Chính quyền quân sự Myanmar mất kiểm soát một số vùng lãnh thổ rộng lớn?

16:00 30/05/2024

Hai báo cáo đánh giá tình hình quân sự hôm 30-5 cho biết chính quyền quân sự Myanmar đã mất quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm phần lớn các đường biên giới quốc tế.

Các tay súng của Quân đội Giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA) đang chuẩn bị vũ khí ở thị trấn Namhsan, thuộc bang Shan phía bắc Myanmar - Ảnh: AFP

Hãng tin Reuters dẫn báo cáo của Hội đồng Cố vấn đặc biệt của chính quyền Myanmar (SAC-M) cho biết chính quyền quân sự Myanmar đã đánh mất quyền kiểm soát ở 86% thị trấn trên đất nước, nơi sinh sống của 67% dân số nước này.

Chính điều này đã cho phép các nhóm vũ trang sắc tộc có cơ hội mở rộng và củng cố các khu vực mà họ giành quyền kiểm soát trước đó.

Phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar không đưa ra bất kỳ bình luận nào về thông tin nói trên.

  • Nhóm nổi dậy Myanmar tuyên bố kiểm soát 'tất cả căn cứ của quân đội ở Buthidaung'ĐỌC NGAY

SAC-M là một nhóm các chuyên gia quốc tế độc lập được thành lập sau cuộc đảo chính hồi năm 2021.

“Chính quyền quân sự không kiểm soát ổn thỏa toàn bộ lãnh thổ Myanmar để duy trì những nhiệm vụ cốt lõi của nhà nước”, các chuyên gia của SAC-M nhận định.

Cũng theo nhóm chuyên gia này, chính quyền quân sự Myanmar đã từ bỏ quyền kiểm soát một số khu vực quan trọng và buộc phải đứng ở thế phòng thủ hầu hết các vùng miền trên chính đất nước họ đang điều hành.

Tương tự, Crisis Group, một tổ chức quản lý khủng hoảng phi lợi nhuận ở Myanmar, cho biết quân đội của chính quyền quân sự nước này hứng chịu sự tổn thất ngày càng tăng, giới thượng lưu ở thủ đô Naypyidaw cũng mất tinh thần khiến người dân ngày càng nghi ngờ về tương lai của Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar.

Theo Reuters, cả hai bản báo cáo của SAC-M và Crisis Group đều ghi nhận chính quyền quân sự Myanmar đã thất thủ gần như toàn bộ khu vực biên giới nước này.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu quân sự cho rằng những cơ quan hành chính phi nhà nước ở Myanmar nên mở rộng hợp tác với các quốc gia láng giềng, phối hợp với các tổ chức trong khu vực và quốc tế để có thể đương đầu với các nhóm vũ trang sắc tộc nổi dậy khắp nơi.

Xung đột lan rộng khắp Myanmar

Tình hình rối ren của Myanmar bùng nổ kể từ khi Liên minh 3 anh em bao gồm Đội quân Dân tộc Arakan (AA), Đội quân Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội Giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA) phát động "Chiến dịch 1027" vào ngày 27-10-2023.

Giới quan sát nói rằng cuộc tấn công của các nhóm vũ trang sắc tộc đã đánh dấu một thời điểm quan trọng trong tiến trình lịch sử của Myanmar, thời điểm bộc lộ sự suy yếu của quân đội cầm quyền.

Từ đó, chính quyền quân sự đã phải nhường quyền kiểm soát một số khu vực ở miền bắc Myanmar, giáp biên giới Trung Quốc.

Sau đó, các cuộc tấn công lan rộng sang những vùng khác ở miền đất này, đẩy chính quyền quân sự ra khỏi các khu vực ngoại vi từ biên giới Myanmar - Thái Lan đến các vùng ven biển dọc theo vịnh Bengal.

Báo chí quốc tế nhận định quân đội Myanmar đang đối mặt thách thức nghiêm trọng nhất kể từ tháng 2-2021, thời điểm họ nắm quyền kiểm soát Myanmar sau cuộc chính biến lật đổ chính quyền dân sự và bắt giam các lãnh đạo Myanmar, bao gồm bà Aung San Suu Kyi.

Liên Hiệp Quốc ước tính đã có hơn 3 triệu người dân Myanmar buộc phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn do xung đột leo thang.

Các cột mốc quan trọng trong cuộc xung đột ở Myanmar từ tháng 10-2023:

Ngày 27-10, Đội quân Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) cùng các nhóm vũ trang sắc tộc thuộc Liên minh 3 anh em tiến hành "Chiến dịch 1027" tấn công vào một số đồn quân sự ở phía bắc bang Shan, giáp biên giới Trung Quốc.

Ngày 16-12, TNLA tuyên bố chiếm được thị trấn giao thương quan trọng với Trung Quốc Namhsan, thuộc bang Shan.

Ngày 6-1-2024, Liên minh Ba anh em tuyên bố chiếm được thị trấn Laukkai, thủ phủ vùng Kokang, ven biên giới với Trung Quốc sau khi sở chỉ huy vùng của quân đội Myanmar tại đây đầu hàng.

Tháng 4-2024, các cuộc đụng độ lan rộng sang khu vực biên giới phía tây Myanmar, giáp với Thái Lan.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức 24h: 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1.7

Tin tức 24h: 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1.7

05:10 22/06/2024

Tin tức 24h: Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương và Trưởng phòng Tài nguyên liên quan La 'điên'; Tòa muốn làm rõ việc cựu Vụ trưởng lừa...

Không được tùy tiện yêu cầu giấy tờ trong công tác đăng kiểm

Không được tùy tiện yêu cầu giấy tờ trong công tác đăng kiểm

20:00 11/04/2023

Đây là khẳng định của lãnh đạo Cục Đăng kiểm xoay quanh thông tin một trung tâm yêu cầu đối tượng đưa xe đến kiểm định là chính chủ hoặc...

Hiện trường sau một ngày máy bay rơi ở Quảng Nam

Hiện trường sau một ngày máy bay rơi ở Quảng Nam

13:50 10/01/2024

Trưa 10/1, sau đúng một ngày xảy ra vụ máy bay quân sự số hiệu 90, loại Su22 của Trung đoàn 929 - Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng phòng không không quân, rơi tại khu vực Sa Cát (khối Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), PV VTC News quay trở lại hiện trường để ghi nhận. Ông Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn - cho biết, công tác dọn dẹp, xử lý hiện trường cơ bản đã hoàn thành. Hiện, chính quyền địa phương vẫn...

Đi vào đường một chiều, xe máy bị ôtô đâm lộn nhào

Đi vào đường một chiều, xe máy bị ôtô đâm lộn nhào

09:20 14/12/2023

Tài xế xe máy đã cố tình đi vào đường một chiều rồi không may đâm trúng ôtô đang di chuyển trên đường.

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

Từng nhận học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh', Thiên Ân đã thành kỹ sư an toàn bức xạ

10:10 07/09/2024

Hơn chục năm trước, giữa lúc quay cuồng với câu hỏi tiền đâu đi học, Đống Văn Hiếu Ân đã nghĩ tới chuyện bỏ cuộc, thôi không dám đeo đuổi giấc mơ đại học. Và bạn đã nhận được học bổng Tiếp sức đến trường như 'phao cứu sinh'.

Triều Tiên bị tố vận hành trái phép nhà máy của Hàn Quốc tại Kaesong

Triều Tiên bị tố vận hành trái phép nhà máy của Hàn Quốc tại Kaesong

18:00 08/12/2023

Hàn Quốc tố Triều Tiên vận hành trái phép nhiều nhà máy do nước này sở hữu tại khu công nghiệp liên Triều Kaesong hiện đã đóng cửa.

Sáng nay 6-8, người tự xưng Thích Tâm Phúc hầu tòa

Sáng nay 6-8, người tự xưng Thích Tâm Phúc hầu tòa

07:10 06/08/2024

Người tự xưng Thích Tâm Phúc hầu tòa vì bị cáo buộc đã phạm vào tội 'lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức'.

Xe tải lao vào nhà dân ven đường ở Sơn La, 1 người chết, 6 người cấp cứu

Xe tải lao vào nhà dân ven đường ở Sơn La, 1 người chết, 6 người cấp cứu

07:50 06/05/2024

7 người dân ở Sơn La đang ngồi uống nước ở nhà dân ven quốc lộ 6 thì chiếc xe tải bất ngờ lao vào làm 1 người tử vong tại chỗ, 6 người đi cấp cứu.

Chống kẹt xe: Di dời trụ sở cơ quan nhà nước, trường đại học, bệnh viện lớn ra ngoài khu trung tâm

Chống kẹt xe: Di dời trụ sở cơ quan nhà nước, trường đại học, bệnh viện lớn ra ngoài khu trung tâm

18:30 26/05/2023

Ban Bí thư xác định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới