Chiến dịch ném bom chung nhưng khiến Liên Xô và Mỹ kết thúc trong mâu thuẫn

09:20 16/09/2023
Chiến dịch ném bom chung giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra vào năm 1944 với kỳ vọng sẽ cải thiện quan hệ giữa hai nước. Nhưng không ngờ sự kiện đã gây thiệt hại nặng nề cho không quân Mỹ, khiến quan hệ Xô - Mỹ xấu đi nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào sự ra đời của Chiến tranh Lạnh.

Kể từ khi tham gia vào Thế chiến 2, vào tháng 12/1941, Mỹ lên kế hoạch sử dụng các sân bay Liên Xô để tấn công ném bom vào lãnh thổ Đức. Trong nhiều năm, Liên Xô đã khước từ đề xuất này này của Mỹ.

Mãi đến tháng 2/1944, lãnh tụ Liên Xô Stalin mới đồng ý cho phép một số lượng nhỏ máy bay ném bom của Mỹ hoạt động từ các căn cứ không quân của Liên Xô.

Chiến dịch Frantic ra đời, tạo điều kiện cho các oanh tạc cơ của Mỹ ném bom các mục tiêu chiến lược quan trọng bên trong lãnh thổ Đức, máy bay Mỹ không thể tiếp cận được nếu xuất kích từ các sân bay ở Anh và Italia.

Không quân Hoàng gia Anh từ chối tham gia chiến dịch này, do Thủ tướng Anh Winston Churchill không tin tưởng vào Liên Xô. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Mỹ lại xem đây là cơ hội tuyệt vời để cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Chào đón nồng nhiệt

Các máy bay ném bom của Mỹ đã sử dụng kỹ thuật “ném bom con thoi” trong chiến dịch Frantic. Theo đó, máy bay Mỹ cất cánh từ các sân bay của Liên Xô, sau khi ném bom xuống các mục tiêu ở Đức sẽ hạ cánh xuống các sân bay do quân Đồng minh kiểm soát tại Italia.

Sau đó, các máy bay này lại cất cánh từ Italia ném bom vào các mục tiêu ở Đức rồi hạ cánh xuống sân bay Liên Xô. Với việc triển khai kỹ thuật này, phi công Đức khó lòng phát hiện được máy bay ném bom của Mỹ xuất phát và hạ cánh ở đâu để đánh chặn.

Ba sân bay gần Poltava ở miền Đông Ukraine (khi đó thuộc Liên Xô) được lựa chọn để triển khai các pháo đài bay B-17, máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator, cùng với các máy bay tiêm kích hộ tống North American P-51 Mustang và Lockheed P-38 Lightning.

Mùa xuân năm 1944, vài nghìn chuyên gia Mỹ cùng số lượng lớn trang thiết bị kỹ thuật và đạn dược đã được đưa đến Poltava. Người Mỹ được người dân địa phương chào đón nồng nhiệt và một ban nhạc Jazz Poltava đã biểu diễn để vinh danh họ.

Vladimir Stankevich, một phiên dịch viên Liên Xô tại sân bay này nhớ lại: “Mọi người vui vẻ nghênh đón họ. Chúng tôi khi ấy cùng đánh kẻ thù chung”.

Vào ngày 2/6/1944, chiến dịch Frantic bắt đầu, 200 máy bay ném bom và tiêm kích của Mỹ xuất kích từ Italia, ném bom một ga tàu ở Hungary và hạ cánh xuống sân bay Liên Xô lần đầu tiên.

Các phi công Mỹ nhanh chóng làm quen với thợ máy Liên Xô, đi dạo với nhau ở Poltava, vui vẻ nói chuyện với người dân địa phương và quay phim chụp ảnh. Bất chấp rào cản ngôn ngữ và cảnh báo từ cơ quan phản gián Liên Xô (SMERSH), các phi công Mỹ vẫn thiết lập mối quan hệ nồng ấm và tin cậy với các binh sĩ Liên Xô.

Việc ném bom đều đặn các mục tiêu chiến lược ở Đức và các nước đồng minh của Đức như Ba Lan, Hungary và Romania, diễn ra được một tháng cho đến khi chiến dịch gặp thảm họa.

Không quân Đức trả thù

Sau khi hứng chịu những đòn không kích dữ dội của Mỹ nhằm vào các nhà máy quân sự và các đầu mối đường sắt quan trọng, không quân Đức đã nhanh chóng đáp trả.

Ngày 20/6/1944, một máy bay He-111 của Đức bí mật bám đuôi các máy bay ném bom của Mỹ khi các máy bay này trở lại căn cứ Liên Xô. Và máy bay Đức đã phát hiện ra điểm xuất kích của máy bay Mỹ trên lãnh thổ Liên Xô.

“Chiếc máy bay ném bom cuối cùng của Mỹ đã kéo theo chiếc máy bay trinh sát của Đức, nó chỉ lượn một vòng xung quanh sân bay và biến mất. Máy bay chiến đấu của chúng tôi đã cố gắng đánh chặn nó, nhưng không thành công”, thợ máy Yuri Dubrovin nhớ lại.

Ngay đêm hôm sau, 21/6/1944, các máy bay ném bom của Đức và Hungary oanh kích dữ dội sân bay gần Poltava. Cả tiêm kích đánh chặn của Liên Xô lẫn lực lượng cao xạ tại chỗ của họ đều không thể chặn được máy bay phát xít. Ngược lại, hỏa lực cao xạ Liên Xô lại còn có tác dụng làm điểm định hướng lý tưởng cho các máy bay Đức lao tới tấn công sân bay.

Lực lượng Mỹ chịu thiệt hại nặng nề khi mất 47 trên tổng số 73 máy bay triển khai tại đây. Một lượng lớn đạn dược và trang bị kỹ thuật cũng bị phá hủy sau cuộc không kích. "Đây là thiệt hại nặng nhất của chúng ta tại một sân bay đơn lẻ trong toàn bộ cuộc chiến", John Pesch, sĩ quan chỉ huy phi đội B-17 cho biết.

Mâu thuẫn xảy ra

Các chỉ huy Mỹ đổ lỗi cho phía Liên Xô về thảm họa này, họ chỉ trích hệ thống phòng không của Liên Xô quá yếu và không chuẩn bị máy bay tiêm kích có khả năng chiến đấu ban đêm. Phía Mỹ yêu cầu được triển khai hệ thống phòng không và máy bay tiêm kích riêng của họ từ Mỹ sang.

Những cáo buộc của Mỹ là có lý, Liên Xô đã không bảo vệ đầy đủ cho sân bay và không có một máy bay chiến đấu ban đêm nào túc trực tại sân bay khi bị tấn công. Hỏa lực tuy dày đặc nhưng hỗn loạn từ các khẩu đội pháo cao xạ không bắn trúng được một máy bay nào của Đức.

“Người Nga lẽ ra có thể chuẩn bị tốt hơn. Chúng tôi đã không gặp phải sự kháng cự nào cả. Tôi đoán người Mỹ và người Nga đã có sự hiểu lầm lớn với nhau”, Heinz Kiel, nhân viên điều hành đài chỉ huy của Đức cho biết.

Chiến dịch Frantic tạm thời bị dừng lại. Các máy bay còn lại được triển khai đến các sân bay của Italia. Mối quan hệ giữa những người Mỹ và Liên Xô còn lại tại các sân bay trở nên cực kỳ lạnh nhạt và căng thẳng. Mặc dù căng thẳng giữa đôi bên lên cao, cuối cùng chiến dịch này vẫn được nối lại vào tháng 8/1944, nhưng quy mô nhỏ hơn trước rất nhiều.

“Bị lãng quên ở Ukraine”

Vào ngày 19/9/1944, tất cả các máy bay ném bom và tiêm kích Mỹ còn lại rời khỏi các sân bay ở khu vực Poltava.

Lý do hủy bỏ chiến dịch này là do Hồng quân Liên Xô đã tiến nhanh về phía Tây, khiến cho Poltava nằm lùi sâu về hậu phương và không còn ý nghĩa với việc mở rộng tầm tấn công cho oanh tạc cơ Mỹ.

Vào tháng 10/1944, phần lớn nhân viên Mỹ còn lại đã được sơ tán khỏi Liên Xô. Trong suốt mùa đông năm 1944-1945 chỉ còn lại khoảng 200 người hoạt động tại các sân bay này. Vì ở xa chiến trường chính ở châu Âu, họ tự gọi mình là “bị lãng quên ở Ukraine”.

Chỉ sau khi chiến tranh ở châu Âu đã kết thúc hơn sáu tuần, ngày 22/6/1945, những người Mỹ cuối cùng mới rời Ukraine để đến vùng Viễn Đông của Liên Xô để chống quân Nhật.

Tóm lại, một chiến dịch được phát động với mục đích cao cả là cải thiện quan hệ Xô-Mỹ nhưng rốt cuộc lại khiến mọi thứ xấu đi.

Có thể bạn quan tâm
Nữ công nhân bị chó cắn tử vong

Nữ công nhân bị chó cắn tử vong

11:20 15/12/2023

Chị Phạm Thị Ngân, 40 tuổi, quê Thanh Hóa, trong lúc cho chó ăn thì bị con vật tấn công khiến tử vong.

Nhiều cựu cán bộ bị bắt khi lộ việc cấp khống đất

Nhiều cựu cán bộ bị bắt khi lộ việc cấp khống đất

09:00 31/03/2024

Ông Huỳnh Lê Phong, cựu trưởng phòng tài nguyên và môi trường TP Long Xuyên, cùng hai cán bộ bị cáo buộc cấp khống nhiều thửa đất trị giá hàng chục tỷ đồng.

Đi chăn trâu, nam thanh niên đuối nước tử vong

Đi chăn trâu, nam thanh niên đuối nước tử vong

21:30 15/04/2024

Hà Tĩnh - Trong lúc đi chăn trâu, một thanh niên ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh) bị đuối nước tử vong.

'Cuộc chiến' mưu sinh ở góc khuất thành phố

'Cuộc chiến' mưu sinh ở góc khuất thành phố

06:30 16/04/2023

TP - Với người lao động di cư, đặc biệt, những phụ nữ bán hàng rong, không gian công cộng không chỉ là nơi vui chơi, tập thể dục, hẹn hò như người dân đô thị, mà còn là nơi nghỉ chân trên con đường mưu sinh.

Biển của ta, đảo của ta - bài 3: Ước nguyện của con gái liệt sỹ Gạc Ma

Biển của ta, đảo của ta - bài 3: Ước nguyện của con gái liệt sỹ Gạc Ma

07:00 17/06/2023

TP - Sau 35 năm, lần đầu tiên người con gái của liệt sỹ Lê Đình Thơ, một trong 64 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 mới có cơ hội đặt chân đến vùng biển Trường Sa, nơi bố mình đã hóa vào vòng tròn bất tử. Giữa trùng dương biển sóng, giọt nước mắt và lời nguyện cầu của người con gái hòa vào cùng biển trời…

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa dông, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở 12 tỉnh

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa dông, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất ở 12 tỉnh

07:40 09/05/2024

Video: Dự báo thời tiết ngày 9/5 Điểm tin thời tiết nổi bật trong ngày và đêm 9/5/2024 Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, đêm qua và sáng sớm nay 9/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Vùng núi và trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 8/5 đến 3h ngày 9/5 có nơi trên 80mm như: Nghĩa Đô (Lào Cai) 129,4mm, Hoàng Khai (Tuyên Quang) 119,4mm, Trung Hội (Thái Nguyên)...

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Nhiều nơi cần giải tỏa vẫn chưa tìm được chủ đất

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Nhiều nơi cần giải tỏa vẫn chưa tìm được chủ đất

21:30 21/12/2023

Việc kiểm đếm diện tích ở dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cơ bản đã xong nhưng còn nhiều vị trí chưa xác định được chủ đất.

Phúc thẩm vụ 262 lô đất: Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Yên được giảm 3 năm tù

Phúc thẩm vụ 262 lô đất: Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Yên được giảm 3 năm tù

12:30 20/06/2023

Cả 3 bị cáo có kháng cáo bản án sơ thẩm vụ sai phạm trong việc giảm giá bán 262 lô đất khu đô thị mới Nam TP Tuy Hòa (Phú Yên) được tòa phúc thẩm tuyên giảm án tù.

Thêm 5 địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập 2024

Thêm 5 địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập 2024

14:00 20/06/2024

Hải Dương đưa ra mức điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất 39,4 điểm vào trường THPT Hồng Quang, tiếp đến THPT Bình Giang với 36,2 điểm. Trường THPT Bến Tắm đưa ra mức điểm chuẩn thấp nhất là 26,7 điểm. Dưới đây là điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Từ ngày 20 - 21/6, thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học nguyện vọng 1 tại hội đồng thi, nơi thí sinh dự thi; nếu quá thời hạn, thí sinh sẽ bị xóa tên...

Co loi xay ra
Co loi xay ra