Nga chỉ trích các quốc gia NATO không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.
Quân nhân Ukraine lái xe đến thị trấn Liubimovka, tỉnh Kursk, Nga, ngày 16/8. Ngày 6/8, Ukraine triển khai lực lượng lớn cùng xe tăng, thiết giáp tràn qua biên giới, tấn công tỉnh Kursk của Nga. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã chặn được đà tiến của đối phương tại 5 khu vực. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ |
Quân nhân Ukraine lái xe đến thị trấn Liubimovka, tỉnh Kursk, Nga, ngày 16/8. Trước đó, ngày 6/8, Ukraine triển khai lực lượng lớn cùng xe tăng, thiết giáp tràn qua biên giới, tấn công tỉnh Kursk của Nga. (Nguồn: The Guardian) |
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly ngày 1/11 tuyên bố Ukraine nên được phép sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Trả lời phỏng vấn đài Radio-Canada, Ngoại trưởng Joly nhấn mạnh: “Lập trường của Canada là chúng ta nên cho phép người Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga”.
Tin liên quan |
Hà Nội linh động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư, nơi ‘hạ cánh’ hấp dẫn của dòng vốn quốc tế Hà Nội linh động, sáng tạo cải thiện môi trường đầu tư, nơi ‘hạ cánh’ hấp dẫn của dòng vốn quốc tế |
Bà cho hay Canada sẽ tiếp tục khẳng định quan điểm này trong những cuộc trao đổi với các đồng minh và sẽ trình bày các lập luận củng cố lập trường của Ottawa.
Hồi giữa tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã công bố “Kế hoạch chiến thắng”. Một trong những điểm chính của kế hoạch này là gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với những cuộc tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga.
Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.
Ông Putin cảnh báo sự can dự trực tiếp của các nước phương Tây sẽ thay đổi bản chất của cuộc xung đột, và Moscow sẽ buộc phải đưa ra quyết định dựa trên các mối đe dọa chống lại nước Nga.
Trong diễn biến khác liên quan, cùng ngày 1/11, Na Uy công bố kế hoạch phân bổ kinh phí để mua vũ khí và phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu F-16 để hỗ trợ Ukraine.
Trong chuyến thăm Odessa ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram đã công bố kế hoạch viện trợ quân sự bổ sung cho Kiev, đặc biệt là công tác bảo trì phi đội F-16.
Theo Militarnyi, Na Uy dự kiến sẽ cung cấp 118,8 triệu USD tài trợ cho những kế hoạch này thông qua cơ chế JUMPSTART.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Gram đã ký một thỏa thuận khác với người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov Umerov, trong đó cho phép cung cấp vũ khí cho Kiev từ bên ngoài kho dự trữ hiện có của Oslo.
Hai bên cũng cam kết cải thiện dịch vụ y tế của Ukraine, đặc biệt là trong hoạt động điều trị phục hồi cho các thương, bệnh binh.
Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy được đưa ra ngay trước khi 6 chiến đấu cơ F-16 được bàn giao cho Ukraine, sớm hơn so với dự kiến ban đầu là cuối năm 2024.
Theo kế hoạch, đến cuối mùa Thu năm 2024, chính phủ Na Uy phải trình Quốc hội toàn bộ thông tin liên quan đến gói hỗ trợ tài chính mới dành cho Ukraine.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nhấn mạnh, thông tin này sẽ tạo điều kiện để Kiev tăng cường năng lực phòng không.
Các căn cứ quân sự tại Iraq và Syria, nơi liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu đồn trú, bị tập kích bằng UAV và rocket.
Iran bắt giữ 2 thủ lĩnh IS, cuộc đua giữa ông Trump và bà Harris đang thu hẹp, Lào tuyên bố tăng cường hợp tác thiết thực với Trung Quốc, Hà Lan và Đan Mạch chuyển 'hàng nóng' cho Ukraine… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU), Chủ tịch Ủy ban Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) Omar Alieu Touray cho biết ngày cuối cùng để Burkina Faso, Mali và Niger chính thức rút khỏi khối này là 29/1/2025, nhưng Ủy ban ECOWAS vẫn để ngỏ cho một cuộc đàm phán.
Chính quyền Seoul lên kế hoạch hỗ trợ người dân đông lạnh trứng để thúc đẩy tỷ lệ sinh, khi ngày càng nhiều người ngại lập gia đình, sinh con.
Úc sẽ tăng gấp đôi phí thị thực (visa) đối với du học sinh, trong nỗ lực nhằm hạn chế lượng người nhập cư đang lên mức kỷ lục.
Nhà Trắng cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt hậu quả nếu nước này cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Các hàng không Nga liên tiếp ghi nhận sự cố gần đây, làm dấy lên lo ngại về an toàn và tác động từ đòn trừng phạt của phương Tây.
Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết, chính phủ nước này sẽ không tiếc công sức để điều tra bằng được các hành vi phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).
Ngày 7/10, Thủ lĩnh phe đối lập Israel, Chủ tịch đảng Yesh Atid Yair Lapid kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu thành lập một “chính phủ khẩn cấp” để lãnh đạo đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này.