Hai du khách Bangladesh quyết định không sinh con và dành thời gian đặt chân đến 102 quốc gia, vùng lãnh thổ trong hơn 16 năm.
Shahariath Sarmin, 45 tuổi và Rezaul Bahar, 47 tuổi, kết hôn năm 2005 và chuyển đến bang Connecticut, Mỹ sinh sống. Hai vợ chồng bắt đầu đi du lịch 3 năm sau đó, tới Bahamas.
Cặp đôi cho biết không hối hận vì không sinh con mà dành thời gian, tiền bạc đi du lịch. Trong 16 năm họ đã đặt chân đến 7 lục địa, 102 quốc gia và dự định đến hết 195 đất nước.
Cặp đôi nói "không muốn có con để có thêm niềm vui trong cuộc sống" và quyết định không có con là "một điều đúng đắn" sau khi đã đặt chân đến nhiều nước. "Du lịch là một loại hạnh phúc đối với chúng tôi", người chồng nói về đam mê dịch chuyển của cả hai.
Bahar là kỹ sư, Sarmin làm tư vấn kinh doanh. Họ sử dụng phần lớn thời gian nghỉ phép hằng năm để đi du lịch. Mỗi năm hai vợ chồng thực hiện ít nhất 6-8 chuyến, chi tổng cộng hết nửa triệu USD cho những chuyến đi trong 16 năm.
"Chúng tôi đầu tư cho du lịch", người chồng chia sẻ.
Khi được hỏi về lý do đi du lịch quá nhiều, Bahar nói điều đó giúp họ "tiếp tục tiến về phía trước". Với người vợ, đi du lịch là quãng thời gian nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực công việc và nội trợ hàng ngày. "Quan trọng nhất là tôi đi du lịch cùng Bahar", Sarmin nói.
Một số địa điểm yêu thích họ cùng đến thăm là Nam Cực, Alaska, Mông Cổ, Ai Cập, Iceland, Kenya, Morrocco, Patagonia, Jordan, Chile và quần đảo Faroe. Người vợ thích bang Alaka, Mỹ, nhất vì "yên tĩnh" và Kenya vì cuộc sống hoang dã. Sarmin từng có cơ hội nhìn cận cảnh những loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara.
Bahar thích nhất Nam Cực. "Con người phải hiểu được sự rộng lớn. Mọi thứ đều hùng vĩ", nam du khách nói về Nam Cực. Họ cũng bị choáng ngợp khi đến Ai Cập, nơi mang lại cảm giác cho du khách như "quay ngược thời gian".
Nơi hai vợ chồng không thích đến là các thành phố lớn ngoại trừ Dubai, nơi mọi thứ đều "sáng bóng", bao gồm cả con người, văn hóa và các công trình kiến trúc. Năm nay, họ dự kiến thực hiện một chuyến đi tự phát vào tháng 3 và lên kế hoạch đến Bulgaria vào tháng 5.
Trong khi nhiều người cảm thấy mệt mỏi, jetlag khi đi du lịch, họ nói rằng "hiếm khi nghĩ đến chuyện ngủ mỗi lần ra nước ngoài". Việc đi du lịch thường xuyên đã trở thành lối sống của họ.
Bahar cho biết những người không đi du lịch đang "bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy thứ họ có thể thấy" và khuyến khích mọi người nếu có đủ năng lực về thể chất, tinh thần đi du lịch.
Anh Minh (Theo DM)
Phóng viên Tuổi Trẻ đã liên hệ với bác sĩ phụ trách chuyên môn của phòng khám Nam Việt. Và những câu trả lời rất bất ngờ.
Trong Chiến dịch Mùa hè xanh, Trường Đại học Vinh (Nghệ An) đã thành lập một đội tình nguyện quốc tế sang nước bạn Lào để hoạt động tình nguyện và dạy tiếng Việt cho cán bộ, người dân và các em học sinh bản địa.
Ngày 7/12, Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Kỹ năng lãnh đạo quản lý” và ra mắt Bộ tài liệu “Kỹ năng lãnh đạo, quản lý dành cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã”. Hội thảo đã khơi dậy tiềm năng, khát vọng vươn lên của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số và miền núi, tạo diễn đàn trao đổi về lãnh đạo, quản lý, về các rào cản giới mà phụ nữ gặp phải.
Những hình ảnh, câu chuyện về tình yêu của Bác Hồ dành cho thiếu nhi đã được các 'cựu thiếu nhi' Hà Nội kể đầy xúc động trong chương trình “Dấu son ngời”.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, di tích cầu Hiền Lương lịch sử đã xuống cấp trầm trọng. Ở phía dưới cầu, một thanh sắt liên kết giữa dầm ngang và giàn chủ bị rơi xuống một bên.
Bất chấp thách thức, phần lớn người dân ở Seoul được hỏi bày tỏ mong muốn tiếp tục sống một mình.
Chiều 28-9, VietPride TP.HCM 2024 diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Hàng trăm bạn trẻ, người nước ngoài diễu hành cùng cộng đồng LGBT+.
An Giang tổ chức lễ hội đua bò vùng Bảy Núi, biểu diễn mô tô địa hình đầu tiên tại miền Tây. Giải được phát sóng trực tiếp trên 3 đài truyền hình phía Nam.
Ông Lê Văn Phước - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời phản ánh của du khách bị ‘chặt chém’ khi đi du lịch hành hương.