Sông Mã bắt đầu chảy vào Thanh Hóa từ bản Tén Tằn, huyện Mường Lát rồi chảy qua nhiều huyện, thị của tỉnh Thanh Hóa. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ 3 ở Việt Nam. Vậy nhưng, nhiều năm qua, “cát tặc” ngang nhiên cắm vòi vào bãi sông hút cát khiến thay đổi dòng chảy, hủy hoại sinh kế, đe dọa tính mạng người dân trong khi đó chính quyền các cấp vẫn loay hoay tìm cách xử lý.
Đoạn sông nào cũng có “cát tặc”
Trong số báo trước, Lao Động đã đề cập tới tình trạng sạt ở bên bờ sông Mã đoạn qua huyện Vĩnh Lộc với bài “Sông Mã nổi giận”. Đó là giọt nước tràn ly, tăng thêm sự bức xúc của người dân vì thực tế, nhiều năm qua, không chỉ ở Vĩnh Lộc, nạn khai thác cát trái phép ở Thanh Hóa diễn ra triền miên, liên tục và luôn là điểm nóng.
Điểm lại một số vụ việc để thấy rõ hơn vấn nạn này. Năm 2021, tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, nạn hút cát trái phép diễn ra nhiều năm khiến hàng chục hécta đất nông nghiệp bị sạt trượt xuống lòng sông. Tình trạng sạt lở đến nay đang ngày càng nghiêm trọng khiến diện tích bãi bồi ven sông bị thu hẹp.
Nguyên nhân, theo người dân địa phương là do trên lòng sông Mã đoạn chảy qua xã Cẩm Vân có 3 mỏ cát hút rất nhiều, ngoài mốc giới dẫn đến bãi bồi bị sụt trượt ngày càng nghiêm trọng.
Xuôi xuống hạ nguồn, huyện Yên Định, Thiệu Hóa cũng là địa bàn hoạt động rầm rộ ngày đêm của “cát tặc”. Cát tặc có 2 dạng, một là dùng loại tàu không đăng ký, hút bất kỳ chỗ nào; loại thứ hai là những tàu có số của các đơn vị được cấp phép nhưng các chủ mỏ cát tận dụng tối đa việc khai thác phía ngoài ranh giới được cấp, khi lực lượng chức năng kiểm tra lại cho thuyền vào vị trí được cấp phép.
Đầu năm 2023, cơ quan chức năng đã xử phạt Công ty cổ phần Vĩnh An do khai thác ngoài vị trí mỏ số 62 ở xã Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa. Cũng trên địa bàn huyện này, cơ quan chức năng cũng đã xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Miền Trung vi phạm khi khai thác cát tại mỏ số 66. Việc khai thác vô tội vạ của đơn vị này đã khiến 3.115m2 đất bị sạt lở xuống sông Mã…
Xuôi xuống huyện Hoằng Hóa, nhiều năm qua, “cát tặc” vẫn ngày đêm lộng hành trên sông Mã. Năm nào cơ quan chức năng cũng bắt giữ, xử lý vài trường hợp nhưng đâu lại vào đó, năm sau việc khai thác cát trái phép càng nghiêm trọng hơn năm trước.
"Cát tặc" là ai?
Điều đáng nói là trong lúc bị báo chí chất vấn về nạn khai thác cát ở sông Mã, nhiều vị lãnh đạo địa phương lại trả lời rất vòng vo.
Năm 2021, khi đang làm Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, bà Nguyễn Thị Lan dù xác định tình trạng sạt lở bờ sông đã diễn ra nhiều năm nhưng nguyên nhân theo bà, sạt lở là do quy luật dòng chảy bên lở bên bồi, chứ chưa có căn cứ chứng minh do khai thác cát gây sạt lở. Thời điểm trên, ông Phạm Văn Hoành, Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản, Sở TNMT cũng khẳng định: "Chưa có cơ sở khẳng định do khai thác cát" (?!).
Ngay gần đây, với sự kiện sạt lở nghiêm trọng ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, ông Mai Xuân Tùng - Trưởng phòng TNMT huyện Vĩnh Lộc trả lời báo chí như không có chuyện gì, ông nói: “Việc sạt lở bờ sông là có nhưng chưa có dấu hiệu đe dọa tính mạng người dân. Đất bị sạt lở chỉ là đất bãi bồi, còn đất cơ bản của người dân thì chưa có sạt lở”.
Ông Phạm Văn Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hòa khẳng định với báo chí là khó có thể vây bắt được các đối tượng khai thác cát trái phép vì không có phương tiện và khi phát hiện thì tàu khai thác cát trái phép lại di chuyển sang địa bàn xã khác nên không thể bắt.
Còn ông Lê Xuân Thủy Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Thịnh, huyện Thiệu Hóa cũng cho hay, việc bắt các đối tượng là rất khó vì giáp ranh là xã Thiệu Quang, bờ bên kia là xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa nên khi lực lượng ra xử lý các đối tượng lại đẩy thuyền sang phía kia sông.
Nhiều vị lãnh đạo khác, như ông Hoàng Ngọc Dự - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa thì nói chung chung khi trả lời báo chí: "Huyện sẽ giao Phòng TNMT xuống kiểm tra thực tế để nắm bắt thực trạng, nếu phát hiện có tàu sang địa phận Hoằng Giang khai thác cát sẽ xử lý đúng quy định".
Về vấn nạn "cát tặc" ở Thanh Hóa, trả lời trên truyền thông, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT cho biết, việc cấp phép khai thác mỏ cát hiện nay là thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND tỉnh cũng là đơn vị giám sát việc khai thác có đúng giấy phép hay không. Theo ông Võ, cấp tỉnh phải trực tiếp ngăn chặn cát tặc chứ không phải bắt người dân ngay ngáy lo lắng việc lúc nào cát tặc đến và cầm đá ném để xua đuổi...
Tại diễn đàn HĐND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2017, ông Đào Trọng Quy - khi đó là GĐ Sở TNMT Thanh Hoá đã thừa nhận tình trạng khai thác cát trái phép đang diễn ra gây bức xúc trong dư luận. Nếu tiếp tục sẽ khai thác vào diện tích đất nông nghiệp, gây sạt lở.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cát tặc” lộng hành được ông Quy chỉ rõ là: “Có một thế lực ngầm điều hành các tàu không biển số khai thác cát. Có lợi ích nhóm ở đây”. Cũng theo vị giám đốc sở này, "các đối tượng khai thác cát trái phép là các đối tượng cá biệt trong xã hội”.
Đến thời điểm này, sau 6 năm, ông Quy đã về hưu nhưng những lời khẳng định của ông Quy vẫn cần các cơ quan chức năng ở Thanh Hoá phải làm rõ.
Bùi Trọng Thành, 30 tuổi, bị nghi là thủ phạm sát hại chị Nguyễn Thu Thanh, giấu xác trong bể nước bỏ hoang suốt 13 năm.
Hiện nay, trên nhiều tuyến phố lớn tại Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh rác thải sinh hoạt vương vãi, dồn ứ trên vỉa hè. Việc đổ rác bừa bãi, không đúng giờ quy định làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, gây mất mỹ quan đô thị.
Chiều 17/10, TP.HCM xảy ra mưa lớn cục bộ trên diện rộng kết hợp triều cường dâng cao làm nhiều tuyến đường ở Quận 7, huyện Bình Chánh và Nhà Bè bị ngập nặng, giao thông ùn tắc. Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, nhiều đoạn đường đại lộ Nguyễn Văn Linh (đoạn qua Quận 7 và huyện Bình Chánh) nước ngập lênh láng, phương tiện di chuyển khó khăn. Mưa lớn xảy ra vào giờ tan tầm nên tuyến đường Nguyễn Văn Linh ùn tắc kéo dài hơn 2 km. Chị Nguyễn Thị...
Tình hình trên Biển Đông và các vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là phải giữ vững môi trường hòa bình và ổn định.
Bạn đọc có email linhnhixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, hành vi bạo lực giữa người từng là cha nuôi,...
Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.
Dự án Đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi Yên Bái thi công qua địa phận xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra những vấn đề khi dự án lấn đường liên xã.
Chiều 14/5, thông tin tới cơ quan báo chí về tình hình 52 du khách nhập viện nghi do ngô độc thực phẩm ngày 13/5, đại diện Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện, tất cả du khách đã xuất viện. 'Rất may vụ việc không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của du khách. Cơ quan chức năng đã cho test thực phẩm du khách dùng, để tìm nguyên nhân vụ nghi ngộ độc trên', đại diện Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Thuận nói. Sở Thông...
Trại giam xuân Hà, Bộ Công an, đang truy tìm Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng, vừa trốn khỏi cơ sở đóng ở xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tối 6/12.