Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh - chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh |
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Nguồn: Ảnh tư liệu) |
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ XX, tạc vào lịch sử dân tộc bản hùng ca bất tử cùng những tấm gương anh dũng sáng ngời, khẳng định ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; làm sụp đổ từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ, trở thành ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh; làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch Navarre, đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, thừa nhận nền độc lập của nhân dân ba nước Đông Dương.
Bước vào Thu Đông năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có bước chuyển biến mới. Phát huy thế chủ động, quân và dân Việt Nam liên tục tiến công, phản công địch. Để cứu vãn tình thế, thực dân Pháp ráo riết thực hiện Kế hoạch Navarre - một nỗ lực cao nhất, được Mỹ giúp sức, tăng binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực Việt Minh, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định Nam Đông Dương.
Tuy nhiên, dưới sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của Đảng, quân và dân Việt Nam đã phát huy thế tiến công chiến lược, tiến hành những đòn đánh quyết định làm cho kế hoạch Navarre sớm bị phá sản, buộc Bộ Chỉ huy quân viễn chinh Pháp phải cho quân nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ, tăng cường lực lượng, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, nhằm thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Nam.
Trước sự cam go, ác liệt của cuộc chiến, trên cơ sở phân tích thực tiễn chiến trường, nhận định thế mạnh của ta là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của nhân tố chính trị, tinh thần… ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Điện Biên Phủ đã trở thành “điểm hẹn lịch sử”, nơi cả ta và thực dân Pháp chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược.
Tin liên quan |
Toàn cảnh buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Toàn cảnh buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ |
Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi, mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Trước khả năng phòng ngự vững chắc của địch, Bộ Chỉ huy, Đảng ủy chiến dịch quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” báo cáo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị và nhận được sự nhất trí cao.
Đây là quyết định đúng đắn, nhưng quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Song, với tinh thần quả cảm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, quân và dân Việt Nam luôn chủ động, sáng tạo vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sau 56 ngày đêm (từ ngày 13/3-7/5/1954) chiến đấu kiên cường, quân dân Việt Nam đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong toàn chiến dịch, ta đã tiêu diệt và bắt làm tù binh 16.200 tên địch, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, ba tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội ngụy bổ sung và các đơn vị công binh, vận tải, xe tăng, không quân... Tổng số sĩ quan, hạ sĩ địch bị tiêu diệt và bắt sống là 1.766 tên, gồm một thiếu tướng, 16 đại tá, trung tá, 353 sĩ quan từ cấp thiếu úy đến thiếu tá, 1.396 hạ sĩ quan.
Ngày 11/5/1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thư gửi các cấp ủy và tất cả các đồng chí tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trong đó nêu rõ những nhân tố dẫn đến thắng lợi, trước hết là “có sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch; Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ huy kiên quyết vững vàng và chính xác”. Còn Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp có sự tổng kết sâu sắc và nêu rõ: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, qua chín năm kháng chiến, nhân dân ta đã làm nên trận Đại thắng Điện Biên Phủ”.
Bên cạnh đó, Chiến thắng Điện Biên Phủ còn bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng đó là những đóng góp, hy sinh to lớn của một đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” - Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Những tấm gương hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và Nhân dân. Thắng lợi đó còn là kết quả của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia. Nhưng, vượt lên trên hết, Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Với dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ”. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Marx-Lenin trong thời đại ngày nay: “Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”.
Tiếp nối truyền thống và chiến công vang dội Điện Biên Phủ, quân dân Việt Nam tiếp tục làm nên những chiến thắng Vạn Tường, Ấp Bắc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968, trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972 và Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có tác động to lớn đối với cuộc cách mạng của nhân dân Lào và Campuchia. Hoàng thân Souphanouvong, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Lào nêu rõ: “Quân dân Lào vô cùng phấn khởi và tin tưởng ở thắng lợi của các bạn, coi đó là những thắng lợi của bản thân mình. Chiến thắng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng và giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc kháng chiến chung của ba nước Việt - Khmer - Lào và đối với phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay”. Đại biểu Khmer cũng cho rằng thắng lợi Điện Biên Phủ “có ảnh hưởng rất lớn đến chiến trường Khmer”.
Tin liên quan |
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương |
Đối với phong trào hòa bình và giải phóng dân tộc trên thế giới, âm vang của Chiến thắng Điện Biên Phủ có tác động và ảnh hưởng to lớn, là niềm tự hào chung của cả nhân loại tiến bộ, tấm gương sáng cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ Willam Foster đánh giá: “Nhân dân các nước Á - Phi đã nhận thức một cách rõ ràng ý nghĩa chân thực của sự kiện trọng đại đã phát sinh ở Điện Biên Phủ. Họ vui mừng phấn khởi về những thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam và cho rằng đấy là một thắng lợi vô cùng to lớn của toàn thể nhân dân thế giới đối với chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự cổ vũ vô cùng to lớn cho các lực lượng đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa… Giải phóng Điện Biên Phủ là thắng lợi hết sức quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới”.
Đặc biệt, Chiến thắng Điện Biên Phủ còn vang dội đến tận Haiti giữa Đại Tây Dương. Nhân dân Haiti coi sự kiện “có một tầm quan trọng lịch sử quốc tế và đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh anh hùng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm tự giải phóng khỏi ách của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Bỉ và Mỹ…”.
Bảy thập kỷ trôi qua, nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ còn vang vọng mãi, như khẳng định của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương: “Các thế hệ người Việt Nam, nhân dân yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do trên thế giới mãi mãi ngưỡng mộ, tôn vinh Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khi đến Việt Nam cách đây 6 năm, Mohamed Baro không tìm được nhà hàng bán đồ Halal theo quy định Hồi giáo, phải ăn đồ chay và trứng nhiều ngày liền.
Lịch cúp điện hôm nay ngày 17/11/2023 tại TP.HCM Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại TP.HCM ngày 17/11/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực TP.HCM. Lịch cúp điện thành phố Thủ Đức Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 17/11/2023 từ 09h00 - 14h00 Một phần khu phố 6 (khu vực dân cư thuộc: Quốc lộ 13, đường số 4, đường số 6), phường Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức. Điện lực Thủ Đức Tạm ngưng cung cấp điện theo kế hoạch Lịch cúp điện quận...
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phát đi thông báo yêu cầu người dân không được ra đường từ 7 giờ ngày 27/10 cho đến khi có thông báo mới.
Lịch cúp điện Đồng Nai ngày 21/05/2023 Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Đồng Nai ngày 21/05/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện huyện Nhơn Trạch Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 21/05/2023 từ 08h00 - 09h30 TBA 25kVA CSĐ N1 Điện lực Nhơn Trạch Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề nghị cắt điện 21/05/2023 từ 08h20 - 10h00 TBA 2000kVA Cty TNHH Sài Gòn 3 Jean (Sài Gòn Jacom T2) Điện lực Nhơn Trạch Khách...
Dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương có tổng mức đầu tư 1.360 tỉ đồng.
Tại vị trí tai nạn, Cục Đường sắt Việt Nam đã từng cảnh báo các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai về đảm bảo an toàn.
Việc mồ mả nằm rải rác, gây ảnh hưởng đến môi trường và phát triển du lịch. Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ tiến hành cải táng, quy tập toàn bộ 18.000 ngôi mộ trên đảo.
Người dân đi vòng 10 km, lội hầm chui ngập nước qua rẫy do cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Vĩnh Hảo dài 150 km thông xe nhưng chậm hoàn thành đường dân sinh, cầu vượt.
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên,...