‘Cây’ quyền lực mềm của Việt Nam ngày càng xòe tán rộng

07:30 08/02/2024

TPO - Việc các lãnh đạo cấp cao Việt Nam mời trà, dạo bờ hồ Hoàn Kiếm, tặng sách, tặng thư pháp… cho lãnh đạo các nước thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với nền văn hóa khác, cũng như niềm tự hào và tự tin về bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngoại giao văn hóa giúp “cây” quyền lực mềm của Việt Nam ngày càng lớn mạnh, xòe tán rộng hơn…

Tiền Phong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà đạo Việt Nam nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Hà Nội tháng 12/2023. (Ảnh: TTXVN) 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà đạo Việt Nam nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Hà Nội tháng 12/2023. (Ảnh: TTXVN)

Các thành quả ngoại giao của Việt Nam năm 2023 trở thành điểm sáng trong thành tựu chung của đất nước. Ngoại giao văn hóa được coi là một vũ khí tâm công sắc bén, trở thành một trong ba trụ cột chính của chính sách đối ngoại Việt Nam, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.

Nhân dịp năm mới, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trao đổi với PV Tiền Phong về những điểm nổi bật nhất của ngoại giao văn hóa năm qua.

Năm 2023, Việt Nam khéo léo quảng bá quảng bá văn hóa đất nước qua các hoạt động đón tiếp lãnh đạo nước ngoài. Xin Thứ trưởng cho biết những ý tưởng đó đến từ đâu và thể hiện ý nghĩa gì?

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc:Văn hóa là con đường ngắn nhất từ trái tim đến trái tim, là nhịp cầu hữu hiệu kết nối với các dân tộc khác, thông qua việc chia sẻ những nét đẹp, giá trị và truyền thống của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Mỗi ý tưởng, mỗi sự kiện ngoại giao văn hóa được tổ chức đều xuất phát từ tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về văn hóa Việt Nam, với mong muốn thể hiện một hình ảnh Việt Nam thân thiện, hòa bình, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, cũng như mong muốn chia sẻ những giá trị văn hóa của mình, và học hỏi, tôn trọng những giá trị văn hóa của các quốc gia khác.

Tiền Phong Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol dạo bờ hồ Hoàn Kiếm ngày 24/6. (Ảnh: Tiến Đạt) 1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol dạo bờ hồ Hoàn Kiếm ngày 24/6. (Ảnh: Tiến Đạt)

Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao Việt Nam không chỉ là những cuộc gặp gỡ chính trị, kinh tế, mà còn là dịp để thể hiện sự hiếu khách, thân thiện của người Việt Nam. Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thưởng thức trà, đàm đạo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol dạo bờ hồ Hoàn Kiếm; Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng thư pháp “Chân thành - Tình cảm - Tin cậy” cho Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng sách cho Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez… đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Việt Nam và các nước bạn.

Việc tổ chức những sự kiện ngoại giao văn hóa và trải nghiệm gần gũi với văn hóa địa phương thể hiện sự kết nối và hiểu biết giữa Việt Nam và các quốc gia khác ở nhiều mặt.

Trước hết, đó là sự quan tâm và tôn trọng của Việt Nam đối với các nền văn hóa khác, cũng như sự tự hào và tự tin về bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự khám phá và tận dụng những điểm tương đồng cũng như sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia, góp phần tăng cường, thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Tiền Phong Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc 1

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc

Ngoại giao văn hóa thực sự là vũ khí tâm công sắc bén, góp phần hoàn thành các mục tiêu đối ngoại, đồng thời khiến các đối tác cảm phục khí phách, cốt cách của dân tộc ta. Từ đó, các đối tác tôn trọng, chia sẻ và ủng hộ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta.

Điều đó cũng gửi đi thông điệp về sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, cùng với mong muốn hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Lợi ích cụ thể

Ngoại giao văn hóa được xem là công cụ đắc lực của “quyền lực mềm” của quốc gia. Những hoạt động ngoại giao văn hóa sôi nổi trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2023, đã giúp Việt Nam đạt được những lợi ích cụ thể gì cho quốc gia và người dân?

Nếu “quyền lực mềm” là một cái cây, thì ngoại giao văn hóa là bộ rễ vì nó chuyển hóa sức mạnh của nền văn hiến hơn 4.000 năm của dân tộc ta thành sức mạnh mềm của quốc gia ngày nay. Đồng thời, ngoại giao văn hóa cũng là những bông hoa kết tinh và lan tỏa hương thơm, đưa những giá trị văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế.

Năm 2023, ngoại giao văn hóa đã góp phần gia tăng sức mạnh mềm quốc gia, nâng cao hình ảnh, thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế, khi UNESCO công nhận Cát Bà là Di sản thế giới, đưa Hội An và Đà Lạt vào hệ thống các thành phố sáng tạo và vinh danh Danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Vị thế và sức ảnh hưởng của Việt Nam được nâng tầm khi Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Phó Chủ tịch Đại hội Đồng UNESCO và được tín nhiệm bầu làm thành viên Ủy ban Di sản thế giới, là thành viên của 5/5 cơ chế quan trọng của UNESCO. Việt Nam đã nằm trong nhóm các quốc gia đóng vai trò then chốt trong quyết định các vấn đề của UNESCO cũng như các hồ sơ đệ trình để công nhận, cũng như bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới tại các quốc gia thành viên UNESCO.

Là nước đang phát triển nhưng thương hiệu của Việt Nam đứng thứ 32/193 quốc gia. Tháng 11/2023, Nhật Bản mở cấp e-visa cho khách du lịch Việt Nam, Hàn Quốc nới lỏng yêu cầu khi cấp visa lao động cho 16 nước, trong đó có Việt Nam.

Đối với địa phương và người dân trong nước, 60 danh hiệu vinh danh của UNESCO làm tăng không chỉ lòng tự hào của người dân mà cả uy tín, hình ảnh của địa phương. Ninh Bình, với việc phát huy các giá trị di sản trong đó Di sản thế giới Tràng An là nòng cốt, đã thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hiện nay, trong lực lượng lao động của tỉnh chỉ còn 10% người làm nông nghiệp, 45% làm tại các khu công nghiệp và 45% làm du lịch. Nông nghiệp cũng tập trung vào những sản phẩm sạch, đặc thù, đặc hữu, đặc sản phục vụ du lịch. Doanh thu du lịch năm 2023 nhảy vọt, gấp đôi mức doanh thu năm 2019.

Như vậy, thành quả của ngoại giao văn hóa trong nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2023 không chỉ góp phần làm cây “quyền lực mềm” của Việt Nam lớn mạnh, xòe tán rộng hơn mà còn lan tỏa kết quả đó đến các địa phương và thấm sâu vào đời sống của nhiều người dân trong cả nước.

Vừa qua, Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội Đồng UNESCO, đại diện châu Á – Thái Bình Dương và thành viên UBDS Thế giới. Bộ Ngoại giao sẽ vận dụng các ý tưởng, kinh nghiệm của UNESCO để thúc đẩy ngoại giao văn hóa ra sao, đặc biệt là trong việc giới thiệu các di sản UNESCO ở Việt Nam ra thế giới?

Chúng ta rất tự hào khi Việt Nam được tín nhiệm bầu là một trong những Phó chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 42, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trúng cử vào Ủy ban Di sản Thế giới với số phiếu rất cao. Đây là thành công mới của Việt Nam trong quá trình triển khai Nghị quyết Đại hội XIII về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Đây cũng là minh chứng cho thấy chúng ta đã đi đúng hướng, triển khai hiệu quả Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước.

Nhận thức đây là cơ hội tốt để Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp thực chất hơn vào quá trình điều hành, định hình các chính sách, quyết định quan trọng của UNESCO, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đồng bộ triển khai, hiện thực hóa các ý tưởng tận dụng các sáng kiến của UNESCO, cùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các di sản và danh hiệu UNESCO khác của Việt Nam.

Tiền Phong Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng người đồng cấp Belarus Roman Golovchenko bên tách cà phê gần Cột cờ Hà Nội ngày 8/12. (Ảnh: Như Ý) 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng người đồng cấp Belarus Roman Golovchenko bên tách cà phê gần Cột cờ Hà Nội ngày 8/12. (Ảnh: Như Ý)

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam sẽ cùng 20 quốc gia thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới tham gia đóng góp vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị của 1199 di sản thế giới (933 di sản văn hóa, 227 di sản thiên nhiên, 39 di sản hỗn hợp, 56 di sản ở tình trạng bị đe dọa); quản lý Quỹ di sản thế giới; có tiếng nói trong việc ghi danh các di sản thế giới mới, cũng như hỗ trợ các quốc gia châu Phi, các tiểu quốc đảo đang phát triển… xây dựng các hồ sơ di sản mà các quốc gia này đệ trình, qua đó, nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Về góc độ phát triển quốc gia, đây là cơ hội quý báu để ta quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tích lũy, cập nhật các bài học hay, kinh nghiệm tốt trong công tác bảo tồn, quản lý, huy động nguồn lực, để phát huy giá trị các di sản thế giới của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh, góp phần phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển bền vững các địa phương.

Tiền Phong Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez. (Ảnh: TTXVN) 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez. (Ảnh: TTXVN)

Tới đây, vào tháng 10/2024, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ cùng tổ chức UNESCO và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị lần thứ 8 các Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện dự kiến có sự tham gia của Lãnh đạo UNESCO, các đại sứ, chuyên gia và đại diện các địa phương có công viên địa chất của 44 quốc gia trong khu vực. Đây có thể sẽ là hoạt động ngoại giao văn hóa có quy mô lớn nhất mà Việt Nam sẽ đăng cai trong năm 2024.

Cảm ơn Thứ trưởng.

Có thể bạn quan tâm
Bị cáo vụ 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng không thừa nhận hành vi

Bị cáo vụ 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng không thừa nhận hành vi

19:50 27/06/2023

Bùi Văn Hoè bị cơ quan công tố xác định không thừa nhận hành vi trong vụ án 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng ngân...

154 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2023

154 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2023

10:00 16/03/2023

Tính đến sáng ngày 16.3, đã có 154 trường đại học, học viện công bố sử dụng phương thức xét học bạ THPT , xét tuyển kết hợp có sử...

Thiếu niên 15 tuổi điều khiển xe gây tai nạn khiến cụ bà tử vong

Thiếu niên 15 tuổi điều khiển xe gây tai nạn khiến cụ bà tử vong

17:10 04/09/2023

Ngày 4.9, Công an huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho biết, đơn vị đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông...

Cửa ngõ phía Tây TPHCM kẹt cứng tối cuối tuần

Cửa ngõ phía Tây TPHCM kẹt cứng tối cuối tuần

20:50 30/06/2024

Chiều tối 30/6, cửa ngõ phía Tây TPHCM xảy ra tình trạng kẹt xe. Các phương tiện nối đuôi kéo dài hàng cây số, và phải nhích từng chút qua khu vực thi công nút giao Quốc lộ 1 - cao tốc Bến Lức Long Thành.

Nhận hối lộ 500 triệu, Thẩm phán tòa Gia Lai Võ Đình Sớm bị khởi tố

Nhận hối lộ 500 triệu, Thẩm phán tòa Gia Lai Võ Đình Sớm bị khởi tố

14:20 15/08/2023

Ngày 15/8, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với ông Võ Đình Sớm, Thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai để điều tra về tội “Nhận hối lộ”, theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự. Thông tin vụ việc, ông T. nguyên đơn trong một vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất” có đơn tố giác ông Võ Đình Sớm, Thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai. Ông Sớm là người được phân công thụ lý, xét xử vụ án đã đòi ông T. phải đưa...

Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục

Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục

07:00 18/04/2024

Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.

Lật xe tải trên đèo Chẹn, chồng chết, vợ bị thương

Lật xe tải trên đèo Chẹn, chồng chết, vợ bị thương

14:20 16/11/2023

Sơn La - Một vụ lật xe vừa xảy ra trên con đèo hiểm trở ở huyện Bắc Yên khiến hai vợ chồng thương vong.

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT trong mùa tuyển sinh 2023

Thêm trường đại học công bố xét học bạ THPT trong mùa tuyển sinh 2023

18:30 11/03/2023

Báo Lao Động cập nhật danh sách các trường đại học, học viện xét học bạ THPT năm 2023, giúp quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Xe gắn logo ‘tập lái’ ra đường dịp nghỉ lễ coi chừng bị phạt nặng

Xe gắn logo ‘tập lái’ ra đường dịp nghỉ lễ coi chừng bị phạt nặng

12:00 28/04/2023

Công an Bình Dương thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm riêng đối với các phương tiện xe tập lái. Lực lượng chức năng sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đề phòng hệ lụy do xe tập lái gây ra.

Co loi xay ra
Co loi xay ra