Cảnh sát chống bạo động Ấn Độ bắn hơi cay vào đoàn nông dân đang lái máy kéo tiến về thủ đô để yêu cầu chính phủ đảm bảo giá nông sản.
Nông dân Ấn Độ tuần này phát động chiến dịch "Delhi Chalo" (Tiến về Delhi), gợi nhớ lại sự kiện hồi tháng 1/2021 khi lực lượng lao động này tiến về thủ đô trong khuôn khổ cuộc biểu tình kéo dài một năm.
Năm nay, đoàn máy kéo biểu tình của nông dân Ấn Độ bị giới chức ngăn cản bằng những hàng rào dây thép gai và các tấm bê tông. Nông dân Ấn Độ đang yêu cầu chính phủ ban hành luật nhằm đưa ra mức giá tối thiểu cho nông sản cùng những nhượng bộ khác, trong đó có miễn các khoản vay.
Cảnh sát Ấn Độ ngày 14/2 liên tục bắn đạn hơi cay về Shambhu, khu vực cách Delhi khoảng 200 km, để chặn nhóm nông dân biểu tình.
"Cảnh sát đối xử với chúng tôi như quân thù. Tất cả những gì chúng tôi muốn là tới Delhi và đòi quyền lợi cho bản thân, nhưng hơn 150 người chúng tôi đã bị thương", Mohan Singh, nông dân 65 tuổi ở quận Kapurthala, bang Punjab, nói.
Cảnh sát bang Haryana tối 13/2 cho biết nhóm biểu tình đã ném những viên đá lớn vào lực lượng này, khiến 24 sĩ quan bị thương.
Cảnh sát Ấn Độ lần đầu dùng hơi cay ngăn nhóm nông dân biểu tình vào hôm 13/2. Lực lượng này ngày 14/2 mạnh tay hơn, sử dụng cả máy bay không người lái để thả các hộp hơi cay từ trên không xuống, trong lúc nông dân đang dùng xe máy kéo để lôi các rào chắn đi.
"Chúng tôi đang chờ thủ lĩnh phát tín hiệu. Khi đó, chúng tôi sẽ đập tan mọi rào chắn", nông dân Santokh Singh, 65 tuổi, tới từ Ludhiana ở Punjab, nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo hội nông dân đã kêu gọi các thành viên kiềm chế. "Chúng ta sẽ thắng trận này và tiến về Delhi. Tuy nhiên, chúng ta không được mất bình tĩnh", một lãnh đạo hội nông dân Ấn Độ hét lớn.
Nông dân muốn chính quyền đưa ra mức đảm bảo giá tối thiểu đối với tất cả mặt hàng nông sản, đồng thời yêu cầu chính phủ thực hiện cam kết tăng gấp đôi thu nhập cho người làm nông nghiệp.
Hiện tại, chính phủ Ấn Độ bảo vệ các nhà sản xuất nông nghiệp bằng cách công bố giá thu mua tối thiểu vào đầu vụ gieo trồng, trong đó tính đến chi phí sản xuất. Tuy nhiên, biện pháp này mới chỉ áp dụng với một số loại cây trồng thiết yếu.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Arjun Munda cho biết "không thể vội vàng" đưa ra luật đảm bảo giá hỗ trợ tối thiểu cho nông sản. Ông nói rằng các cuộc đàm phán với công đoàn vẫn diễn ra, đồng thời kêu gọi người biểu tình nhận thức và cảnh giác về những kẻ đang tìm cách lợi dụng các cuộc biểu tình vì mục đích chính trị.
Nông dân Ấn Độ hồi tháng 11/2020 biểu tình hơn một năm phản đối dự luật cải cách nông nghiệp, đánh dấu thách thức lớn nhất với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi kể từ khi ông nắm quyền vào năm 2014. Ít nhất 700 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình khi đó. Tháng 11/2021, Thủ tướng Modi đã phải bãi bỏ dự luật gây tranh cãi.
Ngọc Ánh (Theo AFP)
Ngày 18-11, nghị sĩ Iran Mahmoud Nabavian kêu gọi Tehran thay đổi chính sách hạt nhân để có thể phát triển 'bất kỳ loại vũ khí nào tạo ra sự răn đe'.
Quân đội Israel thông báo Mohammed Deif, người đứng đầu cánh vũ trang của Hamas, đã thiệt mạng trong cuộc không kích tháng trước ở nam Gaza.
Trung Quốc cáo buộc các đối tác trong thỏa thuận an ninh AUKUS kích động chia rẽ và làm tăng nguy cơ phổ biến hạt nhân ở Nam Thái Bình Dương.
Ngày 1/7, Phó Giám đốc Trung tâm Hòa giải các bên đối lập tại Syria của Nga, ông Oleg Gurinov, cho biết các máy bay không người lái (UAV) của liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Syria đã vi phạm các quy định an toàn bay 315 lần trong tháng 6.
Ngày 24/4, phó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel xác nhận, Washington đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Liên minh nổi dậy Myanmar thông báo kiểm soát thị trấn Laukkai gần biên giới với Trung Quốc sau nhiều tuần giao tranh với quân đội.
Nữ hành khách người Ba Lan bị cáo buộc đe dọa đánh bom trên chuyến bay Thai VietJet từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok.
Trung Quốc cáo buộc Anh có những cáo buộc sai trái, 'kỳ thị bừa bãi' và bắt giữ tùy tiện đối với công dân nước này.
Ngày 8/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil, Đại sứ Bùi Văn Nghị đã có buổi gặp và làm việc với Đại sứ Raphael Azeredo, Chủ tịch Quỹ Alexandra de Gusmão (FUNAG).