Chính quyền quân sự Niger liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và LHQ, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu.
Ngày 9/8, tại Thủ đô Niamey, chính quyền quân sự Niger đã gặp 2 đặc phái viên của Nigeria.
Động thái trên diễn ra trước thềm cuộc họp bất thường của các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) - dự kiến được tổ chức tại Thủ đô Abuja của Nigeria vào ngày 10/8 để bàn về việc liệu có tiến hành can thiệp quân sự vào Niger hay không.
Trước đó, chính quyền quân sự Niger từng liên tiếp từ chối các đề nghị đàm phán ngoại giao từ các phái viên châu Phi, Mỹ và Liên hợp quốc, song đã đồng ý cuộc gặp với các đặc phái viên của Tổng thống Nigeria Bola Tinubu (đang giữ chức Chủ tịch ECOWAS) vào ngày 9/8 tại Thủ đô Niamey.
Hai đặc phái viên của Nigeria gồm ông Lamido Muhammad Sanusi và ông Abdullsalami Abubarkar, đã được phép vào Niger cho dù nước này đang đóng cửa biên giới.
Ông Sanusi đã gặp người đứng đầu Hội đồng Bảo vệ Tổ quốc (CNSP), lực lượng đang nắm quyền lãnh đạo Niger, Tướng Abdourahamane Tiani, trong khi ông Abubarkar gặp các đại diện khác ngay tại sân bay.
Phát biểu với báo giới khi trở về Abuja, ông Sanusi khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực, đồng thời khẳng định hiện là thời điểm cho ngoại giao công chúng.
Trước đó, Nigeria đã áp đặt biện pháp trừng phạt mới với Niger sau khi chính quyền quân sự nước này từ chối gặp một phái đoàn quốc tế, gồm đại diện của ECOWAS, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc, để thảo luận nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng.
Cùng với đó, ECOWAS cảnh báo có hành động quân sự nếu nhóm quân đội đảo chính không chịu từ chức và khôi phục hoạt động của chính phủ do Tổng thống Mohamed Bazoum đứng đầu trước ngày 6/8.
Tình hình chính trị tại Niger đang trở nên phức tạp hơn sau khi cựu phiến quân Rhissa Ag Boula ngày 9/8 tuyên bố thành lập Hội đồng Kháng chiến vì Cộng hòa (CRR) mới nhằm khôi phục chức vụ cho Tổng thống bị lật đổ Bazoum.
Ông Ag Boula khẳng định CRR sẽ sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để ngăn chặn quân đội tiếp quản chính quyền. Tuyên bố trên làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc xung đột nội bộ mới tại Niger.
Ông Ag Boula từng là lãnh đạo trong các cuộc nổi dậy của nhóm du mục Tuaregs ở sa mạc phía Bắc Niger vào thập niên 1990 và 2000.
Tuy nhiên, ông Ag Boula đã tham gia vào Chính phủ dưới thời Tổng thống bị lật đổ Bazoum và Tổng thống tiền nhiệm Mahamadou Issoufou.
Cũng trong ngày 9/8, đảng PNDS-Tarayya của Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum đã cáo buộc chính quyền quân sự, nắm quyền điều hành từ ngày 26/7, đã giam giữ ông Bazoum cùng gia đình tại Dinh Tổng thống trong điều kiện tồi tệ không có nước sinh hoạt, không có điện, không tiếp cận được thực phẩm tươi hoặc bác sĩ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cũng bày tỏ quan ngại về sự an toàn của ông Bazoum, đồng thời cho biết tiếp tục hợp tác với các đối tác trong khu vực.
Trong khi đó, theo người phát ngôn của Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã bày tỏ quan ngại và nhắc lại mối quan tâm đối với sức khỏe và sự an toàn của Tổng thống Bazoum cùng gia đình, đồng thời kêu gọi trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện và phục hồi tư cách nguyên thủ quốc gia cho ông Bazoum.
Tình trạng leo thang căng thẳng tại Niger làm trầm trọng hơn tình trạng bất ổn tại khu vực nghèo nhất thế giới - nơi đang đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng cũng như các cuộc xung đột vũ trang, vốn cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa./.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói rằng quân đội nước này sẽ giảm cường độ tấn công miền bắc Gaza trong Giai đoạn ba và đề cập tầm nhìn khu vực khi giao tranh kết thúc.
Nhiều người Iran lo ngại về khả năng bị Mỹ tấn công trả đũa, nhưng cũng nhiều người cho rằng Washington 'không dám thách thức Tehran'.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cảnh báo về 'rủi ro leo thang mới' sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc.
Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ kêu gọi các bên trong xung đột bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng theo luật nhân đạo quốc tế.
Ngày 23/4, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Chủ tịch nước này Kim Jong Un đã giám sát một cuộc tập trận mô phỏng 'cuộc phản công hạt nhân'.
Các hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là hoạt động ý nghĩa hướng tới Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc và 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950-18/1/2025).
Nga công bố video quả đạn B-41 Ukraine suýt bắn trúng binh sĩ đang công kích chiến hào ở thành phố chiến lược Maryinka thuộc tỉnh Donetsk.
Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 4/11 kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) hoạt động trong khu vực.
Ông Fico được chuyển đến bệnh viện ở thủ đô Bratislava để tiếp tục quá trình hồi phục dự kiến 'cực kỳ lâu' sau khi bị bắn hai tuần trước.