Châu Âu, NATO tranh cãi về đưa quân sang Ukraine

09:30 13/03/2024

Những tranh cãi về kịch bản NATO trực tiếp đưa quân đến chi viện cho Ukraine đặt ra bài toán sống còn cho tương lai của châu Âu.

Lực lượng Anh, Pháp và Ba Lan cuộc tập trận Steadfast Defender 2024 của NATO, tại Korzeniewo, Ba Lan ngày 4-3 - Ảnh REUTERS

Thay vì đưa binh sĩ NATO tới Ukraine, tại sao không đưa cả trăm ngàn người thuộc diện nghĩa vụ quân sự của Ukraine hồi hương đi chiến đấu? Giải pháp này được Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Robert Kalinak gợi ý trong một cuộc tranh luận phát trên Đài TA3 TV (Slovakia) ngày 10-3.

Châu Âu, NATO bối rối và tranh cãi

Theo ông Kalinak, khoảng 300.000 nam giới Ukraine đã rời đất nước kể từ tháng 2-2022, thời điểm Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt". Trong đó có nhóm thuộc độ tuổi huy động quân của Ukraine.

"Không gì có thể giúp quân đội Ukraine hơn sự hồi hương của các nam giới thuộc diện nghĩa vụ có thể tham chiến. Họ có lòng yêu nước, vì vậy chúng ta phải động viên và cung cấp nguồn lực cho những người trẻ có thể phục vụ quân đội này, để họ quay lại và hành động. Đây chắc chắn là giải pháp tốt hơn so với việc đưa lính của chúng ta tới đó", ông Kalinak nói.

  • Phương Tây nói sáng kiến 'đưa quân đến Ukraine' của tổng thống Pháp 'rất đáng xem xét'ĐỌC NGAY

Từ tháng 2, khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lần đầu đề cập khả năng đưa lính NATO tới Ukraine, nhiều đồng minh và cả Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lập tức bác bỏ. Phương Tây về cơ bản vẫn muốn giữ căng thẳng với Nga ở mức dưới ngưỡng một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba.

Matxcơva cũng đã đưa ra những cảnh báo đanh thép về nguy cơ chiến tranh toàn diện với NATO nếu lính NATO trực tiếp tới Ukraine chiến đấu.

Tuy nhiên kịch bản này, dù ban đầu có vẻ khó tưởng tượng, đang trở thành chủ đề nghiêm túc tại châu Âu cũng như các thành viên NATO. Ông Macron từ chỗ khá đơn độc lại đang tìm thấy tiếng nói chung với các nước vùng Baltic.

Theo trang Politico, Pháp đang xây dựng một liên minh với các nước cởi mở với phương án đưa lính phương Tây tới Ukraine. Hôm 8-3, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã tới Lithuania gặp gỡ các đồng nghiệp Ukraine và vùng Baltic. Họ thảo luận về ý tưởng lính nước ngoài đến Ukraine, dù chỉ làm các nhiệm vụ như hỗ trợ kỹ thuật, rà phá bom mìn thay vì tham gia tác chiến.

Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cũng tán đồng việc thảo luận về khả năng đưa lính nước ngoài tới Ukraine, nhấn mạnh sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine mọi điều Kiev cần. "Không thể có thêm từ "nhưng" ở đây. Chúng ta phải vạch lằn ranh đỏ với Nga chứ không phải với bản thân mình", ông nói. Đáng chú ý, Ba Lan cũng thay đổi lập trường khi Ngoại trưởng Radosław Sikorski hôm 8-3 cũng khẳng định sự hiện diện của lực lượng NATO ở Ukraine "không phải chuyện không tưởng".

Châu Âu giữa ngã ba đường

Phát biểu mạnh mẽ của các nước vài ngày qua trái ngược với thái độ bác bỏ của đa phần các nước khác không lâu trước đó và cũng càng khiến quan hệ Đức - Pháp thêm nhiều điều khó nói. Đức đã không hài lòng khi bị Tổng thống Pháp Macron nhắc khéo về mức độ ủng hộ Ukraine của Berlin.

Tuy nhiên sau tất cả, phản ứng của các bên quanh kịch bản "lính NATO tới Ukraine" không chỉ là màn tranh cãi ngoại giao, cũng không hẳn chỉ xoay quanh Ukraine. Nhiều ý kiến chỉ trích ông Macron cho rằng ông phát biểu liều lĩnh, muốn "chơi trội" để thể hiện sự lãnh đạo của Pháp tại châu Âu cũng như chính trị quốc tế.

  • Châu Âu bàn ý tưởng đưa quân đến tham chiến ở UkraineĐỌC NGAY

Nhưng có vẻ tổng thống Pháp đã chấp nhận mạo hiểm, tiên phong điểm vào vấn đề dai dẳng châu Âu chưa giải quyết được: một lực lượng quân đội đủ mạnh mẽ để tự bảo vệ, một cơ chế phòng thủ và hành động tốt hơn trong những thời điểm khủng hoảng.

Trong bài viết về "bài kiểm tra của châu Âu" nhìn từ Ukraine vài tháng trước, ông Radek Sikorski - thành viên Ba Lan tại Nghị viện châu Âu - đã chỉ ra khó khăn của lục địa này trong lĩnh vực quốc phòng.

Ông Sikorski - người từng đảm nhiệm các vị trí như bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng ngoại giao và chủ tịch Hạ viện Ba Lan - đã lưu ý về nguyên nhân châu Âu khó tìm tiếng nói chung khi phản ứng trước các cuộc khủng hoảng như tại Ukraine.

Khác với các nước Baltic, vẫn còn nhiều nước ở châu Âu không thực sự muốn thay đổi cuộc sống để lao vào kịch bản chiến tranh với Nga. Ông Sikorski lấy ví dụ tại Bồ Đào Nha, Ý hoặc Bỉ, người dân chưa bao giờ thấy một người lính Nga, vì vậy yếu tố lịch sử hoặc nhân khẩu học cũng góp phần ngăn cản châu Âu hành động. EU trong khi đó lại là một liên minh ràng buộc bằng hiệp ước và quyết định chung, với quyền lực phân tán cho các thành viên.

Vấn đề về quân đội châu Âu và chuyện EU khó đưa ra quyết định do cơ chế hoạt động đã được thảo luận từ lâu. Và lúc này, ông Macron có vẻ là người đang sẵn sàng "tử vì đạo" để thúc đẩy các tranh luận nhằm tìm giải pháp cho kịch bản tương tự Ukraine, vốn có thể xảy ra đâu đó trên thế giới và liên quan trực tiếp tới lợi ích ngoại giao, kinh tế của EU.

NATO tới Ukraine "không vi phạm" luật quốc tế

Theo Tổng thống CH Czech Petr Pavel, lính NATO có thể triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp trên lãnh thổ Ukraine vì điều này không vi phạm bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế.

Nội dung này nằm trong cuộc phỏng vấn của ông Pavel với Đài Czech Television phát ngày 11-3, chỉ vài ngày sau khi ông gặp tổng thống Pháp. Theo nhà lãnh đạo Czech, phải phân biệt rõ giữa việc triển khai lính tác chiến với khả năng lính tham gia một số hoạt động "hỗ trợ" mà NATO có kinh nghiệm.

"Từ góc độ luật quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, sẽ không gì ngăn cản lính các thành viên NATO, cũng như thường dân chẳng hạn, hỗ trợ công việc ở Ukraine", ông nói.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức thế giới 3-4: Blogger quân sự nổi tiếng Nga chết vì bom cài; Ông Trump sẽ nói gì ở tòa?

Tin tức thế giới 3-4: Blogger quân sự nổi tiếng Nga chết vì bom cài; Ông Trump sẽ nói gì ở tòa?

07:00 03/04/2023

Các nước OPEC giảm 1,15 triệu thùng dầu/ngày; Nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới thất bại ở bầu cử.

Dân khốn khổ vì khu công nghiệp nghìn tỉ dang dở

Dân khốn khổ vì khu công nghiệp nghìn tỉ dang dở

12:30 01/03/2023

Hoà Bình - Khu công nghiệp (KCN) Yên Quang chậm tiến độ, hiện nay vẫn chưa bố trí được khu tái định cư cho người dân.

Những lưu ý trong kì tuyển sinh đại học năm 2024

Những lưu ý trong kì tuyển sinh đại học năm 2024

09:20 17/01/2024

TP - Nhiều thông tin mới về tuyển sinh đại học năm 2024 được các trường đưa ra để thí sinh chuẩn bị tìm kiếm cơ hội xét tuyển.

5 huyện ở TPHCM được đề xuất xây dựng thành 3 thành phố

5 huyện ở TPHCM được đề xuất xây dựng thành 3 thành phố

09:00 01/02/2024

TPHCM - 5 huyện ngoại thành TPHCM được đề xuất xây dựng thành 3 thành phố, với thành phố phía Bắc (Củ Chi và Hóc Môn), thành phố phía Tây...

Con đường hòa bình chông gai của Ukraine

Con đường hòa bình chông gai của Ukraine

10:00 17/06/2024

Thượng đỉnh hòa bình Ukraine khép lại cho thấy sự đồng thuận tương đối giữa các nước về việc kết thúc cuộc xung đột giữa lòng châu Âu.

Thu nhập bình quân đầu người Kiên Giang tăng hơn 17 triệu đồng

Thu nhập bình quân đầu người Kiên Giang tăng hơn 17 triệu đồng

17:20 22/08/2023

Ngày 22-8, Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị sơ kết giữa nghiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người tăng 17 triệu đồng so với năm 2020.

Trung Quốc tự tin với dàn lãnh đạo mới

Trung Quốc tự tin với dàn lãnh đạo mới

10:30 14/03/2023

Ngày 13-3, Quốc hội Trung Quốc khóa XIV đã bế mạc sau khi bầu ra các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cùng một số cơ quan chủ chốt khác. Đây sẽ là những người chèo lái đất nước tỉ dân trong ít nhất năm năm tới.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

08:30 02/03/2023

Trong bối cảnh nước láng giềng Campuchia đã ghi nhận các ca mắc H5N1, Bộ Y tế đánh giá cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người.

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

17:30 17/03/2023

Dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 6 và triển khai các bước như lập hồ sơ chi tiết, phân giới cắm cọc, kiểm đếm bồi hoàn, giải phóng mặt bằng... đang được Sóc Trăng chỉ đạo tiến hành khẩn trương.

Co loi xay ra
Co loi xay ra