"Được đứng trong hàng ngũ lực lượng cảnh sát biển thực hiện diễu binh, diễu hành, tôi rất vinh dự và tự hào. Đến nay, dù đã hoàn thành nhiệm vụ, tôi vẫn còn nguyên những cảm xúc khi ở Điện Biên", Phạm Văn Đồng nói.
Với Đồng những ngày qua là trải nghiệm cực kỳ quý báu trong cuộc đời làm quân nhân. Đặc biệt khi tận mắt chứng kiến nhân dân cả nước đổ về Điện Biên theo dõi, cổ vũ quá trình tập luyện của các chiến sĩ dưới cái nắng 40 độ, anh và đồng đội được tiếp thêm nhiều động lực.
"Tuy quá trình tập luyện diễu binh, diễu hành vất vả nhưng em rất vui. Thời gian giải lao anh em các đơn vị được làm quen trò chuyện với nhau. Người Điện Biên thương các lực lượng tập luyện dưới nắng nóng gay gắt, thường xuyên gửi hoa quả, nước ngọt để động viên", chàng trai gốc Lạng Sơn chia sẻ.
Cảm xúc về ngày diễu binh vẫn nguyên vẹn trong trí nhớ chàng quân nhân trẻ. Sáng 7/5 trời Điện Biên mưa lớn nhưng diễu binh qua các tuyến phố, Đồng rưng rưng khi từ người già đến trẻ nhỏ đứng chật kín hai bên đường.
Đồng không quên những lời động viên, reo hò, cổ vũ của người dân. Họ đồng thanh hô to "Cố lên, cố lên các chiến sĩ". Xúc động nhất là những cụ già ngoài 80 không biết đã đứng dưới mưa mấy tiếng chờ các đoàn diễu binh qua để vẫy tay chào.
Trải qua đại lễ lớn của dân tộc, Văn Đồng cảm nhận sâu sắc tinh thần tình quân dân như cá với nước. Đồng cũng tự nhủ với lòng sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu rèn luyện để năm sau tiếp tục được tham dự những sự kiện lớn của đất nước.
Sau lễ kỷ niệm, Đồng bất ngờ khi thấy mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh của anh. Cộng đồng mạng truyền tay nhau những bức hình nam quân nhân trong khi làm nhiệm vụ và hình ảnh đời thường của anh. Ai cũng khen Văn Đồng sở hữu gương mặt điển trai, nụ cười toả nắng, vóc dáng cao ráo 1m75 chuẩn "soái ca".
"Tôi biết ơn vì được nhiều người quan tâm, ủng hộ như vậy", chàng quân nhân nói. Vui nhưng Đồng cũng ngại vì sợ bạn bè trêu là người nổi tiếng.
Từ những năm học ở trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn, Đồng đã ấp ủ dự định trở thành quân nhân. Bố mẹ là người luôn động viên và mong muốn một ngày nhìn thấy anh đứng trong hàng ngũ diễu binh ở sự kiện lớn của đất nước.
Sau nhiều năm nỗ lực, giờ đây Văn Đồng trưởng thành, làm Trung uý công tác tại Bộ chỉ huy quân sự Lạng Sơn và tham gia lực lượng diễu binh như kỳ vọng của bố mẹ. Điều khiến anh luôn đau đáu và tiếc nuối là những ngày qua, chỉ có bố được theo dõi anh đi điều lệnh dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc. Mẹ anh không may qua đời cách đây 5 năm.
"Tuy không thể tận mắt chứng kiến lễ diễu binh nhân ngày mừng chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng tôi tin mẹ ở trên cao luôn dõi theo, ủng hộ từng bước đi. Tôi sẽ phấn đấu để những người thân yêu hãnh diện về mình", chàng Trung uý bộc bạch.
Chàng cảnh sát biển cũng cho biết, bản thân mới mổ dây chằng cách đây không lâu, nhưng vẫn xung phong tham gia diễu binh ngày 7/5 tại Điện Biên.
Ngoài thời gian học tập, rèn luyện trong quân ngũ, Văn Đồng còn yêu thích đá bóng và đọc sách. Ở tuổi 28, chàng quân nhân tiết lộ vẫn chưa lập gia đình vì muốn tập trung cho sự nghiệp, cống hiến tuổi trẻ sức lực cho tổ quốc.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
Đồng Nai - LĐLĐ huyện Nhơn Trạch tổ chức các giải chạy việt dã và hội thi tiếng hát công nhân, viên chức, người lao động chào mừng kỷ niệm...
Tàu SE7 chở hàng trăm hành khách, khi đến xã Đức Liên, huyện Vũ Quang thì đâm vào xe tải chở đất đang vượt đường ngang, lúc 13h20 ngày 25/4.
Tỉnh ủy An Giang thống nhất không đặt tên xã, phường theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc..., lấy ý kiến dân đặt tên cho phù hợp với truyền thống.
Quảng Ninh - Từng là nỗi ám ảnh về môi trường, bị coi là phế thải, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện bỗng trở thành món hàng được...
Một người đàn ông ở Tiền Giang phát hiện trên sông Trà Lọt gần nhà mình có một xác chết trôi trong đám lục bình nên trình báo cơ quan công an.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ yêu cầu các thành viên ban chấp hành, ban thường vụ có trách nhiệm giải thích tại cơ quan, đơn vị; người dân có hỏi cũng phải giải thích để tạo sự đồng thuận cao.
Câu chuyện về Hà Quảng Vị bắt đầu lan truyền từ những năm 80, khởi đầu từ lời kể trong làng, sau đó được các báo địa phương, đài truyền hình đua nhau đưa tin. Thậm chí có người còn viết hẳn cuốn sách về Hà Quảng Vị là 'Võ Tòng đương đại: Câu chuyện anh hùng bắt báo Hà Quảng Vị'. Cơ duyên học võ công Hà Quảng Vị sinh năm 1905, tại một làng quê ở Túc Châu, tỉnh An Huy. Gia đình ông cực kỳ nghèo khó, đến mức được học hành và ăn no mặc ấm là một...
Một hệ thống quản lý toàn diện về dạy thêm học thêm tại TP.HCM vừa được ra mắt, chỉ vài tuần sau khi thông tư 29 có hiệu lực. Cổng thông tin này hứa hẹn mang đến sự minh bạch trong quản lý dạy thêm học thêm.