay không người lái trình diễn ánh sáng

Biển người đội mưa xem 300 máy bay không người lái trình diễn ánh sáng

00:00 10/03/2024

Ghi nhận của PV VTC News vào 21h30 ngày 9/3, tại Không gian Văn hóa Sáng tạo Tây Hồ (phố đi bộ Trịnh Công Sơn), rất đông người dân đã có mặt để theo dõi màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật với 300 drone (thiết bị bay không người lái). Trước lúc diễn ra chương trình, Hà Nội đổ cơn mưa nặng hạt nhưng nhiều người vẫn kéo đến khu vực trình diễn. Lượng khách đổ về ngày một đông khiến ban tổ chức phải chia khách thành nhiều nhóm nhỏ lần lượt vào để...

Cửa sông bồi đắp, hàng trăm ngư dân chật vật nơi tránh trú

Cửa sông bồi đắp, hàng trăm ngư dân chật vật nơi tránh trú

09:50 29/06/2024

Tình trạng bồi lấp tại cửa sông Lý Hòa, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khiến tàu thuyền của ngư dân không thể vào neo đậu, mặc dù, năm 2022, dự án nạo vét được hoàn thành với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.

Lý do TP Vũng Tàu cắt điện diện rộng

Lý do TP Vũng Tàu cắt điện diện rộng

10:50 05/09/2024

Để triển khai dự án đường Hàng Điều, TP Vũng Tàu sẽ di dời lưới điện cao thế và cắt điện gần như toàn bộ các phường trong 14 tiếng.

Khởi tố người dùng ghe cào điện đánh bắt cá

Khởi tố người dùng ghe cào điện đánh bắt cá

13:45 27/10/2024

Lần thứ hai sử dụng ghe cào điện bắt cá trên kinh bị phát hiện, Dũng đã bị khởi tố về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Lãnh đạo không đánh trống khai trường, không đọc diễn văn và không đi trễ

Lãnh đạo không đánh trống khai trường, không đọc diễn văn và không đi trễ

12:30 04/09/2023

Báo Lao Động ngày 2.9 đăng bài 'Thầy hiệu trưởng đánh trống khai trường là ý nghĩa nhất'.

Xóm 'bánh ú nước tro' ở TPHCM nổi lửa xuyên đêm dịp Tết Đoan Ngọ

Xóm 'bánh ú nước tro' ở TPHCM nổi lửa xuyên đêm dịp Tết Đoan Ngọ

23:50 09/06/2024

Xóm 'bánh ú nước tro' (quận 8, TPHCM) có tuổi đời hơn 50 năm. Dịp Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch), xóm thức xuyên đêm gói hàng thiên bánh giao khắp Sài Gòn vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng, 6 người chia nhau hơn 23 năm tù

Chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng, 6 người chia nhau hơn 23 năm tù

17:20 23/05/2024

Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa tuyên phạt 6 bị cáo, gồm: Nguyễn Thành Đông (trú tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Văn Trung, Tạ Hùng Cường (cùng trú tỉnh...

Bắt đối tượng cướp dây chuyền của người đi đường ở Thái Bình

Bắt đối tượng cướp dây chuyền của người đi đường ở Thái Bình

16:50 30/10/2023

Thái Bình - Ngày 30.10, Công an tỉnh thông tin, Công an TP Thái Bình khẩn trương, đấu tranh làm rõ vụ “ Cướp giật tài sản ” của người...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới