Cắt điện nước công trình vi phạm 'là không nhân văn'

15:20 27/11/2023

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, nếu quy định cắt điện nước công trình vi phạm, chủ đầu tư ít bị ảnh hưởng, trong khi người dân không làm sai lại phải chịu phạt.

"Như vậy là không nhân văn. Đây cũng là dùng biện pháp phi trật tự để duy trì trật tự", Phó đoàn Trà Vinh Thạch Phước Bình nói tại phiên thảo luận dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, sáng 27/11.

Điều 34 dự thảo luật quy định chính quyền các cấp TP Hà Nội được áp dụng biện pháp ngăn chặn và yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm là công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy nếu trước đó đã bị lập biên bản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo ông Thạch Phước Bình, biện pháp cưỡng chế này được quy định lần đầu trong Nghị định 180/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Sau đó, nhiều cơ quan đề nghị bổ sung nội dung vào Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, nhưng đã không được Quốc hội chấp thuận.

"Tôi cho rằng không nên quy định biện pháp này vào dự luật vì sẽ ảnh hưởng đến quyền cơ bản của con người, ảnh hưởng đến đời sống của người không vi phạm hành chính", ông nói.

Phó đoàn Trà Vinh nói các cơ sở sản xuất kinh doanh phải bảo đảm an toàn, vệ sinh cho người lao động, như buồng tắm, vệ sinh; phương tiện kỹ thuật y tế để sơ cứu, ứng cứu khi xảy ra sự cố kỹ thuật. Những công việc này cần sử dụng điện, nước. Do đó, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm mà bị cắt điện nước là vô hình chung đẩy người lao động ra khỏi sự bảo đảm nhu cầu tối thiểu này.

"Nếu cơ quan soạn thảo cho rằng cắt điện nước sẽ đình chỉ hoạt động cơ sở sản xuất kinh doanh thì sao không áp dụng trực tiếp hình thức này mà phải thông qua cắt điện nước", ông Bình nói, lo ngại một bộ phận nhà xưởng sẽ dồn người lao động vào khu vực không bị cắt điện nước khiến tình trạng ô nhiễm tiếp diễn, thậm chí có thể phát sinh tình trạng câu điện lậu gây nguy cơ cháy nổ.

Theo đại biểu Thạch Phước Bình, pháp luật hiện hành không thiếu biện pháp xử lý hữu hiệu đối với các vi phạm về xây dựng, ô nhiễm môi trường, như đình chỉ hoạt động có thời hạn. Nếu việc áp dụng các biện pháp này không có nhân lực thanh tra, kiểm tra, ông kiến nghị gia cố khâu tổ chức, thi hành pháp luật.

Có quan điểm ngược lại, đại biểu Tô Văn Tám (Thường trực Ủy ban Pháp luật) lại đồng tình với quy định này. Ông Tám cho rằng với đặc thù vị trí, vai trò, thủ đô tập trung một lượng rất lớn cư dân và khách du lịch nên có yêu cầu cao về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

"Biện pháp này chưa phù hợp áp dụng quy mô cả nước, nhưng với đặc điểm của thủ đô, quy chế mạnh và đặc thù như vậy để ngăn chặn vi phạm là phù hợp", đại biểu Tám nói.

Đại biểu Tô Văn Tám (Thường trực Ủy ban Pháp luật) tại nghị trường. Ảnh: Media Quốc hội

Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với đại biểu Thạch Phước Bình, cho rằng khi áp dụng các biện pháp cắt điện, nước phải đảm bảo không ảnh hưởng đến người dân có quyền và lợi ích liên quan. Ông đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét áp dụng biện pháp này với một số lĩnh vực đặc thù; áp dụng đối với cơ sở, công trình đã bị lập biên bản hoặc xử phạt rồi nhưng không chịu khắc phục.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết quy định xử phạt vi phạm hành chính không có hình thức yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ điện, nước ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm. Nếu quy định trong Luật Thủ đô như vậy, các biện pháp này không có cơ chế pháp lý cụ thể, không phù hợp Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hà Nội có thể được giao nhiều quyền hơn nhưng cũng không thể đưa ra cơ chế chưa có trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Biện pháp cắt điện, nước có thể ảnh hưởng nặng nề đến người dân sinh sống, tạm trú, thuê căn hộ trong các công trình vi phạm như chung cư, tòa nhà văn phòng cho thuê.

Bộ Công an cũng cho rằng cần nghiên cứu kỹ biện pháp ngăn chặn này và quy định cụ thể trong luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, các trường hợp áp dụng để có cơ sở triển khai, áp dụng trong thực tiễn.

Đầu tháng 9, báo cáo tình hình soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi, Hà Nội lý giải hình thức cắt điện nước với các công trình vi phạm trước đây được nêu trong Nghị định 180 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng năm 2003. Luật Xây dựng năm 2014 không còn quy định này nên gây khó khăn trong xử lý vi phạm tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội.

Dự kiến Luật Thủ đô sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến lần đầu, dự kiến sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.

Có thể bạn quan tâm
Yên Bái tri ân các chiến sĩ dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Yên Bái tri ân các chiến sĩ dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

21:30 25/04/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954-7.5.2024), ngày 25.4, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy đã thăm, tặng quà gia đình thân...

Miền Tây Chào Ngày Mới: Lê Tùng Vân ở Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố loạn luân

Miền Tây Chào Ngày Mới: Lê Tùng Vân ở Tịnh thất Bồng Lai bị khởi tố loạn luân

08:00 20/04/2024

Trình diễn đổ bánh xèo “siêu to khổng lồ” tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ; Vùng 5 Hải quân điều tàu cấp nước ngọt cho người dân Cà...

Khó tìm nơi làm tang lễ cho người lao động xa quê ở Bình Dương

Khó tìm nơi làm tang lễ cho người lao động xa quê ở Bình Dương

10:50 17/08/2024

Trong khi người dân không tìm được nơi tổ chức tang lễ cho người lao động xa quê qua đời, thì một số Nhà tang lễ tại Tân Uyên, Thủ...

Nạn xiệt cá lại rộ lên ở miền Tây, bắt được lại than nghèo kể khổ

Nạn xiệt cá lại rộ lên ở miền Tây, bắt được lại than nghèo kể khổ

11:00 11/10/2023

Sau thời gian tạm lắng, gần đây tình trạng dùng xung điện (xiệt cá) để bắt các loại thủy sản... ở miền Tây bùng phát trở lại.

Tham vấn môi trường dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II

Tham vấn môi trường dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng Áng II

05:30 18/06/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang công khai tham vấn cộng đồng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Nhà máy nhiệt điện BOT...

Những dự án nghìn tỷ đồng tạo dấu ấn ở Bình Dương

Những dự án nghìn tỷ đồng tạo dấu ấn ở Bình Dương

08:00 28/07/2024

Đó là những công trình trị giá nghìn tỷ đồng, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm của địa phương.

TP Hồ Chí Minh: Giải phóng mặt bằng, khởi công Vành đai 3 trước 30/6

TP Hồ Chí Minh: Giải phóng mặt bằng, khởi công Vành đai 3 trước 30/6

20:30 28/04/2023

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi yêu cầu trước ngày 30/6, lãnh đạo các địa phương có dự án Vành đai 3 đi qua phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để giải phóng mặt bằng đạt 80% diện tích.

Hội nghị Cấp cao ASEAN dự kiến đón 27 nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế

Hội nghị Cấp cao ASEAN dự kiến đón 27 nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế

17:10 13/08/2023

Hội nghị Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 diễn ra từ ngày 5-7/9 tới sẽ tiếp tục thảo luận về việc tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của khối nhằm ứng phó với các thách thức trong 20 năm tới.

Tạm thời đóng làn đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

Tạm thời đóng làn đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

18:00 27/04/2024

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ tạm thời đóng làn đường từ 7h - 18h giờ ngày 28/4 để phục vụ cho lễ khánh thành.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới