Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu điện hạt nhân của các nước, để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam.
Tại thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi, Bộ Công Thương được giao rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 (Quy hoạch điện VIII).
Theo Thường trực Chính phủ, Việt Nam định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12-15% mỗi năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Vì thế, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, Bộ Công Thương được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường, theo kết luận của Chính phủ.
Phát triển điện hạt nhân hiện không được đề cập trong Quy hoạch điện VIII. Song, trong báo cáo gửi các bộ ngành đề nghị góp ý cho dự thảo sửa quy hoạch này, Bộ Công Thương có nhắc đến phát triển các nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ (SMR).
Theo Bộ này, các lò phản ứng module nhỏ có công suất khoảng 300 MW mỗi tổ máy, bằng một phần ba công suất phát của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn (khoảng 24-36 tháng). Việc này sẽ giúp tăng hiệu quả của các nguồn điện tái tạo, góp phần chuyển đổi năng lượng sạch, giúp các quốc gia giải quyết mục tiêu phát triển bền vững.
32 quốc gia trên thế giới đang dùng nguồn năng lượng hạt nhân để phát điện. Mức này bằng 9,1% lượng điện năng của thế giới trong năm ngoái. Do đó, cơ quan này cho rằng "có thể xem xét" nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng cỡ nhỏ, gồm nhà máy điện hạt nhân nổi trong tương lai, tại Việt Nam.
Trước đây, Việt Nam từng tính xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, nhưng dự án này đã dừng theo quyết định tại Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc hội. Năm 2022, khi giám sát về việc thực hiện nghị quyết này của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế từng đề xuất xem xét phát triển loại năng lượng này trên cơ sở đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng.
Tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đang lấy ý kiến cũng đề cập tới phát triển điện hạt nhân. Theo đó, điện hạt nhân là một trong số loại năng lượng mới. Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng dự án điện loại này, bên cạnh các dự án nguồn, lưới điện khẩn cấp, điều độ hệ thống điện.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường - cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) - có ý kiến cho rằng Việt Nam có tiềm năng về phát triển điện hạt nhân và thời gian qua đã chuẩn bị bước đầu cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên quan trọng. Mặt khác, điện hạt nhân được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.
Tuy nhiên, thường trực Ủy ban cho rằng, quy định về điện hạt nhân trong dự thảo luật cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các quy định nguyên tắc về loại nguồn điện này cần được dẫn chiếu tới Luật Năng lượng nguyên tử. Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cũng cần cung cấp căn cứ chính trị, cơ sở khoa học, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ triển khai các dự án điện hạt nhân.
Phương Dung
Hội đồng quản trị CTCP Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) vừa thông qua các nghị quyết về việc rót vốn hơn 2.036 tỷ đồng để đầu tư mở rộng các nhà máy điện sinh khối, hệ thống chế biến đường từ mía và đầu tư một số cơ sở hạ tầng khác. Theo đó, Đường Quảng Ngãi sẽ chi 1.169 tỷ đồng cho dự án Đầu tư mở rộng nâng công suất hệ thống chế biến đường từ mía lên 2...
Một câu hỏi thường gặp là liệu đất bị quy hoạch có được chuyển sang đất ở hay không? Trước hết, cần hiểu rõ khái niệm về quy hoạch đất đai. Quy hoạch đất đai là quá trình sắp xếp, phân bổ và xác định mục đích sử dụng đất cho từng vùng, từng khu vực cụ thể trong phạm vi một đơn vị hành chính. Nó bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nhằm sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên đất. Theo quy định của Luật Đất đai đang có hiệu lực,...
Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Ai Cập Hala El-Said ngày 28/4 cho biết doanh thu của kênh đào Suez kể từ đầu năm 2024 đến nay đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái do căng thẳng leo thang ở Biển Đỏ.
Chiều 1/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ ký kết hợp đồng cấp tín dụng tài trợ Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
'Thượng khẩn' - đó là tinh thần mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa ra khi xây dựng đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để hoàn thành vào tháng 6-2024. Nếu không Đưa điện ra Bắc, năm sau miền Bắc lại thiếu điện.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng mới (điện hạt nhân, hydrogen...) tại dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) chưa đột phá, khó thu hút đầu tư.
Novaland cho biết lập chợ phụ nữ đơn thân ở Cần Thơ để hỗ trợ phụ nữ đơn thân khởi nghiệp, giảm nạn ly hương và bán đặc sản của 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ.
TPHCM sẽ giải tỏa hơn 1.800 hộ thuộc 11 xã ở huyện Củ Chi để xây cao tốc TPHCM - Mộc Bài. Phương án bồi thường, tái định cư cho...
Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo về quá trình thực hiện 'dự án đô thị lấn biển vùng đệm vịnh Hạ Long' 10B tại phường Quang Hanh, Thành phố Cẩm Phả và gửi về Bộ Xây dựng (qua Thanh tra Bộ Xây dựng) trước ngày 14/11/2023. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan và UBND thành phố Cẩm Phả phối hợp làm việc với Đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Trước đó, ngày 8/11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số...