Ngày 4-7, bác sĩ Ông Huy Thanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ - cho biết bệnh viện đã tìm được nguồn cung cấp thuốc Immunoglobulin điều trị bệnh tay chân miệng nặng.
Trước đó tình hình nguồn cung cấp Immunoglobulin tại nhiều tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ gặp khó, do không tìm được đơn vị cung cấp từ nước ngoài trong khi số ca bệnh tay chân miệng nặng tăng cao.
Hiện tại, tình hình bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, số ca nhập viện điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh lên đến 119 ca, 15 trẻ bệnh tay chân miệng nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo bác sĩ Ông Huy Thanh, do là bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối của vùng, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ là nơi tiếp nhận bệnh nhi mắc tay chân miệng mức độ nặng đến từ các địa phương khác, nên số ca nặng khá nhiều, trong đó đã có 2 trẻ diễn biến nặng dẫn đến tử vong.
“Từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị trên 3.000 ca mắc tay chân miệng khám và điều trị. Số ca khám, nhập viện tăng liên tục khiến khu vực điều trị bệnh nhi tay chân miệng liên tục quá tải, gây khó khăn cho nhân viên y tế trong việc thăm khám và chăm sóc bệnh nhi”, bác sĩ Thanh nói.
Tại Đồng Tháp, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến nay ghi nhận 42 ổ dịch tay chân miệng, có 1.031 ca, trong đó chủ yếu là ở trẻ từ 3 tuổi trở xuống, 1 trường hợp tử vong.
Bệnh bắt đầu tăng nhanh từ cuối tháng 5 đến nay, cao hơn so với trung bình 3 năm từ 2018-2020.
Trong đó ghi nhận 655 ca mắc ở phân độ 1; 347 ca phân độ 2; phân độ lâm sàng nặng 2b là 17 ca, phân độ 3,4 là 12 ca. Theo đánh giá, số ca mắc phân độ nặng (2b, 3 và 4) tăng cao rất nhiều so với các tuần trước đó,
Ngành y tế cảnh báo các gia đình cần hết sức cảnh giác khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh, theo dõi sát nếu có 3 dấu hiệu sau cần đến bệnh viện ngay: sốt cao (trên 38,5 0 C) không đáp ứng với thuốc hạ sốt và kéo dài hơn 48 giờ.
Trẻ giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh, cần chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần xuất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Trẻ quấy khóc dai dẳng, cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi ngủ tiếp. Dấu hiệu này báo hiệu tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
bài viết cung cấp thông tin về ung thư hậu môn, một loại ung thư xảy ra ở ống hậu môn, phần dưới của hệ tiêu hóa. bài viết nêu các triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và tùy chọn điều trị của bệnh, cũng như các liên kết để tìm hiểu thêm và hỏi bác sĩ.
GS.Shuji Takiguchi, giám đốc Hội phẫu thuật nội soi Nhật Bản, đánh giá cao trình độ kỹ thuật phẫu thuật robot hiện đại của các bác sĩ Bệnh viện K.
Tóm tắt Một loại ung thư ảnh hưởng đến sản xuất và chức năng của các tế bào máu. Điều này gây sưng hạch bạch huyết, chảy máu cam tái phát, mệt mỏi, nhiễm trùng thường xuyên, giảm cân, chảy máu và đau xương. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các ...
Mới đây Bộ Y tế ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe.
bài viết cung cấp thông tin về ung thư bàng quang, một loại ung thư phổ biến, phát triển trong bàng quang tiết niệu. bài viết nêu lên các triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bệnh nhân. bài viết cũng có các liên kết đến các nguồn tham khảo khác.
Ngày 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 người bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.
Trước 2016, người dân vùng bãi sông Hồng thuộc huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ chỉ trồng được ngô, lạc, đỗ trên đất bãi.
5 năm trở lại đây trung bình mỗi năm ghi nhận 100 vụ ngộ độc thực phẩm, trong khi giai đoạn trước đó là 200 vụ/năm. 5 tháng đầu năm 2024 số vụ có giảm nhưng số mắc tăng và đều là những vụ lớn, vài trăm người mắc một vụ.
Một bệnh nhân bị lóc toàn bộ da đầu do máy cuốn sợi đã được các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phẫu thuật cấp cứu nối lại thành công.