Chuyên gia cảnh báo việc thí sinh đang 'đứng núi này trông núi nọ' tính đến việc bỏ nhập học sau khi trúng tuyển để xét tuyển lại sẽ gặp nhiều rủi ro.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất là 17h ngày 27-8, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Sau thời gian này nếu thí sinh không xác nhận nhập học coi như từ chối trúng tuyển.
Cán bộ tuyển sinh của các trường đại học cho hay những ngày qua, nhiều thí sinh, phụ huynh liên hệ để hỏi có thể không nhập học để xét tuyển lại ngành khác, trường khác.
Ông Lương Thanh (phụ huynh ở Gia Lai) có con đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ vào một trường đại học tư thục ở Đà Nẵng nhưng nay gia đình ông có ý định không nhập học nữa để đăng ký xét tuyển lại vào một trường đại học công lập ở TP.HCM.
"Con tôi tự tìm hiểu và đăng ký xét tuyển sớm vào một trường đại học tư ở Đà Nẵng do trường này giới thiệu sẽ trao học bổng lớn. Tuy nhiên, đến giờ người thân của chúng tôi ở TP.HCM bảo đăng ký xét tuyển lại vào đại học công lập ở TP.HCM. Cả tôi và con chưa biết tính sao", ông Thanh băn khoăn.
Trong khi đó, ông Lâm Quang (phụ huynh ở Quảng Ngãi) có con đã trúng tuyển ngành kinh tế ở một trường đại học công lập ở TP.HCM nhưng nay con ông lại không muốn học ngành này nữa dù đã xác nhận nhập học trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Thật ra nguyện vọng 1 của con tôi là muốn vào ngành công nghệ thông tin nhưng không đậu, rồi trúng vào nguyện vọng 4 ngành kinh tế. Giờ cháu tính không nhập học để chờ xét tuyển bổ sung vào ngành công nghệ thông tin", ông Quang chia sẻ.
TS Nguyễn Trung Nhân, trưởng phòng đào tạo Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 phải làm xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung. Bên cạnh đó, hiện nhiều trường yêu cầu thì sinh xác nhận nhập học trên website của trường. Sau đó mới đến trường làm thủ tục nhập học trực tiếp.
"Thí sinh đã trúng tuyển và đã xác nhận nhập học không được xét tuyển bổ sung, trừ các trường hợp được thủ trưởng cơ sở đào tạo cho phép không nhập học. Từ ngày 28-8 đến tháng 12-2024, thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của các trường, thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của trường (nếu trường xét tuyển bổ sung).
Chỉ những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 mới tiếp tục xét tuyển bổ sung. Thực tế, số trường công bố xét tuyển bổ sung đến thời điểm này không nhiều, hầu hết là các trường đại học tư thục. Một số trường công xét tuyển bổ sung với chỉ tiêu rất ít. Do đó, thí sinh cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định bỏ nhập học để xét tuyển lại", ông Nhân khuyên.
Bên cạnh đó, hiện nhiều thí sinh đang tỏ ra tiếc nuối khi ban đầu thích ngành các ngành "hot" nhưng không tự tin với mức điểm của mình, nên không dám đăng ký, nhưng khi có kết quả thấy điểm chuẩn thấp hơn dự đoán nên tính bỏ nhập học để đăng ký xét tuyển bổ sung.
"Em thực sự rất yêu thích ngành khoa học máy tính. Em nghe dự báo điểm chuẩn ngành này rất cao sợ không trúng tuyển nên không đăng ký, sau khi có điểm chuẩn thì mới biết mình dư 0,5 điểm. Nay em đã trúng tuyển ngành kỹ thuật điện tử của một trường công. Em có nên xét lại ngành khoa học máy tính ở trường khác?", thí sinh Mạnh Hùng (tỉnh Bình Dương) thắc mắc.
ThS Cù Xuân Tiến, trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cũng lưu ý: "Nếu thí sinh bỏ xác nhận nhập học thì phải đăng ký xét tuyển lại từ đầu vào các trường có xét tuyển bổ sung.
Tuy nhiên thí sinh cần hết sức lưu ý điểm trúng tuyển ở đợt xét tuyển bổ sung sẽ lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn đợt 1. Do vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định phù hợp. Thực sự xét tuyển bổ sung rủi ro rất cao vì số trường xét tuyển ít và chỉ tiêu còn lại không nhiều".
Liên quan đến thắc mắc của thí sinh, phụ huynh đã trúng tuyển vào một ngành nhưng có nguyện vọng muốn chuyển đổi ngành khác, PGS.TS Bùi Hoài Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết quy chế đào tạo trình độ đại học quy định rất rõ về việc này.
Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện: không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa…
Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu) trong cùng khóa tuyển sinh. Cơ sở đào tạo có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
"Tại Trường đại học Bách khoa sinh viên có thể học song ngành bằng ký đăng ký học trước một số môn của ngành khác. Thậm chí sau này học lên cao học có thể rẽ chuyên ngành hẹp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội lúc đó và sở thích cá nhân. Theo tôi, sinh viên không nhất thiết phải xin chuyển ngành", ông Thắng nhấn mạnh.
Sáng 25-2, một vụ cháy lớn tại bãi rác tự phát gần chợ Tân Hiệp (phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai) khiến 217 hộ dân mất điện.
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định phê chuẩn miễn nhiệm chức danh chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 với bà Nguyễn Hương Giang.
Hàng trăm phụ huynh cảm thấy 'chưa thỏa đáng' trước câu trả lời của lãnh đạo Phòng Giáo dục và đề nghị tạo điều kiện cho con cái họ được...
Quảng Ninh - Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, một cư dân chung cư Trần Hưng Đạo Plaza cho biết, 21h38 ngày 11.10, khi đang nghe điện thoại...
Ngày 8/2 (28 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước khi người lao động bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn kéo dài 7 ngày. Ghi nhận của PV VTC News lúc 8h20 cùng ngày, lượng phương tiện gia tăng trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao ở Hà Nội. Dòng ô tô xếp 2 - 3 hàng kéo dài nhiều cây số trên tuyến đường này. Tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra ở chiều hướng ra khỏi nội đô. Đoạn từ nút giao Đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng đến cầu Thanh...
Quảng Bình - Khi kiểm tra quán bar Angel Club, lực lượng chức năng đã phát hiện 29 người dương tính với ma túy.
Ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi thoái vị và nhà Thanh sụp đổ sau gần 300 năm tồn tại. Sau đó, nhiều quý tộc người Mãn Thanh vội vã thay tên đổi họ. Vì sao họ làm như vậy?
Nhà hàng nổi trên sông Nhật Lệ bị đứt dây neo sau đó sóng đánh trôi ra biển trong đêm. Rất may, 4 người trên nhà hàng được cứu thoát.
Chiều 22.9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thị sát hiện trường, thăm hỏi và tặng quà thân nhân các hộ gia đình có người thương vong sau...