Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng TAND tối cao là đề xuất tăng thù lao cho người làm chứng từ 50.000 đồng/ngày lên 200.000 đồng/ngày; phụ cấp xét xử của Hội thẩm nâng từ 90.000 đồng/ngày lên thành 900.000 đồng/ngày...
Lý giải về nội dung này, ông Nguyễn Hoà Bình nêu rõ, đối với người làm chứng, chúng ta cần động viên họ ra toà.
"Không phải người ta cần 200.000 đồng, người ta rất sợ khi phải ra tòa làm chứng, nhất là vụ án hình sự. Cho người ta 50.000 đồng người ta đã chán rồi, cho 2 triệu có khi người ta cũng không muốn nhận, chứ đừng nói là 200.000 đồng. Người ta sợ làm chứng lắm các đồng chí ạ. Nguy hiểm kinh khủng", Chánh án TAND Tối cao nói.
Còn mức 900.000 đồng phụ cấp xét xử của Hội thẩm, theo ông Nguyễn Hoà Bình là mức phụ cấp trách nhiệm.
"Chi cho luật sư chỉ định là 750.000 đồng, ông Hội thẩm bỏ phiếu phải chịu trách nhiệm sinh mạng chính trị của người ta, vậy thì thôi hơn ông luật sư chỉ định không phải chịu trách nhiệm gì một chút. Hội thẩm phải bỏ phiếu cho người ta đi tù thì cao hơn ông luật sư chỉ định, đề xuất là 900.000 đồng", Chánh án Nguyễn Hoà Bình lý giải và cho biết việc nâng mức thù lao cho người làm chứng và phụ cấp xét xử của Hội thẩm đã được Bộ Tài chính ủng hộ.
Trước đó, trình bày tờ trình Pháp lệnh Chi phí tố tụng, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Tiến nêu rõ, thực tiễn áp dụng pháp luật về chi phí tố tụng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, mức chi cho hội thẩm còn thấp, không khuyến khích được Hội thẩm tham gia thực hiện nhiệm vụ xét xử; định mức chi phí cũ không còn phù hợp với những thay đổi của giá cả thị trường; việc tính tiền tạm ứng, trình tự, thủ tục thu, mức thu, mức chi chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ còn chưa thống nhất; Việc thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch còn chậm...
Bên cạnh đó, một số chi phí thực tế phát sinh nhưng pháp luật chưa quy định như: chi phí cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; chi phí xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú, xác minh tài liệu, chứng cứ; chi phí bảo quản tài liệu, chứng cứ, vật chứng; chi phí cho người đại diện do tòa án chỉ định… gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng.
"Từ những căn cứ nêu trên thì việc xây dựng, ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng là rất cần thiết", ông Nguyễn Văn Tiến nói.
Về chi phí tố tụng cụ thể, Phó Chánh án TAND tối cao cho biết, dự thảo Pháp lệnh quy định chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản, chi phí giám định, chi phí cho Hội thẩm, chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa, người đại diện do tòa án chỉ định, chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến, chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật...
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, cơ quan thẩm tra nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng.
Riêng về danh mục chi phí thù lao và phụ cấp xét xử ban hành kèm theo Pháp lệnh, bà Lê Thị Nga nêu rõ, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với chủ trương sửa đổi, nâng mức chi cao hơn quy định hiện hành để bảo đảm phù hợp với thực tiễn sau 11 năm thi hành Pháp lệnh số 02 (một số mức chi hiện hành rất thấp, ví dụ: mức thù lao cho người làm chứng 50.000 đồng/ngày, chi phụ cấp xét xử của Hội thẩm 90.000 đồng/ngày).
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp dự thảo Pháp lệnh, quy định mức thù lao cho người làm chứng và phụ cấp xét xử của Hội thẩm cao hơn khá nhiều so với hiện hành.
"Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo lý giải căn cứ sửa đổi các mức chi; tiếp tục cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng để bảo đảm đề xuất các mức chi phù hợp; bổ sung đánh giá tác động đầy đủ để bảo đảm tính khả thi của chính sách. Đề nghị Chính phủ có ý kiến đối với Danh mục chi phí thù lao và phụ cấp xét xử kèm theo dự thảo Pháp lệnh", bà Lê Thị Nga nói.
TP - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo khẩn gửi Bộ Công Thương liên quan việc cung ứng điện, đặc biệt trong các tháng hè năm 2023 do nguy cơ thiếu điện ở miền Bắc.
Nam Định - Nhiều năm qua, hệ thống mương trong khu dân cư thôn An Lá (xã Nghĩa An, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) trở thành nỗi ám ảnh...
Ngày 11.8, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), huyện Nguyên Bình tổ chức Ngày hội...
Công an TP.HCM xác định một người đàn ông quốc tịch Nga điều hành 6 công ty hoạt động cho vay 'tín dụng đen' qua app.
Ngày 3/10, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam điều tra, làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, qua đó bắt giữ 2 đối tượng gồm: Đoàn Công Sinh (23 tuổi) và Nguyễn Văn Quang (22 tuổi, cùng trú xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên). Theo kết quả điều tra, từ tháng 3/2023, Quang và Sinh câu kết với nhau thực hiện việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của...
Sở Giáo dục TP.HCM đề xuất tuyển bổ sung lớp 10 công lập đối với những trường THPT chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam, Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đã có những chia sẻ, chúc mừng những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau 78 năm qua.
Chiều 20/7, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đến dâng hương, hoa tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ ở Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố Huế, thăm tặng quà một số gia đình chính sách.
Một đường dây đánh bạc dưới hình thức số lô đề liên tỉnh hoạt động trên không gian mạng đã bị Công an tỉnh Bắc Giang, Cục Cảnh sát hình sự và một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện, đấu tranh triệt phá.