Tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang với các động thái mới từ những người đứng đầu chính quyền hai miền.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên: Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra chỉ thị, Tổng thống Yoon Suk Yeol phản pháo. (Nguồn: KCNA) |
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tham dự kỳ họp thứ 10 của Quốc hội ngày 15/1. (Nguồn: KCNA) |
Sáng 16/1, Yonhap dẫn tin từ hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo, tại kỳ họp thứ 10 của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA - tức Quốc hội) khóa XIV của nước này diễn ra ngày 15/1, Bình Nhưỡng quyết định đóng cửa các cơ quan phụ trách vấn đề liên Triều.
Theo đó, Triều Tiên bãi bỏ hoạt động của hàng loạt cơ quan được thành lập để tạo điều kiện cho đối thoại liên Triều, triển khai các cuộc đàm phán và hợp tác song phương, gồm Ủy ban Tái thống nhất hòa bình, Cục Hợp tác kinh tế quốc gia và Cục Du lịch quốc tế Kumgangsan.
Tin liên quan |
Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM Tình hình bán đảo Triều Tiên: Thông điệp từ ICBM |
Ngoài ra, Chủ tịch nước này Kim Jong-un cũng kêu gọi sửa lại Hiến pháp, thực hiện các biện pháp pháp lý nhằm xác định lại mối quan hệ đối với Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, khẳng định, Bình Nhưỡng sẽ không công nhận đường biên giới trên biển thực tế giữa hai nước - Đường giới hạn phía Bắc (NLL), nhà lãnh đạo cảnh báo, chỉ cần Hàn Quốc xâm phạm dù chỉ 0,001 mm lãnh thổ, vùng trời và vùng biển Triều Tiên, đó sẽ bị coi là hành động khiêu khích.
Về phía Hàn Quốc, cùng ngày, Tổng thống nước này Yoon Suk Yeol cam kết sẽ trừng phạt Triều Tiên "mạnh gấp nhiều lần" trong trường hợp Bình Nhưỡng thực hiện hành động chống lại Seoul.
Cũng trong ngày 16/1, Hải quân Hàn Quốc cho biết, nước này tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm đa quốc gia Sea Dragon do Mỹ dẫn đầu ở vùng biển ngoài khơi đảo Guam, một trong những nỗ lực nhằm nâng cao khả năng chống lại các mối đe dọa dưới nước.
Hải quân Hàn Quốc sẽ triển khai khoảng 40 quân nhân và máy bay tuần tra biển P-3 cho cuộc tập trận Sea Dragon hàng năm, kéo dài từ 16-25/1, với sự tham gia của Ấn Độ, Australia và Nhật Bản.
Tài xế lái ô tô con liên tục lao vào đoàn người tập thể dục, khiến 35 người chết. Người này sau đó tìm cách trốn khỏi hiện trường và dùng dao cứa cổ bản thân.
Hungary hoan nghênh lập trường của Trung Quốc về sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được hòa bình để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine và hy vọng có sự hợp tác thành công theo hướng này.
Nhật Bản mỗi năm ghi nhận hàng nghìn jouhatsu, những người đột nhiên 'bốc hơi' không để lại dấu vết, cắt đứt mọi liên lạc xã hội.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 29/5 cho rằng Nga vẫn đang tìm cách 'phá hoại' hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp diễn ra tại Thuỵ Sỹ.
Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) ngày 7/4 cho biết Liban và Israel đều khẳng định “không muốn chiến tranh.”
Ngày 18/8, phong trào Hồi giáo Hamas cho rằng, đề xuất do Mỹ đưa ra mới đây có các yêu sách mới của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, do đó sẽ cản trở thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza
Nga nhập khẩu vũ khí qua Trung Á để né trừng phạt, Trung Quốc xây ụ tàu lớn ở căn cứ hải quân ở Campuchia, Ấn Độ hồi hương 39 quân nhân Myanmar... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Chính phủ Anh yêu cầu khoảng 6.000 cảnh sát chống bạo động trong trạng thái trực chiến để chuẩn bị ngăn chặn nguy cơ xảy ra biểu tình bạo loạn.
Ngày 6/11, Mỹ và Trung Quốc tổ chức đàm phán tại thủ đô Washington D.C về kiểm soát vũ khí hạt nhân, nhằm tăng cường niềm tin giữa hai bên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến vào tuần tới tại San Francisco, California.