Cần kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí

09:30 05/12/2023

Nhiều ngày qua Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức cao. Ở Bắc Ninh thậm chí còn ở mức nguy hại.

Đường phố Hà Nội vào sáng sớm với bầu không khí mù mờ và kết quả quan trắc xấu - Ảnh: DANH KHANG

Nhiều ngày qua, trạm quan trắc chất lượng không khí đặt ở trụ sở UBND xã Đại Đồng (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) luôn có kết quả chất lượng không khí ở ngưỡng xấu, rất xấu và nguy hại.

Để cải thiện, nâng cao chất lượng không khí phải kiểm soát nguồn thải. Việc này không phải một sớm một chiều, tuy nhiên thực tế cho thấy trong những năm qua chúng ta làm ít quá...
TS Hoàng Dương Tùng (chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam)

Đeo khẩu trang thường xuyên tránh bụi mịn

Để phòng tránh bụi mịn PM2.5 (nhỏ bằng 1/30 sợi tóc), mỗi khi ra đường người dân Tiên Du, Bắc Ninh thường trực khẩu trang.

Bà Đào Thị Lan (68 tuổi, thôn Đại Huy, xã Đại Đồng) cho biết: "Những ngày này, tôi hay bị ho, ra đường là phải đeo khẩu trang.

  • Hà Nội ô nhiễm không khí: Mùa đông có phải nguyên nhân?ĐỌC NGAY

  • Chất lượng không khí Hà Nội tiếp tục xấu, ô nhiễm thứ 3 thế giớiĐỌC NGAY

Ngày nào chất lượng không khí được cảnh báo ở mức nguy hại tôi cảm thấy khó thở. Mong muốn cơ quan chức năng quyết liệt cùng vào cuộc, tìm giải pháp để cải thiện không khí tốt hơn".

Tại trạm quan trắc ở số 556 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội) nhiều ngày cũng ghi nhận chất lượng không khí ở mức rất xấu. Không chỉ các quận nội thành mà ngoại thành cũng mịt mờ trong sương, bụi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho biết UBND TP Hà Nội đã giao UBND các quận, huyện có trách nhiệm đánh giá nguồn phát thải để tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng không khí.

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Hà Nội như tình trạng đốt rác thải sinh hoạt tự phát, thi công hạ tầng kỹ thuật và mật độ giao thông gia tăng vào cuối năm.

"Nhờ các giải pháp đồng bộ nên tình trạng đốt rơm rạ, đun nấu bằng than tổ ong đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, theo tôi phải có các giải pháp dài hơi hơn để có kết quả khả quan trong việc giảm ô nhiễm không khí", vị này nói.

Kiểm soát nguồn thải

Ngày 4-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - nêu giải pháp giải quyết ô nhiễm không khí ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc là buộc phải kiểm soát nguồn thải.

Theo ông Tùng, nguồn thải dẫn đến ô nhiễm không khí đến từ các cơ sở sản xuất, làng tái chế (kim loại, nhựa, giấy...), cuối năm xe đông, nhiều công trình xây dựng, việc đốt than, đốt rác (đặc biệt là ở các huyện ngoại thành Hà Nội)... là nguyên nhân gia tăng, phát tán bụi mịn.

TIN LIÊN QUAN
  • Bầu trời Hà Nội mù đặc, ô nhiễm không khí tệ thứ 2 thế giới

  • Bãi tập kết nhớt thải gây ô nhiễm khu dân cư, chính quyền không biết?

"Kiểm soát khí thải phức tạp hơn nhiều so với kiểm soát chất thải xả ra môi trường nước, đất. Cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các ống khói của nhà máy, làng nghề.

Cần tuyên truyền để người dân không đốt rác tự phát. Kiểm soát khí thải phương tiện giao thông và đầu tư thêm các trạm quan trắc ở các địa phương...", ông Tùng nói.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng mới ban hành văn bản đề nghị sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương triển khai giải pháp nhằm kiểm soát các hoạt động phát sinh khí thải, bụi.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, chất lượng không khí tại nhiều điểm thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy ô nhiễm bụi trong không khí đang có diễn biến xấu.

Thời tiết giao mùa nhiệt độ, độ ẩm chênh lệch ngày và đêm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt... cũng góp phần ảnh hưởng khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Đặng Kim Chi, phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, có ý kiến:

"Hiện nay nguồn thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt ở đô thị, nông thôn, trong đó có tình trạng đốt rác thải tự phát đã sinh ra các loại khí, bụi độc hại. Tình trạng đốt rơm rạ trong những năm qua đã giảm nhiều nhưng vẫn còn, gây ô nhiễm cả một khu vực rộng lớn.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong khâu thu gom, tập kết, xử lý và nâng cao ý thức của từng người dân để góp phần giảm ô nhiễm không khí".

Cần phòng tránh bụi mịn ra sao?

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, trưởng khoa bệnh phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi trung ương, những hạt bụi có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp qua không khí, đi vào phổi. Khi không khí bị ô nhiễm, có nhiều bụi nhỏ, hạt bụi càng nhỏ sẽ càng đi sâu vào cơ thể hơn.

Tại những môi trường đô thị với mật độ giao thông đông sẽ khiến lượng bụi hữu cơ nhiều hơn. Việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, sản sinh ra các tạp chất phát tán ra môi trường như cacbon, nitơ, lưu huỳnh... rất độc hại. Những hạt bụi này có kích thước nhỏ và chứa nhiều hợp chất hóa học, lơ lửng trong không khí.

"Những chất này khi vào cơ thể nhẹ thì gây kích ứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng có thể khiến con người có phản ứng ho, khạc đờm kéo dài, thậm chí khó thở.

Đặc biệt, ở những người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính ở phổi như viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, làm nặng thêm vấn đề tim mạch. Sống trong môi trường ô nhiễm không khí kéo dài còn gây các rối loạn tắc nghẽn", bác sĩ Hồng nêu.

Bác sĩ Hồng cho biết thêm trong môi trường ô nhiễm, những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hoặc các bệnh nền mạn tính đều có thể khiến bệnh nặng thêm hoặc dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, trong thời điểm môi trường ô nhiễm, những người này hạn chế đi ra đường. Trong trường hợp bắt buộc phải ra đường cần chú ý đeo khẩu trang.

Những người bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, hô hấp hoặc người có sẵn bệnh nền nếu thấy bất cứ triệu chứng ho, khó thở tăng lên, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

TP.HCM sẽ có 57 điểm quan trắc ô nhiễm không khí

Những ngày gần đây, vào sáng sớm đến trưa bầu trời tại TP.HCM xuất hiện lớp sương mù khiến tầm nhìn hạn chế.

Lớp mù này được chuyên gia khẳng định có tồn tại chất ô nhiễm khói, bụi gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay thông tin về kết quả quan trắc chất lượng môi trường TP.HCM còn chậm.

Nhận định về chất lượng không khí tại TP.HCM những ngày qua, bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết không khí TP.HCM đang bị ô nhiễm do khói, bụi nhưng không quá nặng như Hà Nội.

Hiện tượng mù ở TP.HCM là mù khô và sương mù hỗn hợp với điểm chung là đều chứa các hạt lơ lửng gồm bụi, khói... và không bị khuếch tán lên cao do gió yếu. Ngoài cản trở tầm nhìn, lớp mù trên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, gây ra các bệnh về hô hấp, đau họng, cay mắt...

Bầu không khí ô nhiễm nhưng hiện tại thông tin về chất lượng môi trường tại TP.HCM khá "mù mờ". Trước đây Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thường đăng tải thông tin chất lượng nước, không khí theo chu kỳ nửa tháng và một tháng. Từ tháng 5-2023 đến nay bảng tin này không được cập nhật nữa.

Về vấn đề này, phía sở cho biết do gặp một số vướng mắc nên thông tin bị chậm. Sở này khẳng định sẽ đăng tải trở lại thông tin quan trắc về môi trường cho người dân được biết trong những ngày tới.

Được biết, hiện nay TP.HCM chưa có quan trắc tự động nên vẫn làm thủ công. Nhược điểm của cách làm thủ công là sẽ có kết quả chậm. Vậy về lâu dài TP.HCM sẽ giải quyết bài toán này như thế nào?

Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết phương án đã được thực hiện gần đây là đầu tư xây dựng Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường có đầy đủ phòng chức năng (thí nghiệm, quan sát, tiếp nhận số liệu trực tuyến...).

"Trung tâm này có vốn đầu tư khoảng 78 tỉ đồng. Trụ sở có phòng thí nghiệm, các cơ quan chuyên môn của trung tâm tập trung tại chỗ và liên thông với nhau thì công việc sẽ nhanh hơn", ông Thắng nói.

TP.HCM đang đầu tư nâng cao năng lực quan trắc. Theo lộ trình, khoảng năm 2025 sẽ khởi công xây dựng các trạm quan trắc tự động trên toàn địa bàn TP, cụ thể là 57 điểm, vị trí quan trắc.

Có thể bạn quan tâm
Tạm giữ nhân viên nhà bếp nghi bỏ độc vào thức ăn của học sinh ở Sơn La

Tạm giữ nhân viên nhà bếp nghi bỏ độc vào thức ăn của học sinh ở Sơn La

22:10 26/09/2023

Chiều 26/9, lãnh đạo Viện kiểm soát nhân dân (VKSND) tỉnh Sơn La cho biết, Công an huyện Mai Sơn ra quyết định tạm giữ hình sự đối với H.T.T (trú tại huyện Mai Sơn) là nhân viên bếp ăn của Trường THPT Chu Văn Thịnh (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn) về hành vi gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Quyết định tạm giữ hình sự đối với H.T.T được VKSND cùng cấp phê chuẩn. Vị lãnh đạo VKSND tỉnh Sơn La cho biết thêm, bà T. là vợ của nguyên Hiệu trưởng...

Khánh thành nhà công vụ cho giáo viên ở miền núi tỉnh Quảng Trị

Khánh thành nhà công vụ cho giáo viên ở miền núi tỉnh Quảng Trị

17:20 23/09/2023

Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị vừa khánh thành, bàn giao nhà ở công vụ cho giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và...

Bắt hai kẻ tấn công cảnh sát để giải vây cho đối tượng bị truy nã

Bắt hai kẻ tấn công cảnh sát để giải vây cho đối tượng bị truy nã

20:40 22/06/2024

Trong lúc công an đang bắt đối tượng truy nã thì Trọng và Hùng sử dụng hung khí chống trả để giải vây cho đồng bọn...

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, thanh niên ở Quảng Nam cầm dao chém bạn

Mâu thuẫn trên bàn nhậu, thanh niên ở Quảng Nam cầm dao chém bạn

11:10 13/04/2024

Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với Lê Kim Tính (SN 1993, thường trú thôn Đông Bình, xã Tam Giang, huyện Núi Thành) về hành vi cố ý gây thương tích. Theo hồ sơ vụ việc, sau khi nhậu cùng nhau tại nhiều địa điểm, khoảng 18h ngày 2/2, Lê Kim Tính rủ Lương Thanh Triều về nhà của Tính nhậu tiếp....

Đắk Lắk lập 21 tổ CSGT xử nghiêm các phương tiện vi phạm an toàn giao thông

Đắk Lắk lập 21 tổ CSGT xử nghiêm các phương tiện vi phạm an toàn giao thông

16:40 10/10/2023

Đắk Lắk - Trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk làm nghiêm theo quy định, tuyệt đối không...

Bất ngờ với những sáng tạo của học sinh sau khi đọc sách

Bất ngờ với những sáng tạo của học sinh sau khi đọc sách

06:40 07/03/2024

Sau khi đọc sách, các học sinh đã thực hiện nhiều sản phẩm sáng tạo đến không ngờ.

Bị đập ly bia vào mặt, người đàn ông đâm một người tử vong tại quán nhậu

Bị đập ly bia vào mặt, người đàn ông đâm một người tử vong tại quán nhậu

18:20 19/08/2023

Chiều 19/8, Cơ quan CSĐT Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết đang tạm giữ nghi can Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) để điều tra hành vi đâm chết người. Khoảng 23h ngày 18/8, nhóm thanh niên ăn nhậu tại khu vực chợ Ga (thuộc đường Đỗ Tấn Phong, phường 9, quận Phú Nhuận). Lúc này, nam thanh niên tên Bình (25 tuổi) mâu thuẫn với Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) dẫn đến xô xát. Trong lúc xảy ra mâu thuẫn, Bình cầm ly...

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam bị khởi tố

Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam bị khởi tố

13:30 23/06/2024

Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch Tập đoàn Asanzo, bị cáo buộc chỉ đạo ký các hợp đồng với đối tác không xuất hóa đơn, để ngoài sổ sách, trốn thuế gần 15,7 tỷ đồng.

Cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố bị tuyên án 1 năm tù

Cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố bị tuyên án 1 năm tù

12:00 22/02/2023

TPHCM - Trưa 22.2, TAND TP.HCM sau quá trình xét xử đã tuyên phạt cựu thiếu tá, điều tra viên sơ cấp thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TPHCM Nguyễn...

Co loi xay ra
Co loi xay ra