Châu Âu tìm cách trám lỗ hổng viện trợ quân sự cho Ukraine

06:10 19/11/2023

Châu Âu đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ Ukraine, giữa nhiều lo ngại rằng viện trợ của Mỹ có thể suy giảm vì những bất đồng trong quốc hội.

Giới chức Mỹ và các quốc gia châu Âu ngày càng tin rằng Ukraine sẽ khó giành được thêm các khu vực quan trọng trong thời gian tới, đồng thời đang tập trung nỗ lực tạo điều kiện để lực lượng Ukraine giữ phòng tuyến trước những đợt tiến công của Nga.

Cuộc phản công của Ukraine năm nay không đạt nhiều kết quả, khiến chiến sự giữa nước này với Nga phần lớn rơi vào bế tắc. Các lãnh đạo phương Tây lo ngại tình trạng thiếu hụt ngày càng tăng về tiền bạc và đạn dược của Ukraine có thể mang đến cho Nga cơ hội giành lại các khu vực mà họ rút khỏi vào năm ngoái.

Mỹ tới nay đảm nhận phần lớn gánh nặng viện trợ quân sự cho Ukraine với khoản hỗ trợ hơn 40 tỷ USD. Các quốc gia châu Âu giờ đây dự tính đảm nhận vai trò lớn hơn trước kia trong hỗ trợ Ukraine.

Nga đang chuẩn bị cho kịch bản xung đột kéo dài với Ukraine với tính toán rằng sự ủng hộ của phương Tây cho nước này có thể giảm dần theo thời gian. Nga đang mở rộng quy mô sản xuất quốc phòng, trong đó có đạn pháo và máy bay không người lái (UAV).

Các quan chức châu Âu khẳng định khu vực này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine trong những tháng tới, kể cả khi nguồn tài trợ của Mỹ giảm dần. Nhiều quan chức Mỹ và châu Âu nhận định chưa có khả năng Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine trước tháng 11/2024, thời điểm Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống.

Nhiều chỉ huy Ukraine nhận định thẳng thắn về những thách thức mà nước này đối mặt. Đại tướng Valery Zaluzhny, tư lệnh quân đội Ukraine, nhận định chiến sự giữa nước này với Nga ngày càng giống cuộc chiến tiêu hao sinh lực trong Thế chiến I. Theo tướng Zaluzhny, chỉ có bước nhảy vọt lớn về công nghệ đối với Ukraine cùng hỗ trợ từ phương Tây mới có thể phá vỡ bế tắc.

Các quan chức phương Tây thừa nhận tới nay chưa hệ thống vũ khí nào chuyển cho Ukraine tạo ra khác biệt mang tính chiến lược trên chiến trường. Trong khi đó, nhân lực và đạn dược vẫn là các yếu tố quan trọng. Ukraine thiếu cả hai yếu tố này và ngành sản xuất vũ khí của phương Tây chưa thể sánh kịp với Nga.

Trong lúc Ukraine không thể đạt được đột phá trên thực địa, quốc tế chuyển chú ý sang chiến sự Israel - Hamas và quốc hội Mỹ chưa thể thông qua viện trợ cho Ukraine.

Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát hôm 2/11 đã thông qua dự luật cung cấp viện trợ 14,3 tỷ USD cho Israel, song không kèm khoản hỗ trợ nào cho Ukraine, khiến dự luật sau đó bị Thượng viện do phe Dân chủ chiếm đa số bác bỏ.

Lưỡng viện Mỹ thông qua luật ngân sách ngắn hạn do tân Chủ tịch Hạ viện đề xuất để giúp chính phủ nước này không phải đóng cửa sau ngày 17/11 và nó không có khoản hỗ trợ cho Ukraine hay Israel. Tổng thống Biden đã ký thành luật hôm 16/11.

Lầu Năm Góc còn khoảng 5 tỷ USD trong ngân sách để tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, khoản tiền khác dùng để bổ sung kho vũ khí của quân đội Mỹ sau khi họ rút vật tư để viện trợ Ukraine giảm xuống 1,1 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa ngân sách của Lầu Năm Góc sắp cạn.

Kết quả là các gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine ngày càng bị thu hẹp. Những gói viện trợ quân sự điển hình, được công bố khoảng hai tuần một lần, có giá trị 300-500 triệu USD. Gói gần nhất được công bố ngày 3/11 tụt xuống 125 triệu USD.

Bất chấp chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đề xuất viện trợ cho nước này có thể phải chờ sang năm sau.

Những thách thức kể trên đặt ra câu hỏi về mức độ bền vững của cam kết từ châu Âu đối với Ukraine nếu khoản hỗ trợ từ Mỹ giảm xuống. EU và các thành viên đã cung cấp vũ khí và thiết bị trị giá khoảng 25 tỷ euro cho Kiev.

Châu Âu đang cố gắng thu hẹp khoảng cách trong viện trợ cho Ukraine với Mỹ. Liên minh cầm quyền ở Đức gần đây đồng ý tăng gấp đôi hỗ trợ cho Ukraine vào năm 2024, lên hơn 8 tỷ USD. Đức đã trở thành nước hỗ trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ.

EU đang lên kế hoạch viện trợ kinh tế 54 tỷ USD cho Ukraine trong 4 năm tới và thảo luận về cam kết an ninh khu vực dành cho nước này đi kèm với nguồn hỗ trợ bổ sung.

Pháp tháng này cho biết đang phân bổ thêm hơn 200 triệu USD để Ukraine mua thiết bị quân sự của họ. Bỉ tháng 10 thông báo sẽ cung cấp cho Ukraine hơn 1,85 tỷ USD vào năm tới.

Hôm 17/11, Hà Lan, Phần Lan và Litva đều công bố gói hỗ trợ quốc phòng mới. Số tiền lớn nhất đến từ chính phủ Hà Lan, cam kết chuyển hơn 2,1 tỷ USD vào năm tới.

Trong chuyến thăm Kiev tuần này, tân Ngoại trưởng Anh David Cameron nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng "Anh sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự mà các bạn cần không chỉ trong năm nay, năm sau mà tới khi nào còn cần thiết".

Các quốc gia EU đang chuẩn bị đào tạo thêm 10.000 binh sĩ Ukraine, nâng tổng số cho đến nay lên 40.000 người.

Bất chấp những cam kết đã đưa ra, EU sẽ không thể đạt mục tiêu cung cấp một triệu viên đạn pháo cho Ukraine trước tháng 3/2024, do lượng đạn pháo và các thiết bị quân sự cơ bản khác của châu Âu sắp cạn kiệt.

Các nhà sản xuất cho biết họ đang cố gắng tăng sản lượng. Công ty Đức Rheinmetall, một trong những nhà sản xuất đạn dược lớn nhất phương Tây, ước tính đến cuối năm 2024, họ sẽ đạt công suất ít nhất 600.000 viên đạn 155 mm một năm, tăng so với mức 450.000 viên trước đó.

BAE Systems, nhà thầu quân sự lớn của Anh, đặt mục tiêu tăng sản lượng đạn pháo 155 mm năm 2025 lên gấp 8 lần mức trước chiến sự, nhưng không nêu số lượng cụ thể. Các nhà sản xuất đạn dược khác ở châu Âu, bao gồm Nammo ở Na Uy và Nexter ở Pháp, đang tăng sản lượng thêm hàng chục nghìn quả đạn.

"Các nước châu Âu chúng ta có đủ phương tiện cần thiết và phải sẵn sàng tiếp tục giúp đỡ Ukraine về mặt chính trị và vật chất, thậm chí tiếp quản vị trí của Mỹ nếu sự ủng hộ của nước này giảm đi", Josep Borrell Fontelles, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, nói hôm 11/11.

"Nếu phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine, sẽ không còn Ukraine và không còn cấu trúc an ninh châu Âu nữa", Yonatan Vseviyov, nhà ngoại giao hàng đầu Estonia, nói hôm 17/11.

Nguyễn Tiến (Theo WSJ)

Có thể bạn quan tâm
Vụ đảo chính tại Niger: Chuyện riêng, lo chung

Vụ đảo chính tại Niger: Chuyện riêng, lo chung

07:40 02/08/2023

Cuộc đảo chính tại Niger ngày 26/7 không chỉ có nhiều tác động nội bộ mà còn để lại hệ quả nghiêm trọng cho quốc gia Tây Phi và khu vực.

Guatemala: Tổng thống đắc cử kêu gọi người dân đoàn kết, chuẩn bị kháng lệnh Tòa án

Guatemala: Tổng thống đắc cử kêu gọi người dân đoàn kết, chuẩn bị kháng lệnh Tòa án

17:00 02/09/2023

Tổng thống đắc cử Guatemala, ông Bernardo Arevalo đã kêu gọi người dân ủng hộ quá trình chuyển giao quyền lực tại nước này.

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản tại Okinawa thành công tốt đẹp

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản tại Okinawa thành công tốt đẹp

17:40 14/08/2023

Sự kiện do Hội người Việt Nam tại Okinawa phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản tổ chức, là hoạt động hết sức ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 74 Quốc khánh Trung Quốc

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 74 Quốc khánh Trung Quốc

11:40 30/09/2023

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm lần thứ 74 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

WHO báo động tình trạng sản phụ tử vong tại Afghanistan

WHO báo động tình trạng sản phụ tử vong tại Afghanistan

00:20 30/08/2023

Theo số liệu được Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Afghanistan công bố ngày 28/8, trung bình mỗi ngày tại Afghanistan có 24 sản phụ tử vong do các biến chứng thai sản.

Tổng thống Nga ký sắc lệnh tuyển quân mùa Thu, kêu gọi 130.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự

Tổng thống Nga ký sắc lệnh tuyển quân mùa Thu, kêu gọi 130.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự

10:00 30/09/2023

Theo một tài liệu đăng trên trang web của chính phủ Nga ngày 29/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh tiến hành chiến dịch tuyển quân thường lệ vào mùa Thu này, kêu gọi 130.000 công dân đi nghĩa vụ quân sự theo luật định.

Trang nghiêm Lễ thượng cờ ASEAN tại Morocco

Trang nghiêm Lễ thượng cờ ASEAN tại Morocco

17:50 09/08/2023

Ngày 8/8 Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco cùng Ủy ban ASEAN tại Rabat đã chủ trì tổ chức Lễ thượng cờ kỷ niệm lần thứ 56 ngày thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Trước thông tin Mỹ yêu cầu Iran ngừng bán UAV cho Nga, Moscow nói gì?

Trước thông tin Mỹ yêu cầu Iran ngừng bán UAV cho Nga, Moscow nói gì?

13:00 26/08/2023

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết, việc hợp tác quân sự giữa nước này và Iran sẽ không chịu khuất phục trước áp lực địa chính trị.

Nhân viên lãnh sự quán Mỹ được Thổ Nhĩ Kỳ thả tự do sau 3 năm tù

Nhân viên lãnh sự quán Mỹ được Thổ Nhĩ Kỳ thả tự do sau 3 năm tù

06:50 28/11/2023

Metin Topuz - một cựu nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại lãnh sự quán Mỹ ở Istanbul ngày 27/11 đã được Ankara cho ra tù sau 3 năm bị kết án hỗ trợ tổ chức khủng bố.

Co loi xay ra
Co loi xay ra