TPO - Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.
Chiều 10/5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp, nghe Bộ GD&ĐT báo cáo về vấn đề học phí và sách giáo khoa năm 2023-2024.
Chính phủ đồng ý phương án thực hiện lộ trình tăng học phí đại học |
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã báo cáo về phương án điều chỉnh học phí năm học 2023-2024. Dự kiến đầu tháng 7, HĐND các địa phương sẽ thông qua mức học phí cho năm học mới. Đối với giáo dục đại học, các trường phải quyết định mức thu học phí, thông báo trước khi thí sinh đăng ký dự tuyển.
Sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với phương án các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện lộ trình tăng học phí phù hợp theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế và dễ bị tổn thương được tiếp cận giáo dục đại học bình đẳng.
Theo Nghị định 81, mức trần học phí năm học 2023 - 2024 đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên là 14,1 - 27,6 triệu đồng/năm học, tùy từng khối ngành.
Với các trường đại học bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần. Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần.
Các chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai với người học và xã hội.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81. Trên cơ sở thực tế, Bộ này cho biết đề xuất điều chỉnh lộ trình học phí theo hướng lùi thêm 1 năm so với lộ trình cũ tại Nghị định 81 của Chính phủ. Tức là mức học phí năm học này sẽ áp dụng mức thu được Nghị định 81 quy định cho năm học 2022 - 2023.
Đối với bậc học mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, việc điều chỉnh học phí do HĐND các tỉnh, thành phố quyết định theo điều kiện của địa phương.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng, từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, "bảo đảm mục tiêu nhất quán trong thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông".
"Ở những khu vực có điều kiện kinh tế, cần thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích tự chủ đối với các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, dành ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa", Phó Thủ tướng nói và nêu rõ nguyên tắc "không giảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục".
Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục phổ thông.
Hai bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An có việc riêng ra ngoài thì bị tổ kiểm tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh lập biên...
Hiếm có vị tướng nào của quân đội ta đảm nhiệm nhiều trọng trách như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên : Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Thứ trưởng Bộ...
Cuộc không kích ngày 2-2 do CENTCOM triển khai đã đưa 'cuộc chiến ủy nhiệm' giữa Mỹ và Iran trở lại thế cân bằng.
Phi hành gia Nga Oleg Kononenko, cũng là phóng viên, vừa trở thành người đầu tiên trên thế giới ở trong không gian tổng cộng 1.000 ngày.
Ngày 8-11, Mỹ tấn công một cơ sở cất giữ vũ khí ở miền đông Syria. Bộ Quốc phòng Mỹ nói đây là cơ sở được Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm liên quan ở Trung Đông sử dụng.
Thiên tai làm một người chết (do sét đánh), 6 người bị thương (do dông lốc), thiệt hại 276 căn nhà, trường học, nhà kho, cơ sở sản xuất; làm hàng trăm cây xanh ngã, đổ; 2.830 ha lúa giảm năng suất.
Tổng thống Mông Cổ cho biết, mong muốn tăng cường và mở rộng hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế-thương mại, giáo dục, khoa học công nghệ...
Được gặp lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu Ninh bày tỏ mong muốn thông qua Quảng Tây để kết nối, đưa hàng hóa Việt Nam vào sâu Trung Quốc và sang các nước thứ ba.
Tại cuộc gặp, Ông Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng hai nước sẽ tiếp tục tận dụng tiềm năng, triển vọng và động lực của quan hệ Trung Quốc-Nga để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.