Các nhà hoạch định chính sách của EC dự kiến sẽ đề xuất các quy định mới đối với cây trồng chỉnh sửa gene vào tháng 7.2023.
Châu Âu nới lỏng các quy định với cây trồng theo kỹ thuật gene mới
Theo CropLife Việt Nam, trước thực trạng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu dẫn đến những thiệt hại nặng nề trong sản xuất lương thực đang diễn ra trên khắp Châu Âu, các nhà hoạch định chính sách của Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ đề xuất các quy định mới đối với cây trồng chỉnh sửa gene vào tháng 7 năm nay.
Một số quốc gia tại Châu Âu cũng có những thay đổi cởi mở hơn với các loại cây trồng được chọn tạo giống thông qua Kỹ thuật gene mới (New Genomic Technologies - NGT).
Do đó, vào tháng 7 tới đây, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất cho phép nới lỏng các quy định đối với thực vật được chọn tạo thông qua kỹ thuật gene mới.
Đây là sự kết hợp của các công cụ chỉnh sửa gene làm thay đổi cấu trúc di truyền của thực vật mà không cần sử dụng thêm các gene ngoại lai - đây chính là điểm khác biệt với các sinh vật chuyển gene thông thường có chứa DNA từ các loài khác.
Bà Stella Kyriakides - Ủy viên Y tế của EU, cho biết: Thực vật được sản xuất bằng kỹ thuật gene mới có thể "hỗ trợ phát triển bền vững” và cho rằng, các đề xuất này "là dấu hiệu mạnh mẽ cho nông dân, các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp rằng đây là con đường phía trước của EU".
Các nước Châu Âu thay đổi cách nhìn về cây biến đổi gene
Cũng theo Croplife Việt Nam, một số quốc gia chịu thiệt hại lớn về nông nghiệp do biến đổi khí hậu như Pháp, Ý, Đức hay Tây Ban Nha ủng hộ việc thay đổi các quy tắc. Trong đó, Pháp và Italy cũng có những bước tiến đáng kể trong khi chờ đợi bộ luật mới của EU.
Tại Pháp, Hội đồng Chính phủ thông qua ý kiến về cây trồng chỉnh sửa gene. Trước đó, từ tháng 4.2023, ông Marc Fesneau - Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp cho rằng, cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học để nhanh chóng tạo ra những giống cây trồng có khả năng chống chịu bệnh, giúp Châu Âu có thêm công cụ đối phó với biến đổi khí hậu.
Cuối tháng 5 vừa qua, Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường (CESE) đã thông qua ý kiến về những kỳ vọng và thách thức của xã hội liên quan đến các kỹ thuật gene mới trong phiên họp toàn thể, qua đó khuyến nghị chính phủ Pháp ưu tiên các loại cây trồng chỉnh sửa gene mang lại lợi ích bền vững và mở đường cho việc thiết lập khung pháp lý trong tương lai. Ý kiến này đã được thông qua với 80 phiếu thuận, 19 phiếu chống và 25 phiếu trắng.
Italy cũng đã cho phép khảo nghiệm đồng ruộng đối với cây trồng chỉnh sửa gene. Cuối tháng 5.2023, Uỷ ban Nông nghiệp và Môi trường Thượng viện Italy đã phê duyệt sửa đổi cho phép tiến hành các thử nghiệm đồng ruộng đối với một số cây trồng ứng dụng về công nghệ tiến hoá hỗ trợ, trong đó có cây trồng tạo ra bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene.
Đây là một bước tiến quan trọng để công nghệ này hỗ trợ nước này sản xuất nông nghiệp bền vững, giảm tác động lên môi trường, và tối ưu hóa việc sử dụng nước và hóa chất.
Đức và Tây Ban Nha cũng ủng hộ việc đưa ra các quy định mới cho cây trồng chỉnh sửa gene. Bà Bettina Stark-Watzinger - Bộ trưởng Nghiên cứu Liên bang Đức cho rằng, luật hiện hành về kỹ thuật di truyền ở Đức và Châu Âu đã lỗi thời.
“Chúng tôi nhìn thấy một cơ hội lớn trong các kỹ thuật nhân giống mới giúp chọn tạo giống cây trồng một cách hiệu quả, có mục đích và an toàn. Chúng ta có thể sử dụng chúng để chống lại nạn đói trên thế giới” - Bettina Stark-Watzinger nêu ý kiến.
Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Julia Kloeckner cũng hoan nghênh việc hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý cho chỉnh sửa gene.
Phát biểu tại cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp các quốc gia thành viên EU vào tháng 9.2022, ông Luis Planas - Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha đã tham gia câu lạc bộ những người ủng hộ chỉnh sửa gene và ca ngợi các kỹ thuật này như một “công cụ tuyệt vời để tạo ra hạt giống cần ít nước và phân bón hơn và có khả năng chống chọi với khí hậu tốt hơn”.
THỪA THIÊN HUẾ - Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ đào tạo nhân lực, chuyển giao các kỹ thuật cao, chuyên sâu phục vụ khám chữa bệnh cho người...
Nhân ngày Quốc khánh 2-9, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đến quảng trường 2-4 (Nha Trang) để tham gia và chứng kiến Lễ thượng cờ - nghi lễ thiêng liêng lần đầu tiên được tỉnh này tổ chức.
Lực lượng Thánh chiến Jihad Palestine (PIJ) tiếp tục phóng hàng chục quả rocket sang lãnh thổ Israel để trả đũa cuộc không kích trong đêm của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh tình trạng không có Tổng thống kéo dài 'vẫn là trở ngại lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng của Liban.'
Kênh truyền hình nhà nước Myawaddy TV cho biết 63 đảng đã đăng ký tham gia bầu cử cấp quốc gia hoặc địa phương trong khi 40 đảng khác tự động giải thể vì không đăng ký thành lập lại đúng thời hạn.
Ngày 8-1, Ukraine tiếp tục tấn công vào thành phố Belgorod, buộc chính quyền Nga di tản 300 người ra xa khỏi biên giới.
Các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tục cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho Nga, đồng thời tung tin đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt, nếu việc đó xảy ra.
Cà Mau - Mục tiêu đến năm 2030, tổng diện tích đất lâm nghiệp 142.599 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng 20.291 ha, đất rừng phòng hộ 30.753 ha,...
Một công nhân đã bị khối đất lớn từ taluy cao 6m bên trong công trình mở rộng đèo Prenn đè chết