Người đàn ông ở Sóc Trăng được đưa vào cấp cứu với dị vật là chiếc kéo dài 24 cm, đâm xuyên qua vùng cổ.
Ông L.V.H. (44 tuổi, trú tại Sóc Trăng) được bệnh viện địa phương chuyển đến cấp cứu trong tình trạng vết thương vùng cổ có dị vật là chiếc kéo kim loại dài 24cm, và vết thương thấu bụng khoảng 2cm.
Người nhà cho biết ông H. đã dùng kéo tự đâm vào bụng và cổ.
Ê kíp trực cấp cứu đã cho chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính, ghi nhận dị vật kim loại xuyên giữa cột sống ngực D1, vào sâu khoảng 10cm. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật và thám sát vết thương tủy sống.
Các bác sĩ tiến hành nội soi thực quản, thấy dọc theo ống thực quản không có tổn thương.
Đến vị trí kéo đâm xuyên vào thân sống ngực 1, ê kíp bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã tiến hành bóc tách, thấy đầu kéo nằm sát động mạch cảnh bên trái (đâm xuyên vào giữa thân đốt sống ngực 1 đến màng cứng), làm tổn thương màng cứng, rỉ ít dịch não tủy.
Các bác sĩ thực hiện xử lý tổn thương dưới kính hiển vi.
Cuộc vi phẫu thuật kéo dài 2 giờ 30 phút để xử lý rút dị vật và xử lý tổn thương thành công.
Tiếp theo ê kíp ngoại tổng hợp tiếp tục thực hiện phẫu thuật mở bụng để kiểm tra tổn thương vết thương thấu bụng, lau rửa ổ bụng...
Sau phẫu thuật, hiện ông H. đã tỉnh, tiếp xúc được; không sốt và không yếu liệt tay chân… đang được theo dõi chăm sóc phục hồi tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.
Theo bác sĩ Huỳnh Thống Em - giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, vùng cổ là nơi tập trung các bộ phận quan trọng: cột sống cổ, các mạch máu lớn, đường thở, thanh khí quản, nên tổn thương ở vùng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
“Khi gặp tổn thương vùng cổ, hoặc bị dị vật xuyên qua, việc sơ cứu rất quan trọng. Bệnh nhân cần được cố định vùng tổn thương, đảm bảo tư thế cột sống được thẳng theo đường sinh lý.
Trong quá trình vận chuyển đến cơ sở y tế, tốt nhất là nằm trên mặt phẳng có cố định hai bên cột sống. Nếu bị dị vật xuyên qua, không được tùy tiện rút dị vật tại hiện trường, sau sơ cứu cần chuyển ngay đến cơ sở y tế để được xử lý”, bác sĩ Thống Em khuyến cáo.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh có văn bản khẩn gửi Bệnh viện Giao thông vận tải và Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội sau phản ảnh tình trạng bát nháo trong khám sức khỏe để đi nước ngoài.
Từng bị bom Mỹ bắn phá năm 1972, đến nay, sau gần nửa thế kỉ, ngôi nhà số 4 Phạm Hồng Thái (quận Hồng Bàng, Hải Phòng ) đã xuống...
Người phụ nữ 33 tuổi mắc căn bệnh khó nói, phải đi xe máy suốt 9 giờ từ nhà đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám bệnh.
16 học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở hai huyện Krông Búk và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) hạnh phúc khi được nhận học bổng tiếp sức đường dài của báo Tiền Phong trong ngày khai giảng.
Trước những đòi hỏi thực tiễn, lần đầu tiên Hà Nội đã đặt ra vấn đề về vai trò, trách nhiệm của các nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Đánh dấu 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè, nhiều cựu chiến sĩ tình nguyện TP.HCM đã cùng rủ nhau tìm về mặt trận xưa, nơi họ một thời 'cùng ăn, cùng ở, cùng làm' với biết bao yêu thương, kỷ niệm.
Trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, Nguyễn Anh Nhi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành xét nghiệm.
Bác sĩ Mai Duy Tôn vừa được Hội Đột quỵ thế giới đề cử vào nhóm các cá nhân xuất sắc được vinh danh năm 2022 vì những đóng góp cho chuyên ngành đột quỵ của Việt Nam và thế giới.
Hàng trăm bức ảnh, trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam với những câu chuyện thú vị lần đầu được 'trưng bày' trên 'bảo tàng số,' góp phần quảng bá hình ảnh bản sắc văn hóa đa dạng nước nhà.