Chiều 22/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (APGN-8).
Họp báo về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương (APGN 8) |
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hòa) |
Tham dự họp báo có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh; Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Wallace Baker.
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất”. Hội nghị dự kiến có khoảng 800 - 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự.
Phát biểu tại họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thông tin, Hội nghị quốc tế Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức luân phiên hai năm một lần tại một quốc gia tiêu biểu trong khu vực với mục tiêu chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng, phát triển danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu.
Năm 2022, tại Thái Lan, trước những đóng góp tích cực trong Mạng lưới, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam đã vinh dự được trao quyền đăng cai Hội nghị APGN-8. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Cao Bằng đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị. Đặc biệt, Hội nghị càng thêm ý nghĩa khi được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định, Hội nghị là sự kiện quan trọng để các thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nhà nghiên cứu, quản lý, các học giả từ các nước thành viên có cơ hội được gặp gỡ, kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng, vận hành và phát huy vai trò Công viên địa chất toàn cầu gắn với các mục tiêu phát triển bền vững.
Hội nghị APGN-8 không chỉ là sự kiện của riêng tỉnh Cao Bằng mà còn là ngày hội của các địa phương đang sở hữu danh hiệu UNESCO, qua đó góp phần định vị tỉnh miền núi Đông Bắc nói riêng, các địa phương của Việt Nam nói chung trên bản đồ di sản thế giới. Đây vừa là cơ hội để tăng cường kết nối hợp tác quốc tế, vừa là dịp quảng bá, đưa các địa phương Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam.
Họp báo về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương (APGN 8) |
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh, Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Cao Bằng. (Ảnh: Quang Hòa) |
Cũng theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Hội nghị sẽ truyền động lực mạnh mẽ, khích lệ các địa phương của Việt Nam nói riêng và các nước nói chung tham gia vào Mạng lưới để vừa bảo vệ ngôi nhà - Trái đất chung, vừa phát huy, tạo sinh kế cho người dân, góp phần làm đậm nét hơn thông điệp: Việt Nam là một đất nước văn minh, an toàn, tươi đẹp; văn hóa độc đáo, giàu truyền thống; phát triển năng động; con người thân thiện, mến khách; điểm đến đáng tin cậy để sinh sống, học tập, du lịch, đầu tư. Đây cũng là dịp để Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò thành viên tích cực, trách nhiệm và đóng góp thực chất vào các vấn đề chung của Tổ chức UNESCO.
Trên quan điểm của Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 là “lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp là trung tâm” và tinh thần mà Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn luôn nhấn mạnh đối với cán bộ ngoại giao là “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã luôn tích cực đồng hành và hỗ trợ tỉnh Cao Bằng nói riêng và các địa phương Việt Nam nói chung trên chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị của các danh hiệu được UNESCO công nhận.
Họp báo về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương (APGN 8) |
Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Quang Hòa) |
Đại diện địa phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh, Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Cao Bằng, là cơ hội để tỉnh học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng, phát huy giá trị mô hình Công viên địa chất với các nước trên thế giới; xúc tiến, quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch, miền đất và con người Cao Bằng tới đại biểu trong nước và quốc tế; góp phần tạo thương hiệu du lịch Cao Bằng, mở ra cho du lịch Cao Bằng nhiều cơ hội mới, tạo đột phá cho ngành du lịch địa phương, từng bước vững chắc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ông Hoàng Xuân Ánh đề nghị Bộ Ngoại giao thời gian tới tiếp tục định hướng, chỉ đạo, phối hợp chuẩn bị thật tốt các điều kiện để tổ chức thành công Hội nghị. Đồng thời, mong muốn các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tuyên truyền, đưa thông tin về các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị APGN-8.
Họp báo về Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương (APGN 8) |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi họp báo. (Ảnh: Quang Hòa) |
Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất toàn cầu thứ 5 của Đông Nam Á và thứ 2 của Việt Nam. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng hội tụ hơn 200 điểm di sản phản ánh lịch sử hình thành trên 500 triệu năm của Trái đất với diện tích hơn 3.683 km2 cùng 4 “tuyến đường trải nghiệm”. Tạp chí du lịch Insider của Mỹ đã bình chọn Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một trong 50 địa điểm có tầm nhìn ngoạn mục, nổi bật nhất trong những kỳ quan và phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn trên khắp thế giới. |
Cố Phó Thủ tướng Vũ Khoan (1937-2023) luôn dành tình cảm cho những người làm báo, đặc biệt là 'báo nhà' - báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao.
Ngày 18/2, phát biểu tại một sự kiện ở Đức, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan khẳng định, Yerevan không phải là đồng minh của Moscow trong vấn đề Ukraine.
Ngày 23/11, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhấn mạnh công tác chuẩn bị hậu cần trước diễn biến căng thẳng tại Đông Âu.
Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ cho biết cuộc không kích vào nhóm phiến quân Al-Shabaab được thực hiện vào ngày 26/5 nhằm hỗ trợ Chính phủ liên bang Somalia và Phái bộ chuyển tiếp của AU tại Somalia.
Chiến dịch Trump và Ủy ban Quốc gia Cộng hòa huy động được 141 triệu USD trong tháng 5, nhờ làn sóng ủng hộ ông sau phán quyết 'có tội'.
Người biểu tình phản đối chính phủ Israel tuần hành đến nhà Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đốt lửa trên con phố bên ngoài và kêu gọi ông từ chức.
Ngày 22/6, Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh tuyên bố, Israel đã tính toán sai lầm nghiêm trọng khi tiến hành cuộc tấn công nhằm vào tòa nhà lãnh sự của Iran ở thủ đô Damascus (Syria) hồi đầu tháng 4.
Quốc vương Jordan Abdullah II ngày 4/11 kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA) hoạt động trong khu vực.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.