Sau khi huyện Long Thành phê duyệt giá đất, chiều 24-11, UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp tục phê duyệt giá đất để giải phóng mặt bằng làm dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo đó, chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã ký quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường ở dự án thành phần 1 (đoạn phường Phước Tân và phường Tam Phước), thuộc dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Cụ thể, giá đất ở tại phường Phước Tân cao nhất gần 26 triệu đồng/m2, thấp nhất là trên 2,6 triệu đồng/m2.
Đối với đất nông nghiệp, mức giá phê duyệt cao nhất gần 3,3 triệu đồng/m2, thấp nhất trên 1,4 triệu đồng/m2.
Tại phường Tam Phước, giá đất ở được phê duyệt cao nhất là 12,3 triệu đồng/m2, thấp nhất là gần 2,4 triệu đồng/m2.
Đối với đất nông nghiệp, mức giá phê duyệt cao nhất gần 2,7 triệu đồng/m2, thấp nhất gần 1,3 triệu đồng/m2.
Theo UBND TP Biên Hòa, diện tích đất định giá ở hai phường Phước Tân, Tam Phước để làm đoạn cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô trên 47ha. Việc phê duyệt giá đất ở, đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… dựa trên bảng giá đất do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành để áp dụng cho giai đoạn 2020-2024.
Liên quan đến dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, trước đó huyện Long Thành cũng đã phê duyệt giá đất ở dự án thành phần 1 (qua địa bàn xã An Phước, Long Đức, Lộc An, Long An và thị trấn Long Thành), thành phần 2 (đoạn qua xã Long An, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái và xã Tân Hiệp).
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có tổng chiều dài gần 54km, chia thành ba dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 và 2 đi qua địa bàn TP Biên Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với chiều dài hơn 34km.
Dự án qua địa bàn có khoảng 3.700 hộ dân ở địa bàn huyện Long Thành, TP Biên Hòa có đất thu hồi.
Ở dự án thành phần 1 (thu hồi trên 137ha) được giao cho UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, còn dự án thành phần 2 (thu hồi trên 151ha) cũng của tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được giao cho Ban quản lý dự án 85 của Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Ban quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai được giao chủ đầu tư hai tiểu dự án giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1, thành phần 2.
“Sự đoàn kết của toàn thể công đoàn viên trong bệnh viện là động lực to lớn để bản thân tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, chị Nguyễn...
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có liên quan đến công tác quản lý, khi cơ sở hoạt động vượt công suất trên 100%, nhưng thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện và xử lý được.
Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.063 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2022, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.
Chiều 28.10, Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) vừa cứu an toàn 3 người...
Liên quan đến vụ cướp tiệm vàng Bích Quý tại huyện Bàu Bàng (Bình Dương), Đại tá Trần Văn Chính cho hay, qua lời khai của 2 nghi phạm đã bị bắt giữ, các nghi phạm quen biết nhau qua mạng xã hội. Tất cả đều không có việc làm ổn định nên nảy ra ý định đi cướp. Vì mới chỉ trao đổi, gặp nhau vài lần nên nhóm người này không rõ về nơi ở của nhau. Trước khi thực hiện hành vi, nhóm này đã đi 2 xe máy đến một số tiệm vàng ở TP.HCM, Bình Dương khảo sát....
Tuổi trẻ An Giang và Hậu Giang triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thanh thiếu nhi và người dân hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương vùng biên giới.
Sáng 19/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trần Thị Hiền (49 tuổi, mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại dịp Tết 2019) về tội Mua bán trái phép chất ma túy. Tại phần xét hỏi, bị cáo Trần Thị Hiền tiếp tục kêu oan, đề nghị hoãn phiên tòa do vắng mặt tất cả các luật sư bào chữa cho mình và lý do sức khỏe không đảm bảo. Các luật sư của bà Hiền trước đó đều có đơn xin vắng mặt và đề nghị hoãn phiên...
Ngày 4/6, tỉnh Hà Giang và tỉnh Đồng Nai đã triển khai các quyết định về công tác cán bộ.
6 nữ nhân viên tại cơ sở massage Hoa Kiều bị nhốt trong gác lửng, có người giám sát, chỉ được ra ngoài khi phục vụ khách và nấu ăn.